You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 12

KÌ 1 – NĂM HỌC 2023 – 2024

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’UGA5’ B. 3’GAU5’ ; 3’AAU5’ ; 3’AGU5’
C. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’AGU5’ D. 3’GAU5’; 3’AAU5’ ; 3’AUG5’
Câu 2: Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn, mạch ADN mới được tổng hợp
liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại, mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện
tượng này xảy ra do
A. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN
B. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’
C. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’
D. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN
Câu 3: Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho
một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa?
A. 5’AUG3’, 5’UGG3’ B. 5’XAG3’, 5’AUG3’
C. 5’UUU3’, 5’AUG3’ D. 5’UXG3’. 5’AGX3’
Câu 4: Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện như thế nào?
A. Mọi loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền.
B. Mỗi axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
C. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
D. Mã di truyền được dọc theo cụm nối tiếp, không gối nhau.
Câu 5: Mã nào sau đây là codon mở đầu?
A. AAA B. AUG C. AGU D. AGG
Câu 6: Bộ ba GUU chỉ mã hóa cho axit amin valin, đây là ví dụ chứng minh
A. mã di truyền có tính phổ biến. B. mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. mã di truyền có tính thoái hóa. D. mã di truyền là mã bộ ba.
Câu 7: Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như
sau: ....ATGXATGGXXGX....
Trong quá trình nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự
A. ...TAXGTAXXGGXG.... B. ...ATGXATGGXXGX....
C. ...UAXGUAXXGGXG.... D. ...ATGXGTAXXGGXT....
Câu 8: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’
B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y
Câu 9: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở E. coli về (1)
Chiều tổng hợp. (2) Các enzim tham gia. (3) Thành phần tham gia. (4) Số lượng các đơn vị nhân
đôi. (5) Nguyên tắc nhân đôi.
Phương án đúng là :
A. (1) và (2) B. (2), (3) và (4) C. (2) và (4) D. (2), (3) và (5)
Câu 10: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ
chế
A. giảm phân và thụ tinh B. nhân đôi ADN C. phiên mã D. dịch mã
Câu 11: Từ 3 loại nicleotit khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại bộ mã khác nhau?
A. 27 B. 48 C. 16 D. 9
Câu 12: Enzim ADN polimeraza có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN?
A. Sử dụng đồng thười cả 2 mạch khuôn để tổng hợp ADN mới.
B. Lắp ráp nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN theo chiều 5’
→ 3’
C. Sử dụng một mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’
D. Chỉ xúc tác tháo xoắn ADN mà không tổng hợp mạch mới
Câu 13: Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại
A. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc một vài cặp nucleotit.
B. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc một vài nucleotit.
C. nhiều điểm trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một số cặp nucleotit.
D. một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan tới một cặp nucleotit.
Câu 14: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin (T) trong quá trình nhân đôi ADN, tạo nên
đột biến điểm dạng
A. thêm một cặp G – X. B. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.
C. mất một cặp A – T. D. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.
Câu 15: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì
A. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của
gen.
B. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein.
C. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được protein.
D. gen bị biến đổi dẫn tới không truyền đạt được vật chất di truyền qua các thế hệ.
Câu 16: Hóa chất 5-BU thường gây đột biến gen dạng
A. thay thế cặp G – X bằng T – A. B. thay thế cặp G – X bằng cặp X – G.
C. thay thế cặp A – T bằng T – A. D. thay thế cặp A – T bằng G – X.
Câu 17: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thêm 1 cặp G - X thì số liên kết hiđrô của gen sẽ
A. giảm đi 3. B. giảm đi 1. C. tăng thêm 1. D. tăng thêm 3.
Câu 18: Đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen, không phụ
thuộc vào liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến.
B. Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng và cường độ của loại tác nhân gây đột
biến, không phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.
C. Đột biến gen không phụ thuộc vào loại tác nhân, mà chỉ phụ thuộc liều lượng, cường độ của
loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
D. Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của loại tác nhân
gây đột biến mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.
Câu 19: Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể xảy ra như thế nào?
A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử.
B. Đột biến gen lặn không được biểu hiện.
C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở trạng thái dị hợp.
D. Đột biến gen trội biểu hiện cả khi ở trạng thái đồng hợp tử và dị hợp tử.
Câu 20: Sự khác nhau giữa đột biến và thể đột biến là:
A. đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến
đã biểu hiện ra kiểu hình.
B. đột biến là do biễn đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen
lặn tiềm ẩn ở trạng thái dị hợp tử.
C. đột biến luôn xảy ra ở sinh vật, còn thể đột biến chỉ có trong quá trình phân bào tạo ra các
giao tử không tham gia thụ tinh.
D. đột biến là do biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen ở
trạng thái dị hợp.
Câu 21: Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen B bị đột biến thành alen
b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là
của thể đột biến?
A. aaBb và Aabb B. AABB và AABb C. AABb và AaBb D. AaBb và AABb
Câu 22: Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nucleotit trong cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.
C. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến xảy ra ở tế bào xoma (đột biến xoma) được nhân lên ở một mô và luôn biểu hiện ở
một phần cơ thể.
B. Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (đột biến tiền phôi)
thường biểu hiện ra kiểu hình cơ thể
C. Đột biến xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử thường không biểu hiện ra kiểu hình ở thế
hệ đầu tiên vì ở trạng thái dị hợp.
D. Đột biến xoma chỉ có thể di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng và nếu là gen lặn sẽ không biểu
hiện ra kiểu hình.
Câu 24: Một gen cấu trúc (B) dài 4080Å, có tỉ lệ A/G = 3/2. Gen này được xử lí bằng hóa chất
5-BU, qua nhân đôi đã tạo ra một alen đột biến (b). Số lượng nuclêôtit từng loại của alen (b) là
A. A = T = 479; G = X = 721. B. A = T = 721; G = X = 479.
C. A = T = 719; G = X = 481. D. A = T = 481; G = X = 719.
Câu 25: Một gen có 5000 nucleotit và có loại A chiếm 10% bị đột biến điểm. Gen đột biến có
chiều dài là 8496,6Å và có 6998 liên kết hiđrô. Đây là dạng đột biến
A. mất một cặp G - X. B. Mất một cặp A - T.
C. Thay thế 1 cặp G –X bằng 1 cặp A-T D. Thay thế 1 cặp A –T bằng 1 cặp G-X
Câu 26: Thế nào là giống thuần chủng
A. Là giống không xuất hiện các hiện tượng lại giống ở thế hệ sau.
B. Là giống có đặc điểm di truyền đồng nhất giữa con cái và bố mẹ.
C. Là giống bao gồm các alen dại chưa đột biến.
D. Là giống có các cặp alen đồng hợp tử quy định một cặp tính trạng tương phản nào đó.
Câu 27: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là
A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
B. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
C. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
D. sự tổ hợp của cặp NST trong thụ tinh.
Câu 28: Cơ thể có kiểu gen AaBBDdEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là
A. 8 B. 12 C. 16 D. 4
Câu 29: Phương pháp lai và phan tích cơ thể lai của Menđen gồm các bước:
(1) Đưa gải thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết.
(2) Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc vào tính trạng rồi phân tích kết quả ở F 1, F2, F3.
(3) Tạo các dòng thuần chủng.
(4) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
Trình tự đúng của các bước mà Menđen đã thực hiện là
A. (2) → (3) → (4) → (1) B. (1) → (2) → (4) → (3)
C. (3) → (2) → (4) → (1) D. (1) → (2) → (3) → (4)
Câu 30: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một một cặp nhân tố di truyền quy định, các
nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn với nhau và phân li đồng đều về các giao tử.
Menđen kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?
A. Cho F1 lai phân tích B. Cho F2 tự thụ phấn
C. Cho F1 giao phấn với nhau D. Cho F1 tự thụ phấn
Câu 31: Theo Menđen, cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương
phản qua các thế hệ là do
A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh
B. sự tổ hợp của cặp NST tương đồng trong thụ tinh
C. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh
D. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân
Câu 32: Điều nào sau đây không đúng với quy luật phân li của Menđen?
A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyển quy định
B. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định
C. Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của
cặp
D. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết
Câu 33: Cho cây lúa hạt tròn lai với cây lúa hạt dài, F 1 thu được 100% cây lúa hạt dài. Cho F 1 tự
thụ phấn được F2. Trong số cây lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây lúa hạt dài khi tự thụ
phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ
A. 1/4 B. 1/3 C. 3/4 D. 2/3
Câu 34: Trong trường hợp gen trội không hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1 ở F 1 sẽ xuất hiện
trong kết quả của phép lai nào dưới đây?
A. Aa x Aa B. aa x aa C. AA x Aa D. AA x AA
Câu 35: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự di truyền liên kết?
A. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ NST lưỡng bội (2n) của loài
đó.
B. Liên kết gen hoàn toàn tạo điều kiện cho các gen quý có dịp tổ hợp lại với nhau.
C. Các gen trên cùng 1 NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết.
D. Liên kết gen hoàn toàn làm tăng tần số biến dị tổ hợp.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây về NST giới tính là đúng?
A. NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xoma.
B. Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính
trạng thường.
C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp NST giới tính XX, cá thể đực có cặp NST giới tính XY.
D. Ở tất cả các loài động vật, NST giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới
đực và giới cái.
Câu 37: Đặc điểm nào không đúng đối với tính trạng do gen nằm trên NST giới tính X quy
định?
A. Di truyền chéo. B. Thường phổ biến ở giới đồng giao.
C. Kết quả lai thuận khác lai nghịch. D. Biểu hiện không đều ở 2 giới.
Câu 38: Bệnh, tật nào ở người di truyền ngoài nhân?
A. Bệnh máu khó đông. B. Chứng động kinh.
C. Tật dính ngón tay 2 và 3. D. Tính trạng túm lông trên vành tai.
Câu 39: Nhiễm sắc thể giới tính không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có gen quy định tính trạng thuộc giới tính.
B. Có gen quy định tính trạng không thuộc giới tính.
C. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
D. Có đoạn tương đồng và đoạn không tương đồng.
Câu 40: Ở những loài giao phối, tỉ lệ đực : cái luôn xấp xỉ 1 : 1 vì
A. số giao tử đực bằng với số giao tử cái.
B. số con cái và số con đực trong loài bằng nhau.
C. sức sống của các giao tử đực và cái ngang nhau.
D. cơ thể XY tạo giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau.
Câu 41: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X gây
nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ
A. bố B. bà nội C. ông nội D. mẹ
Câu 42: Đặc điểm nào dưới đây là của hiện tượng di truyền qua tế bào chất?
A. Số lượng gen ngoài NST ở các tế bào con là giống nhau.
B. Không tuân theo các quy luật của thuyết di truyền NST.
C. Có đặc điểm di truyền giống như gen trên NST.
D. Có sự phân chia đồng đều gen ngoài NST cho các tế bào con.
Câu 43: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về NST giới tính ở động
vật?
(1) NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2) NST giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
(3) Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
(4) NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 44: Phát biểu nào là không đúng khi nói về liên kết gen?
A. Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện các biến dị tổ hợp.
B. Liên kết gen là do các gen cùng nằm trên 1 NST nên không thể phân li độc lập với nhau được.
C. Số nhóm liên kết tương ứng với số NST lưỡng bội của loài.
D. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
Câu 45: Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của gen ngoài nhân?
A. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai. B. Bố di truyền tính trạng cho con gái.
C. Tính trạng di truyền theo dòng mẹ. D. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam giớ
Câu 46: Bệnh, tật nào ở người di truyền ngoài nhân?
A. Bệnh máu khó đông. B. Tính trạng túm lông trên vành tai.
C. Tật dính ngón tay 2 và 3. D. Chứng động kinh.
Câu 47: Nhiễm sắc thể giới tính là loại NST
A. không mang gen.
B. mang gen quy định giới tính và có thể mang cả gen quy định tính trạng thường.
C. chỉ mang gen quy định giới tính.
D. luôn tồn tại thành cặp trong tế bào của cơ thể đa bào.
Câu 48: Trong quá trình giảm phân ở 1 cơ thể có kiểu gen AaBbX cDXEd đã xảy ra hoán vị gen
giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại
giao tử abXcd được tạo ra từ cơ thể này là
A. 2,5% B. 5,0% C. 10,0% D. 7,5%

Câu 49: Cho phép lai P: , thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể
không mang alen trội của các gen trên chiếm 3%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra
hoán vị gen ở 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, ở F 1, số cá thể mang kiểu hình trội về
cả 3 tính trạng trên chiếm tỉ lệ
A. 22% B. 28% C. 32% D. 46%
Câu 50: Đặc điểm nào là không đúng khi nói về quần thể tự thụ phấn?
A. Qua mỗi thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ dị hợp giảm đi một nửa.
B. Qua mỗi thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp tăng lên gấp đôi.
C. Độ đa dạng di truyền giảm dần qua các thế hệ.
D. Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ.
Câu 51: Vốn gen của quần thể là
A. tổng số các kiểu gen của quần thể. B. toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể.
C. tần số kiểu gen của quần thể. D. tần số các alen của quần thể.
Câu 52: Cho các phát biểu sau về quần thể giao phối ngẫu nhiên:
1. Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể.
2. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình.
3. Các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong cùng 1 loài không thể có sự giao phối với nhau.
4. Tần số alen thuộc 1 gen nào đó thường ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 53: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Tần số tương đối của 1 alen được tính bằng tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong
quần thể.
B. Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen có trong quầ thể tại một thời điểm xác định.
C. Tần số alen của các gen giống nhau ở các quần thể.
D. Cấu trúc di truyền của quần thể thể hiện thông qua tần số alen và tần số kiểu gen.
Câu 54: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có những đặc điểm nào sau đây?
(1) Đa dạng và phong phú về kiểu gen.
(2) Quần thể bị phân hóa dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
(3) Tần số thể dị hợp giảm và tần số thể đồng hợp tăng qua các thế hệ.
(4) Tần số alen thường không thay đổi qua các thế hệ.
Phương án đúng là:
A. (1), (2) và (3) B. (2), (3) và (4) C. (2) và (3) D. (1), (2) và (4)
Câu 55: Trong 1 quần thể giao phối, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Tần số tương đối của các alen trong 1gen nào đó là không đặc trưng cho từng quần thể.
B. Tần số tương đối của các alen trong 1 kiểu gen nào đó trong quần thể thay đổi qua các thế hệ.
C. Tần số tương đối của các alen trong 1gen nào đó là đặc trưng cho từng quần thể.
D. Tần số tương đối của các kiểu gen có tính đặc trưng cho từng quần thể.
Câu 56: Ở quần thể của 1 loài lưỡng bội, xét 1 gen nằm trên NST thường có 9 alen. Trong điều
kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đồng hợp và gen nói
trên?
A. 9 kiểu gen B. 18 kiểu gen C. 45 kiểu gen D. 36 kiểu gen
Câu 57: Ở quần thể của 1 loài lưỡng bội, xét gen I nằm trên cặp NST thường số 1 có 3 alen, gen
II nằm trên cặp NST thường số 2 có 6 alen. Trong điều kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ
có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen dị hợp về cả 2 gen nói
A. 30 B. 60 C. 18 D. 32
Câu 58: Một quần thể chuột khởi đầu có số lượng 3000 con, trong đó chuột lông xám đồng hợp
là 2100 con, chuột lông xám dị hợp là 300 con, chuột lông trắng là 600 con. Biết màu lông do 1
gen gồm 2 alen (A và a) quy định. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể trên là:
A. A = 0,7 ; a = 0,3 B. A = 0,6 ; a = 0,4
C. A = 0,75 ; a = 0,25 D. A = 0,8 ; a = 0,2
Câu 59: Quần thể cây đậu Hà Lan tự thụ phấn có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là: P 0 : 0,4
AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. Biết rằng, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa
trắng.
(1) Sau 1 thế hệ tự thụ phấn, quần thể có cấu trúc di truyền là 0,5AA : 0,2Aa : 0,3aa.
(2) Tần số các alen trong quần thể sau 4 thế hệ tự thụ phấn là pA = 0,6 ; qa = 0,4.
(3) Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tần số kiểu hình của quần thể là 62,5% đỏ : 37,5% trắng.
(4) Sau 2 thế hệ tự thụ phấn, tần số kiểu gen đồng hợp chiếm 90%.
Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 60: Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là
A. biến dị thường biến. B. các biến dị đột biến.
C. các ADN tái tổ hợp. D. các biến dị tổ hợp.
Câu 61: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
(1) Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.
(2) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
(3) Lai các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau với nhau.
(4) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
Việc tạo giống thuần chủng trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo trình tự là:
A. (1) → (2) → (3) → (4) B. (4) → (1) → (2) → (3)
C. (2) → (3) → (4) → (1) D. (2) → (3) → (1) → (4)
Câu 62: Hãy chọn một loài cây thích hợp trong số loài cây nêu dưới dây để có thể áp dụng chất
cônsixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao
A. Cây lúa B. Cây đậu tương C. Cây củ cải đường D. Cây ngô
Câu 63: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và
phát triển vượt trội bố mẹ gọi là
A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội.
Câu 64: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là:
A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa
ADN tái tổ hợp.
B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp→ tạo ADN tái tổ hợp→ chuyển ADN tái tổ hợp
vào TB nhận.
Câu 65: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến được sử dụng phổ biến đối với
A. thực vật và vi sinh vật. B. động vật và vi sinh vật.
C. động vật bậc thấp. D. động vật và thực vật.
Câu 66: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn;
2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau;
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:
A. 1, 2, 3 B. 3, 1, 2 C. 2, 3, 1 D. 2, 1, 3
Câu 67: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì:
A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
B. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng
hợp.
C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.
D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.
Câu 68: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Nuôi cấy hạt phấn.
B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm.
C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi.
D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại.
Câu 69: Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyển gen?
A. Tách ADN của nhiễm sắc thể tế bào cho và tách plasmít ra khỏi tế bào vi khuẩn.
B. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.
C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. Tạo điều kiện cho gen được ghép biểu hiện.
Câu 70: Phương pháp biến nạp là phương pháp đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận bằng cách:
A. dùng xung điện kích thích làm co màng sinh chất của tế bào.
B. dùng muối CaCl2 làm dãn màng sinh chất của tế bào.
B. dùng thực khuẩn Lambda làm thể xâm nhập.
D. dùng hormon kích thích làm dãn màng sinh chất của tế bào.
PHẦN 2: TỰ LUẬN.
Câu 1: Nêu đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên X, nằm trên Y, nằm ngoài nhân
quy định?
Câu 2: Thế nào là mức phản ứng của một kiểu gen? Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một
kiểu gen nào đó của động vật ta phải làm gì?
Câu 3: Bài tập 3 trang 66 sgk.
Câu 4: Cách tính tần số alen, tần số kiểu gen của một quần thể nào đó.
Câu 5: Nêu đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối. Cách xác định một quần thể nào đó có
đạt trạng thái cân bằng di truyền hay không?
Câu 6: Vì sao phải bảo vệ vốn gen của loài người? Bảo vệ vốn gen của loài người bằng cách
nào? Bản thân em đã làm gì để bảo vệ vốn gen loài người?

CHÚC CÁC EM THI TỐT!

You might also like