You are on page 1of 6

FILE 13

Đề 1:

Câu 1: Một gen có chiều dài 214,2 namômet. Kết luận nào sau đây không đúng về gen nói trên?

A. Gen chứa 1260 nuclêôtit.

B. Số liên kết phốtphođieste của gen bằng 2418.

C. Gen có tổng số 63 vòng xoắn.

D. Khối lượng của gen bằng 378000 đơn vị cacbon.

Câu 2: Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44
nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là

A. 2n = 42.

B. 2n = 22.

C. 2n = 24.

D. 2n = 46.

Câu 3: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng
số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần
số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là

A. 112. B. 448.

C. 224. D. 336.

Câu: Thể lệch bội có điểm giống với thể đa bội là

A. thường chỉ tìm thấy ở thực vật.

B. đều không có khả năng sinh sản hữu tính.

C. hình thành từ cơ chế rối loạn sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào.

D. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của n và lớn hơn 2n.

59 / 112
Câu 4: Một gen có chiều dài 0,306 micrômet và trên một mạch đơn của gen có 35% X và 25%
G. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là

A. A = T = 360, G = X = 540

B. A = T = 540, G = X = 360

C. A = T = 270, G = X = 630

D. A = T = 630, G = X = 270

Câu 5: Một phân tử ADN tái bản 4 lần. Số phân tử ADN được tổng hợp hoàn toàn từ các Nu tự
do của môi trường là:

A. 16. B. 15.

C. 14. D. 13.

Câu 6: Một phân tử ADN tái bản 4 lần. Số mạch đơn được tổng hợp hoàn toàn từ các Nu tự do
của môi trường chiếm tỉ lệ là

A. 100%. B. 93,75%.

C. 87,5%. D. 50%.

Câu 7 : Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một
tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là

A. 44.

B. 20.

C. 80.

D. 22.

Câu 8: Chuỗi pôlipeptit phe-pro-lys được tổng hợp từ phân tử mARN có trình tự là: 5’UUX-
XXG-AAG3’ . Đoạn phân tử ADN mã hoá cho chuỗi pôlipeptit trên là

A. 3’UUU-GGG-AAA5’ B. 3’AAA-AXX-TTT5’

C. 3’GAA-XXX-XTT5’ D. 3’AAG-GGX-TTX5’

60 / 112
Câu 9: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây
(1) AAaaBBbb x AAAABBBb
(2)AaaaBBBB x AaaaBBbb
(3)AaaaBBbb x AAAaBbbb
(4)AAAaBbbb x AAAABBBb
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình
thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, số phép lai cho đời con có 9 loại kiểu gen?

A. 4.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Câu 10: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro;
GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có
trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã
hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là

A. Gly-Pro-Ser-Arg. B. Ser-Ala-Gly-Pro.

C. Ser-Arg-Pro-Gly. D. Pro-Gly-Ser-Ala

Câu 11: Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của
gen. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit
của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26.

II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41.

III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3.

IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7.

A. 4. B. 2. C.3. D. 1.

Câu 12: Một gen có 2500 nuclêôtit và 3250 liên kết hiđrô. Mạch 1 của gen có 275 nuclêôtit loại
X và số nuclêôtit loại T chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?

I. Mạch 1 của gen có X/G = 15/19.

61 / 112
II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 12/13.

III. Mạch 2 của gen có T/G = 5/19.

IV. Mạch 2 của gen có 38% số nuclêôtit loại X.

4. B.3. C.1. D.2.

Câu 13: Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là:

A. Tế bào mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau.

B. Bộ nhiễm sắc thể tồn tại theo từng cặp tương đồng.

C. Không có khả năng sinh sản hữu tính ( bị bất thụ).

D. Hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào tăng lên so với dạng lưỡng bội.

Câu 14: Một gen có chiều dài 510nm. Hiệu số giữa A với mọt loại nu khác nhau bằng 10% tổng
số nu của gen. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có 300A và 250G.
a. Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại nu trên mỗi mạch đơn gen?
b. Tính số liên kết H2, số liên kết hóa trị và số chu kỳ xoắn gen?

Câu 14: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thể đột biến dị đa bội?

A. Có bộ nhiễm sắc thể là bộ đơn bội của hai loài bố mẹ.

B. Dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài và lớn hơn 2n.

C. Thường xảy ra ở động vật, ít gặp ở thực vật.

D. Được tạo ra bằng cách lai xa kết hợp đa bội hoá.

Câu 15: . Loại cá thể tứ bội có kiểu gen BBbb được xuất hiện do sự chi phối của cơ chế nào sau
đây?
1. Tự đa bội.
2. Dị đa bội.
3. Loại giao tử bất thường Bb gặp nhau qua thụ tinh.
4. Loại giao tử bất thường BB thụ tinh với bb.
5. Lai hữu tính giữa các cấy tứ bội trong quần thể.
Số đáp án đúng là

62 / 112
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 16: Những phân tích di truyền cho biết ở cà chua gen A xác định tính trạng quả màu đỏ là
trội hoàn toàn so với alen a xác tính trạng quả màu vàng. Lai cà chua tứ bội AAaa với tứ bội
khác Aaaa. Cho các phát biểu sau:
(1) Tỉ lệ phân tính về kiểu gen ở F1 là: 1AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.
(2) Tỉ lệ phân tính về kiểu hình ở F1 là: 11 đỏ : 1 trắng.
(3) Cây cà chua có kiểu gen AAaa khi giảm phân có thể tạo ra các giao tử: 1AA : 4Aa : 1aa.
(4) Cây cà chua AAaa chỉ được tạo ra bằng cách tứ bội hóa cây lướng bội có kiểu gen Aa.
Số phát biểu đúng là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 17: Điều nào sau đây là đúng khi nói về thể lệch bội?

A. Tế bào sinh dưỡng thiếu một nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể.

B. Tế bào sinh dưỡng mang ba nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể.

C. Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể 4n.

D. Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể 2n.

Câu 18: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.

B. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

C. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể
không phân li.

D. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

63 / 112
Câu 19: Cơ chế phát sinh các giao tử (n – 1) và (n + 1) là do

A. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi.

B. thoi vô sắc không được hình thành.

C. một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân.

D. cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa I của giảm phân.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây khi nói về cơ chế phát sinh đột biến NST là đúng?

A. Do rối loạn quá trình nhân đôi của ADN đã dẫn đến đột biến nhiễm sắc thể.

B. Do rối loạn phân li của một hoặc một số cặp NST dẫn đến đột biến đa bội.

C. Do rối loạn trao đổi chéo và rối loạn phân li của NST dẫn đến đột biến lặp đoạn và mất đoạn.

D. Do rối loạn phân li của NST dẫn đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

64 / 112

You might also like