You are on page 1of 8

Đề kiểm tra chương 1

Môn: Sinh học 12


Thời gian làm bài: 45 phút

Họ và tên:……………………………………………………..
Lớp:…………………………………………………………..

Điểm Lời phê

Câu 1: Một gen cấu trúc dài 5100 A0 và có 3450 liên kết hidrô. Số nuclêôt từng loại của gen là
A. A= T = 1050 ; G = X = 450 B. A= T =450; G = X = 1050
C. A= T = 300 ; G = X = 600 D. A= T =600; G = X = 300
Câu 2: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa
bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 6 loại mã bộ ba. B. 3 loại mã bộ ba. C. 27 loại mã bộ ba. D. 9 loại mã bộ ba.
Câu 3: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc
điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
Câu 4: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
II. Enzim lipaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
III. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
IV. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 5: Loại phân tử axit nuclêic mang các codon mã hóa cho axit amin là
A. ADN. B. tARN. C. rARN. D. mARN.
Câu 6: Một đoạn mARN có ađênin bằng 72 chiếm 20% tổng số nuclêôtit của đoạn. Tổng số bộ ba của đoạn
mARN là
A. 60 bộ ba. B. 120 bộ ba. C. 24 bộ ba. D. 12 bộ ba.
Câu 7: tARN mang axit amin mở đầu tiến vào riboxom có bộ ba đối mã là
A. UAX. B. AUX. C. AUA. D. XUA.
Câu 8: Trong quá trình dịch mã không có sự tham gia trực tiếp của thành phần nào?
A. Ribôxôm. B. mARN. C. tARN. D. ADN.
Câu 9: Sinh vật nhân sơ sự điều hoà ở các Ôperôn chủ yếu diễn ra trong giai đoạn
A. Trước phiên mã. B. Phiên mã.
C. Dịch mã. D. Sau dịch mã.
Câu 10: Cụm các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau có chung một cơ
chế điều hoà được gọi là:
A. Vùng vận hành. B. Operon. C. Vùng khởi động. D. Vùng điều hoà.
Câu 11: Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây
A. Biến đổi cặp G-X thành cặp A-T B. Biến đổi cặp G-X thành cặp X-G
C. Biến đổi cặp G-X thành cặp T-A D. Biến đổi cặp G-X thành cặp A-U
Câu 12: Ở người, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, dẫn đến trong chuỗi polipeptit; axit
amin là axit glutamic bị thay thế bằng:
A. Alanin. B. Sêrin. C. Valin. D. Glycin
Câu 13: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
B. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
D. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
Câu 14: Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 15: Việc loại khỏi NST những gen không mong muốn trong công tác chọn giống cây trồng được ứng
dụng từ dạng đột biến
A. Lặp đoạn NST. B. Đảo đoạn NST.
C. Chuyển đoạn NST. D. Mất đoạn NST.
Câu 16: Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của NST có đường kính
A. 30 nm. B. 11 nm. C. 300 nm. D. 700 nm.
Câu 17: Một phụ nữ có 45 nhiễm sắc thể trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính là XO, người đó thuộc thể:
A. Một nhiễm. B. Tam bội. C. Đa bội lẻ. D. Đơn bội lệch.
Câu 18: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Một các thể của loài trong tế bào có 24 nhiễm sắc thể cá thể
đó thuộc thể:
A. Tứ bội. B. Bốn nhiễm. C. Dị bội. D. Đa bội lệch.
Câu 19: Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của một cá thể được ký hiệu là 2n1+2n2, đó là dạng đột biến nào?
A. Lệch bội. B. Lưỡng bội
C. Tự đa bội D. Song nhị bội
Câu 20: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành cây tứ bội?
A. Các giao tử (n+1) kết hợp với giao tử (n+1).
B. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (n).
C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (n+1).
D. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).

Câu 21: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn
hạt màu trắng. Trong một phép lai, nếu ở thế hệ F 1 có tỉ lệ 35 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của các cây
bố mẹ là:
A. Aa x Aa. B. AAAa x AAaa.
C. Aaaa x AAaa. D. AAaa x AAaa.
Câu 22: Một nhóm nghiên cứu thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng mô hình nhân đôi ADN ở vùng nhân của tế bào
nhân sơ. Họ đã nuôi một số vi khuẩn E.coli trong môi trường chỉ có nitơ đồng vị nặng (15N). Sau đó, họ chuyển vi
khuẩn sang nuôi tiếp năm thế hệ ở môi trường chỉ có nitơ đồng vị nhẹ (14N). Biết số lần nhân lên của các vi khuẩn E.
coli trong các ống nghiệm là như nhau. Tách ADN sau mỗi thệ hệ và thu được kết quả như hình dưới đây. Cho biết
X là vị trí của ADN chứa cả hai mạch 15N, Y là vị trí của ADN chứa cả mạch 14N và mạch 15N; Z là vị trí của ADN
chứa cả hai mạch 14N.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Thí nghiệm trên đã kiểm chứng quá trình nhân đôi ADN theo nguyên tắc bán bảo toàn.
II. Nếu một vi khuẩn E. coli được nuôi với các điều kiện thí nghiệm như trên thì luôn có hai mạch ADN chứa 15N ở
mỗi thế hệ.
III. Ở thế hệ thứ 4, tỉ lệ ADN ở vị trí Z chiếm 7/8.
IV. Ở thế hệ thứ 5, tỉ lệ ADN ở vị trí Y chiếm 15/16
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 23:Hình bên mô tả một giai đoạn của quá trình phiên mã xảy ra trong vùng mã hóa của một gen ở sinh vật
nhân sơ. Các kí hiệu (a), (b), (c), (d), (f), (g) là các vị trí tương ứng với đầu 3' hoặc 5' của mạch pôlinuclêôtit; vị trí
nuclêôtit 1-2-3 là bộ ba mở đầu; nuclêôtit chưa xác định [?] liên kết với nuclêôtit [G] của mạch khuôn trong quá
trình phiên mã, các nuclêôtit còn lại của gen không được thể hiện trên hình. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Vị trí (c) tương ứng với đầu 5' của mạch làm khuôn.
II. Nếu nuclêôtit [?] trên hình là U thì gen đã bị đột biến
III. Nếu nuclêôtit [?] trên hình là U thì phân tử mARN này khi làm khuôn để dịch mã sẽ tạo ra chuỗi
pôlipeptit có 4 axit amin (không kể axit amin mở đầu).
IV. Quá trình phiên mã của gen này chỉ diễn ra trên một mạch.

A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 24:Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).

(2) ARN polimeraza bám vào vùng điều hào làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ → 5’.

(3) ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ → 5’.

(4) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, cặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.

Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là:

A. (1) → (4) → (3) → (2)

B. (1) → (2) → (3) → (4)

C. (2) → (1) → (3) → (4)

D. (2) → (3) → (1) → (4)

Câu 25: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung với mạch mã gốc là:
3'... AAAGGTXXAAG ...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch mARN do gen này phiên mã tạo thành có trình tự:

A. 3'...UUUXXAGGUUX...5'

B. 3'...AAAGGUXXAAG...5'

C. 5'...UUUXXAGGUUX...3'

D. 5'...AAAGGUXXAAG...3'

Câu 26: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau:
GAG - Glu; GGA - Gly; XXU - Pro; GXU - Ala; AGG, XGA - Arg; XUX - Leu; UXA, AXU, UXX, AGX, AGU -
Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGTXGAXTXAGG 3’. Nếu đoạn
mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là:

A. Pro - Glu - Ser – Thr

B. Ser - Ala - Glu – Ser

C. Ser - Arg - Leu – Arg

D. Gly - Leu - Pro – Arg

Câu 27: Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen B bị đột biến thành alen b. Biết các cặp gen
tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?

A. aaBb và Aabb

B. AABB và AABb

C. AABb và AaBb

D. AaBb và AABb
Câu 28: Một đoạn ADN mạch kép có 4050 liên kết hidro, biết rằng trong đó hàm lượng nucleotit loại T chiếm 15%.
Khi gen bị đột biến, tỉ lệ A/G của gen là 43,27%. Nếu chiều dài của gen đột biến không đổi so với gen bình thường
thì đột biến gen thuộc dạng

A. thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T

B. thay thế 2 cặp G – X bằng 2 cặp A - T

C. thay thế 3 cặp G – X bằng 3 cặp A – T

D. thay thế 4 cặp G – X bằng 4 cặp A – T

Câu 29: Cấu trúc của một nucleoxom gồm

A. một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon.

B. phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phan tử histon.

C. phân tử histon được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN dài 146 nucleotit.

D. 8 phân tử histon được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nucleotit

Câu 30: Cho các cấu trúc sau:

(1) Cromatit. (2) Sợi cơ bản. (3) ADN xoắn kép. (4) Sợi nhiễm sắc.

(5) Vùng xếp cuộn. (6) NST ở kì giữa. (7) Nucleoxom.

Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực thì trình tự nào sau đây là đúng?

A. (2) – (7) – (3) – (4) – (5) – (1) – (6)

B. (3) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (6)

C. (6) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (3)

D. (3) – (1) – (2) – (4) – (5) – (7) – (6)

Câu 31: Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu * biểu hiện cho tâm động).
Đột biến tạo ra NST có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc đạng đột biến

A. đảo đoạn ngoài tâm động

B. đảo đoạn có tâm động

C. chuyển đoạn không tương hỗ

D. chuyển đoạn tương hỗ

Câu 32: Người ta có thể sử dụng dạng đột biến cấu trúc nào sau đây để loại bỏ những gen không mong muốn ra
khỏi NST trong chọn giống cây trồng?

A. Đột biến chuyển đoạn NST

B. Đột biến mất đoạn NST


C. Đột biến đảo đoạn NST

D. Đột biến lặp đoạn NST

Câu 33: Cho các thông tin sau:


(1) Đột biến thay thế cặp G - X thành cặp A - T
(2) Đột biến chuyển đoạn NST
(3) Đột biến đảo đoạn NST
(4) Đột biến lặp đoạn NST
(5) Đột biến mất đoạn NST
Có bao nhiêu dạng đột biến làm thay đổi hình dạng của NST?

A. 2 B. 5 C. 3 D. 4

Câu 34: Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin.
Những mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa?

A. 5’AUG3’, 5’UGG3’ B. 5’XAG3’, 5’AUG3’

C. 5’UUU3’, 5’AUG3’ D. 5’UXG3’. 5’AGX3’

Câu 35: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit.

(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

A. (1), (3) và (5) B. (1), (2) và (3) C. (3), (4) và (5) D. (2), (4) và (5)

Câu 36: Một đoạn polipeptit gồm 4 axit amin có trình tự: Val – Trp – Lys – Pro. Biết rắng các codon mã hóa các
axit amin tương ứng như sau: Trp – UGG; Val – GUU; Lys – AAG; Pro – XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang
thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit nói trên có trình tự nucleotit là:

A. 5’ XAA – AXX – TTX – GGT 3’

B. 5’ TGG – XTT – XXA – AAX 3’

C. 5’ GUU – UGG – AAG – XXA 3’

D. 5’ GTT – TGG – AAG – XXA 3’

Câu 37: Trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nucleotit cấu tạo nên ARN để tổng hợp 1 phân tử mARN
nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nucleotit được sử dụng là

A. U, G và X

B. G, A và X

C. G, A và U
D. U, X và A

Câu 38: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của operon Lac ở vị trí khuẩn E. coli?

A. Vùng vận hành (O) là nơi protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

B. Gen điều hào R quy định tổng hợp protein ức chế.

C. Vùng khởi động (P) là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

D. Các gen cáu trúc (Z, Y, A) quy định tổng hợp các enzim phân giải đường lactozo.

Câu 39: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:

(1) Ung thu máu. (2) Hồng cầu hình liềm. (3) Bạch tạng. (4) Hội chứng Claiphento

(5) Dính ngón tay số 2 và 3. (6) Máu khó đông. (7) Hội chứng Tơcno

(8) Hội chứng Đao. (9) Mù màu

Những thể đột biến nào là đột biến lệch bội?

A. (4), (7), và (8)

B. (4), (7) và (2)

C. (1), (3) và (9)

D. (1), (3) và (8)

Câu 40: Ở vi khuẩn, gen cấu trúc mã hóa prôtêin D bị đột biến, gen đột biến điều khiển tổng hợp prôtêin d. Cho biết
phân tử prôtêin d ít hơn D 1 axit amin. Giả sử không có hiện tượng dư thừa mã di truyền và đột biến không làm xuất
hiện mã kết thúc. Loại đột biến xảy ra trong gen mã hóa prôtêin D là gì?

A. Đột biến thay thế xảy ra tại một bộ ba trên gen.

B. Đột biến thay thế xảy ra tại ba bộ ba trên gen.

C. Mất ba cặp nuclêôtit trong một bộ ba trong gen.

D. Mất ba cặp nuclêôtit thuộc ba bộ ba khác nhau.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

You might also like