You are on page 1of 5

Câu 1: Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử

ARN được gọi là


A. mã di truyền. B. bộ ba mã hóa (cođon). C. gen. D. bộ ba đối mã
Câu 2: Bộ ba mở đầu là:
A. 5’AUG3’ B. 5’UAG3’ C. 5’GAU3’ D. 5’AUU3’
Câu 3: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. ADN. B. ARN. C. prôtêin. D. ADN và ARN.
Câu 4: Một gen cấu trúc dài 5100 ăngtrong có số nuclêôtit là
A. 3000 B. 1500 C. 6000 D. 4500
Câu 5: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại
A. Guanin (G). B. Uraxin (U). C. Ađênin (A). D. Timin (T).
Câu 6: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?
A. 5'UGA3' B. 3'UAG5'
C. 3'UGA5' D. 5'AUG3'
Câu 7: Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hiđrô bổ sung?
A. U và T
B. T và A
C. A và U
D. G và X
Câu 8: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. mARN B. ADN C. prôtêin D. mARN và prôtêin
Câu 9: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào
nhân thực.

(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hoá axit amin và tổng hợp
chuỗi pôlipeptit.

(3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt
động.

(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’ trên phân tử
mARN.

A. (2), (3).
B. (2), (4).

C. (1), (3).

D. (1), (4).

Câu 10: Cụm các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau có
chung một cơ chế điều hoà được gọi là:
A. vùng vận hành. B. operon.
C. vùng khởi động. D. vùng điều hoà.
Câu 11: Các kí hiệu Z, Y, A trên Operon chỉ:
A. gen điều hoà. B. các gen cấu trúc.
C. vùng vận hành. D. vùng khởi động.
Câu 12: Kí hiệu P trên Operon chỉ:
A. gen điều hoà. B. các gen cấu trúc.
C. vùng vận hành. D. vùng khởi động.
Câu 13: Trình tự nuclêôtit trên một đoạn của phân tử mARN là : 5’AGUGUXXUAUA3’.
Trình tự nuclêôtit đoạn tương ứng trên mạch gốc của gen là

A. 5’ AGUGUXXUAUA 3’

B. 3’ UXAXAGGAUAU 5’

C. 5’ TGAXAGGAUTA 3’

D. 3’ TXAXAGGATAT 5’

Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có
lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách

A. liên kết vào vùng khởi động. B. liên kết vào gen điều hòa.

C. liên kết vào vùng vận hành. D. liên kết vào vùng mã hóa.

Câu 15: Cấu trúc của operon ở tế bào nhân sơ bao gồm:
A. vùng khởi động, vùng vận hành, các gen cấu trúc.
B. vùng điều hòa, các gen cấu trúc.
C. vùng vận hành, các gen cấu trúc.
D. gen điều hòa, vùng điều hòa,vùng vận hành, các gen cấu trúc.
Câu 16: Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB thể song nhị
bội là

A. AABB. B. AAAA. C. BBBB. D. AB.

Câu 17: Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 12. Số nhiễm sắc thể có thể dự
đoán ở thể một nhiễm là:
A. 18. B. 8. C. 11. D. 24.
Câu 18: Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 8. Số nhiễm sắc thể có thể dự
đoán ở thể tam bội là
A. 18. B. 8.
C. 6. D. 12.
Câu 19: Một loài thực vật xét 4 cặp NST được ký hiệu là (A,a) ; (B,b); (D,d); (E,e). Cây nào
sau đây là cây thuộc thể 1?

A. AAaBbbDDdEee. B. AaBbDEE.

C. AAaaBBbbDDddEe. D. AaBBBbbbDdEe.

Câu 20: Phương pháp tạo thể đa bội phù hợp nhất với loại đối tượng
A. Vật nuôi, sinh sản.
B. Vật nuôi lấy sữa.
C. Cây trồng lấy hạt.
D. Cây trồng để thu hoạch thân, lá.
Câu 21: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một cá thể của loài trong tế bào có 21 nhiễm
sắc thể cá thể đó thuộc thể
A. dị bội. B. tam bội. C. tam nhiễm. D. đa bội lệch.
Câu 22: Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n =14 nhiễm sắc thể, số nhiễm sắc thể ở thể ba
nhiễm là
A. 21. B. 27. C. 15. D.24.
Câu23 : Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến
A. đã biểu hiện ra kiểu hình. B. nhiễm sắc thể.
C. gen hay đột biến nhiễm sắc thể. D. mang đột biến gen.
Câu 24: Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là
A. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên. B. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.
C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit. D. thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
Câu 25: Đột biến thêm cặp nuclêôtit trong gen
A. làm cho gen trở nên dài hơn so với gen ban đầu.
B. có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu.
C. tách thành hai gen mới bằng nhau.
D. có thể làm cho gen trở nên dài hoặc ngắn hơn gen ban đầu.
Câu 26: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X thì số liên
kết hiđrô sẽ
A. tăng 1. B. tăng 2. C. giảm 1. D. giảm 2.
Câu 27: Guanin dạng hiếm(G*) kết cặp với Timin trong quá trình nhân đôi, tạo nên đột biến
điểm dạng
A. thêm 1 cặp G-X. B. thay thế cặp A-T bằng G-X.
C. mất một cặp A-T. D. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
Câu 28: Thành phần hoá học chính của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có ADN và prôtêin
A. dạng hitstôn. B. cùng các enzim tái bản.
C. dạng phi histôn. D. dạng hitstôn và phi histôn.
Câu 29: Mức xoắn 1 của nhiễm sắc thể là
A. sợi cơ bản, đường kính 11 nm. B.sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm.
C.siêu xoắn, đường kính 300 nm. D.crômatít, đường kính 700 nm.
Câu 30: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi về cấu trúc của
A.ADN. B. nhiễm sắc thể. C. gen. D. các nuclêôtit.
Câu 31: Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm mất đoạn, lặp đoạn
A. đảo đoạn, thay thế đoạn B. thay thế đoạn, đảo đoạn.
C. đảo đoạn, chuyển đoạn. D. quay đoạn, thay thế đoạn.
Câu 32: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm
sắc thể thuộc đột biến:
A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn.
Câu 33: Trong chọn giống người ta có thể loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong
muốn do áp dụng hiện tượng:
A. mất đoạn nhỏ. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn lớn.
Câu 34: Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh
A. ung thư máu. B. bệnh Đao.
C. máu khó đông. D. hồng cầu hình lưỡi liềm.
Câu 35: Một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là AB●CDEFG. Sau đột biến, trình tự các gen
trên nhiễm sắc thể này là AB●CFEDG. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng
A. đảo đoạn. B. lặp đoạn. C. chuyển đoạn. D. mất đoạn.
Câu 36: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui
định tính trạng lặn hạt màu trắng. Cho cây dị hợp 4n giao phấn với cây dị hợp 4n, F1 có tỉ lệ 35
cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng. Kiểu gen của các cây bố mẹ là:
A. Aaaa x Aaaa. B. AAaa x AAaa.
C. AAAa x AAAa. D. Aaaa x AAaa.
Câu 37: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN.

B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5'trên phân tử mARN.

C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử
mARN.

D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.

Câu 38: Khi nói về đột biến đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến dạng tứ bội vẫn có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
II. Trong tế bào sinh dưỡng thể tứ bội, NST tồn tại thành từng nhóm 4 chiếc.
III. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra cơ thể lai dạng tự đa bội.
IV. Trong tự nhiên, cả thực vật và động vật đều có thể đột biến tứ bội với tỉ lệ như nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39: Đột biến mất cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc của gen ở vị trí
A. đầu gen. B. giữa gen. C. 2/3 gen. D. cuối gen.
Câu 40: Cho cây cà chua quả đỏ (AAaa) lai với cây cà chua quả đỏ (Aaaa), thì ở con lai cây
có kiểu gen AAaa chiếm tỉ lệ là:
A. 18/36. B. 1/12. C. 9/16. D. 5/12.

You might also like