You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP THI CUỐI KÌ I

Câu 1: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:
A. A, U, G, X B. A, T, G, X C. A, D, R, T D. U, R, D, X
Câu 2: Đơn vị cấu tạo nên ADN là:
A. Axit ribônuclêic B. Axit đêôxiribônuclêic C. Axit amin D. Nuclêôtit
Câu 3. Kí hiệu nào sau đây chỉ cặp bố mẹ xuất phát ?
A. F1 B. G C. P D. x
Câu 4. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ
có kiểu gen đồng hợp tử trội?
A. AA x AA B. Aa x Aa C. Aa x aa D. AA x Aa
Câu 5: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
A. 1200 nuclêôtit B. 2400 nuclêôtit C. 3600 nuclêôtit. D. 3120 nuclêôtit.
Câu 6.Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử ab
chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 50% B. 12,5% C. 75% D. 25%
Câu 7: Chức năng của ADN là:
A. Mang thông tin di truyền B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
C. Truyền thông tin di truyền D. Mang và truyền thông tin di truyền
Câu 8. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu?
A. Bên ngoài tế bào B. Trong các bào quan
C. Trong nhân tế bào D. Trên màng tế bào
Câu 9: Sự tạo thành chuỗi axit amin diễn ra theo nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc bổ sung B. Nguyên tắc khuôn mẫu
C. Nguyên tắc bán bảo toàn D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu
Câu 10.Thành phần hoá học của NST bao gồm những gì?
A. Phân tử Prôtêin B. Phân tử ADN và Prôtêin loại histon
C. Phân tử ADN D. Axit và bazơ
Câu 11. Nhiễm sắc thể đính vào sợi tơ vô sắc tại vị trí nào?
A. Tâm động B. Eo thứ 2
C. Hai cánh của NST D. Đầu mút NST
Câu 12: Tương quan về số lượng axit amin và nucleotit của mARN khi ở trong riboxom là:
A. 3 nucleotit ứng với 1 axit amin B. 1 nucleotit ứng với 3 axit amin
C. 2 nucleotit ứng với 1 axit amin D. 1 nucleotit ứng với 2 axit amin
Câu 13.Ở những loài sinh sản hữu tính trong quá trình phát sinh giao tử cái, mỗi noãn bào
bậc I qua giảm phân cho ra kết quả cuối cùng là gì?
A. 1 trứng và 3 thể cực B. 2 trứng và 2 thể cực
C. 3 trứng và 1 thể cực D. 1 trứng và 1 thể cực
Câu 14. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế
bào đó có bao nhiêu NST đơn ?
A. 2 B.4 C.8 D.16
Câu 15: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và prôtêin là:
A. Là đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
B. Có kích thước và khối lượng bằng nhau
C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit
D. Đều được cấu tạo từ các axit amin
Câu 16. Tham gia vào cấu trúc của ADN có các đơn phân nào sau đây ?
A. Ađênin (A), timin (T), xitôzin (X) và uraxin (U).
B. Guanin (G), xitôzin (X), ađênin (A), uraxin (U).
C. Ađênin (A), timin (T), uraxin (U), guanin (G).
D. Ađênin (A), timin (T), guanin (G), xitôzin (X).
Câu 17: Điều nào dưới dây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen
B. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
C. Đột biến gen là nguyên nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá
D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
Câu 18. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tổng hợp phân tử ARN là gì?
A. A liên kết với T, G liên kết với X.
B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
C. A liên kết U, G liên kết với X.
D. A liên kết X, G liên kết với T.
Câu 19: Quá trình tự nhân đôi AND xảy ra ở:
A. bên ngoài tế bào. B. bên ngoài nhân.
C. trong nhân tế bào D. trên màng tế bào.
Câu 20: Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân?
A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau và kì cuối
Câu 21: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:
A. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ
B. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
C. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ
D. Có nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
Câu 22. tARN có vai trò gì ?
A. Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.
B. Vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.
C. Tham gia cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin.
D. Lưu giữ thông tin di truyền.
Câu 23: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:
A. C, H, O, Na, S B. C, H, O, N, P C. C, H, O, P D. C, H, N, P, Mg
Câu 24. Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin là gì?
A. Glucôzơ. B. Axit amin. C. Nuclêôtit. D. Vitamin.
Câu 25: ARN được tổng hợp theo mấy nguyên tắc? Đó là những nguyên tắc nào?
A. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu
B. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
C. 2 nguyên tắc: nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn
D. 3 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn
Câu 26. Một đoạn của phân tử mARN có trình tự sắp xếp các nuclêôtit :
UXGXXUUAUXAUGGU
khi tổng hợp chuỗi axit amin thì cần môi trường tế bào cung cấp bao nhiêu axit amin ?
A. 3 axit amin. B. 5 axit amin. C. 4 axit amin. D. 6 axit amin.
Câu 27: Loại ARN nào dưới đây có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein
cần tổng hợp?
A. tARN B. mARN C. rARN D. Cả ba loại ARN
Câu 28: Một đoạn gen có cấu trúc như sau:
Mạch 1: A - X - T - X - G
Mạch 2: T - G - A - G - X
Giả sử mạch 2 là mạch khuôn mẫu tổng hợp ARN. Đoạn mạch ARN nào dưới đây là phù
hợp?
A. A - X - T - X – G B. A - X - U - X - G
C. T - G - A - G – X D. U - G - A - G - X
Câu 29.Quá trình nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng gì?
A. Đảm bảo sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ.
B. Sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN và duy trì tính
chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN qua các thế hệ.
C. Góp phần tạo nên sự ổn định thông tin di truyền qua các thế hệ.
D. Góp phần tạo nên cấu trúc 2 mạch của ADN.
Câu 30: Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến NSt. Đó là
dạng nào?
A. Lặp đoạn B. Mất đoạn C. Đảo đoạn D. Chuyển đoạn
Câu 31. Chức năng không có ở phân tử prôtêin là gì?
A. Cấu trúc. B. Điều hoà quá trình trao đổi chất.
C. Xúc tác quá trình trao đổi chất. D. Truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 32: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm
thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống?
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 33 .Gen và phân tử prôtêin phải có mối quan hệ với nhau qua một dạng cấu trúc trung
gian là gì?
A. tARN. B. mARN. C. rARN. D. enzim.
Câu 34: Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng:
A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
Câu 35: Thể không nhiễm là thể mà trong tế bào:
A. Không còn chứa bất kì NST nào B. Không có NST giới tính, chỉ có NST thường
C. Không có NST thường, chỉ có NST giới tính D. Thiểu hẳn một cặp NST nào đó
Câu 36. Đoạn gen dưới đây thuộc loại đột biến nào?

A. Mất 1 cặp nu B. Thêm 1 cặp nu


C. Thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác D. Đổi chỗ 2 cặp nu
Câu 37: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của phân tử ARN là:
A. Cấu tạo 2 mạch xoắn song song
B. Cấu tạo bằng 2 mạch thẳng
C. Kích thước và khối lượng nhỏ hơn so với phân tử ADN
D. Gồm có 4 loại đơn phân là A, T, G, X
Câu 38. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen luôn có hại cho cơ thể sinh vật
B. Đột biến gen có 4 dạng: Mất cặp nu, thêm cặp nu, thay cặp nu, chuyển cặp nu
C. Trong các dạng đột biến gen, thì đột biến mất cặp nu thường gây hậu quả nghiêm trọng.
D. Đột biến thêm cặp nu luôn làm cho cơ thể sinh vật có kích thước lớn, tăng sức chống chịu
Câu 39: Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở:
A. Trong nhân tế bào B. Trên phân tử ADN
C. Trên màng tế bào D. Tại ribôxôm của tế bào chất
Câu 40. Một cơ thể bị đột biến số lượng NST có kí hiệu bộ NST 2n-1. Cơ thể trên thuộc loại
đột biến nào?
A. Thêm 1 chiếc NST B. Mất 1 chiếc NST
C. Mất 1 cặp NST D. Mất 1 đoạn NST
Câu 41. Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là?
A. Đột biến gen B. Biến dị tổ hợp C. Đột biến NST D. Thường biến
Câu 42: Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội, dạng (2n – 1)?
A. Hội chứng Tơcnơ B. Hội chứng Claiphentơ
C. Ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé. D. Hội chứng Đao.
Câu 43. Tác nhân gây đột biến nhân tạo nào sau đây thuộc tác nhân vật lí?
A. Sốc nhiệt B. Dùng mêtylurê C. Dùng Côsixin D. virut
Câu 44. Thể dị bội có thể tìm thấy ở loài nào trong các loài dưới đây?
A. Ruồi giấm B. Đậu hà lan C. Người D. Cả 3 loài trên
Câu 45. Bộ NST của người bị bệnh Đao thuộc dạng nào dưới đây ?
A. 2n – 1 B . 2n + 1 C . 2n + 2 D . 2n – 2
Câu 46: Nguyên nhân gây ra thường biến là:
A. Tác động trực tiếp của môi trường sống
B. Biến đổi đột ngột trên phân tử ADN
C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST
D. Thay đổi trật tự các cặp nucleotit trên gen
Câu 47: Thường biến xảy ra mang tính chất:
A. Riêng lẻ, cá thể và không xác định
B. Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau
C. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh
D. Chỉ đôi lúc mới di truyền
Câu 48. Cơ thể 4n được tạo thành do dạng biến dị nào sau đây?
A. Đột biến dị bội thể. B. Đột biến đa bội thể. C. Đột biến gen. D. Thường biến.
Câu 49: Biểu hiện nào dưới đây là của thường biến?
A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21
B. Bệnh đao do thừa 1 NST số 21 ở người
C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính
D. Sự biến đổi màu hoa theo pH của đất
Câu 50. Bệnh di truyền nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây ra?
A.Bệnh bạch tạng , bệnh câm điếc bẩm sinh B. Bệnh đao , Tớc nơ
C. Bệnh Tớc nơ, Bệnh Bạch tạng D. Bệnh ung thư máu , Tớc

Câu 51. Loại đột biến nào không làm thay đổi chiều dài của gen?
A. Mất 1 cặp nu B. Chuyển cặp nu
C. Thêm 1 cặp nu D. Thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác
Câu 52: Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có:
A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc
B. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc
C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc
D. Có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc
Câu 53. Một loài sinh vật có 2n=8. Bộ nhiễm sắc thể của thể tam bội (3n) chứa số NST là?
A. 9 B. 10 C. 11 D. 12
Câu 54: Biến dị nào sau đây không di truyền được?
A. Đột biến gen B. Đột biến NST C. Thường biến D. Biến dị tổ hợp
Câu 55: Vai trò của thường biến là:
A. Biến đổi cá thể
B. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường
C. Di truyền cho đời sau
D. Thay đổi kiểu gen của cơ thể
Câu 56: Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là:
A. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ
B. Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ
C. Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ
D. Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ
Câu 57: Một gen có chiều dài 3570 Å. Hãy tính số chu kì xoắn của gen.
A. 210 B. 119 C. 105 D. 238
Câu 58: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả:
A. A = X, G = T B. A + T = G + X
C. A + G = T + X D. A + X + T = X + T + G
Câu 59: Một phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là 1200, biết loại T = 200. Vậy số nuclêôtit
loại X là bao nhiêu?
A. X = 1.000 B. X = 500 C. X = 400 D. X = 800
Câu 60: Trâu, bò, ngựa, thỏ, … đều ăn cỏ nhưng lại có prôtêin và các tính trạng khác nhau do
A. bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau.
B. chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
C. cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau.
D. có quá trình trao đổi chất khác nhau.
Câu 61: Tính đa dạng của prôtêin do yếu tố nào sau đây quy định ?
A. Số lượng axit amin, trình tự sắp xếp axit amin.
B. Thành phần axit amin, số lượng axit amin.
C. Thành phần axit amin, số lượng axit amin, trình tự sắp xếp axit amin.
D. Trình tự sắp xếp axit amin, thành phần axit amin.
Câu 62: Nếu trên một mạch đơn của phân tử ADN có trật tự là: – A – T – G – X – A – thì trật
tự của đoạn mạch bổ sung tại vị trí đó là:
A. – T – A – X – G – T – B. – T – A – X – A – T –
C. – A - T – G – X – A – D. – A – X – G – T – A –
Câu 63: Một gen có số nuclêôtit loại A = 350, loại G = 400. Khi gen này tự nhân đôi thì số
nuclêôtit từng loại trong các gen con sau khi kết thúc quá trình tự nhân đôi là:
A. A = T = 350 nuclêôtit; G = X = 400 nuclêôtit
B. A = X = 350 nuclêôtit; G = T = 400 nuclêôtit
C. A = T = 700 nuclêôtit; G = X = 800 nuclêôtit
D. A = X = 700 nuclêôtit; G = T = 800 nuclêôtit
Câu 64: Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một số cặp NST
trong giảm phân, tạo nên:
A. Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng
B. Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng
C. Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng
D. Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng
Câu 65: Ở người, sự tăng thêm 1 nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể nào sau đây sẽ gây ra
bệnh Đao:
A. Cặp nhiễm sắc thể số 21 B. Cặp nhiễm sắc thể số 12
C. Cặp nhiễm sắc thể số 22 D. Cặp nhiễm sắc thể số 23

You might also like