You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I-2023-2024

Câu 1. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là
A. codon. B. gen. C. anticodon. D. mã di truyền.
Câu 2. Mã di truyền là:
A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.
B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.
C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.
D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.
Câu 3. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
Câu 4. Bản chất của mã di truyền là
A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
B. các axit amin được mã hoá trong gen.
C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.
Câu 5. Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:
A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
Câu 6. Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc
điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
Câu7: Xét một phần của chuỗi polipeptit có trình tự axit amin như sau: Met -Val - Ala - Asp - Gly - Ser ....
Thể đột biến về gen này có dạng:Met - Val - Ala - Glu - Gly - Ser...Đột biến thuộc dạng:
A. Thêm 1 cặp nucleotit. B. Thay thế 1 cặp nucleotit. C. Mất 3 cặp nucleotit. D. Mất 1 cặp nucleotit.
Câu 8. Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là
A. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã
B. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu.
C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành
D. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin.
Câu 9. Cấu trúc của Operon lac gồm:
A. Gen điều hòa R, vùng khởi động (P), vùng vận hành (O) và gen cấu trúc.
B. Gen điều hòa R, vùng khởi động (P) và vùng vận hành (O)
C. vùng khởi động (P), vùng vận hành (O) và gen cấu trúc.
D. Gen điều hòa R, vùng khởi động (P) và gen cấu trúc.
Câu 10. Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:
A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)
B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
Câu 11. Operon là
A. một đoạn trên phân tử ADN bao gồm một số gen cấu trúc và một gen vận hành chi phối.
B. cụm gồm một số gen điều hòa nằm trên phân tử ADN.
C. một đoạn gồm nhiều gen cấu trúc trên phân tử ADN.
D. cụm gồm1 số gen cấu trúc do 1 gen điều hòa nằm trước nó đ.khiển.
Câu 12. Gen điều hòa opêron hoạt động khi môi trường
A. không có chất ức chế. B. có chất cảm ứng.
C. không có chất cảm ứng. D. có hoặc không có chất cảm ứng.
Câu 13. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin
ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách
A. liên kết vào vùng khởi động. B. liên kết vào gen điều hòa.
C. liên kết vào vùng vận hành. D. liên kết vào vùng mã hóa.
Câu 14. Định nghĩa nào sau đây về đột biến gen là đúng
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số đoạn ADN xảy
ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN
B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotit
xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN
C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của NST xảy ra cho mất đoạn , đảo đoạn, thêm đoạn
hoặc chuyển đoạn NST
D. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc ADN liên quan đến một hoặc một số NST trong bộ
NST
Câu 15: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào
A. tác động của các tác nhân gây đột biến. B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến.
C. tổ hợp gen mang đột biến. D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.
Câu 16: Các bazơ nitơ dạng hỗ biến kết cặp bổ sung không đúng khi ADN nhân đôi do có
A. vị trí liên kết C1 và bazơ nitơ bị đứt gãy. B. vị trí liên kết hidrô bị thay đổi.
C. vị trí liên kết của nhóm amin bị thay đổi. D. vị trí liên kết photpho di-este bị thay đổi.
Câu 17. Đột biến điểm là đột biến:
A. Liên quan đến một gen trên nhiễm sắc thể B. Liên quan đến một cặp nu- trên gen
C. Xảy ra ở đồng thời nhiều điểm trên gen D. Ít gây hậu quả nghiêm trọng
Câu 18. Thể đột biến là
A. cá thể mang đồng thời nhiều đột biến B. cá thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình
C. quần thể có nhiều cá thể mang đột biến D. cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình
Câu 19. Các dạng đột biến gen là
A. thêm 1 cặp nu, mất 1 cặp nu, thay thế 1 cặp nu B. chuyển đoạn, đảo đoạn, mất đoạn, chuyển đoạn
C. lệch bội, dị bội, đa bội, tam bội, tứ bội D. mất, thay thế, thêm vào các cặp nu khác loại
Câu 20. Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới
A. một số cặp nhiễm sắc thể. B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.
C. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST. D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
Câu 21. Các dạng đột biến số lượng NST là
A. thể mất đoạn, thể chuyển đoạn. B. thể đảo đoạn, thể lặp đoạn.
C. thể khuyết nhiễm, thể đa nhiễm. D. thể dị bội, thể đa bội.
Câu 22. Xét đột biến số lượng xảy ra ở một cặp NST. Kí hiệu bộ NST của thể đơn nhiễm là
A. 2n + 1. B. 2n – 1. C. 2n + 2. D. 2n – 2.
Câu 23. Trong tế bào của thể ba nhiễm có đặc điểm nào sau đây ?
A. Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng. B. Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.
C. Mỗi cặp NST đều trở thành có 3 chiếc. D. Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.
Câu 24. Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của một cá thể được ký hiệu là 2n + 1, đó là dạng đột biến nào?
A. thể khuyết nhiễm. B. thể tam nhiễm. C. thể đa nhiễm. D. thể một nhiễm.
Câu 25. Trong tế bào sinh dưỡng của người, thể ba nhiễm có số lượng NST là
A. 45. B. 46. C. 47. D. 48.
Câu 26. Thể đa bội gồm các loại
A. tự đa bội (thể đa bội cùng nguồn) và dị đa bội (thể đa bội khác nguồn).
B. đa bội lẻ và đa bội chẵn.
C. đa bội thể và dị đa bội (thể đa bội khác nguồn).
D. tự đa bội (thể đa bội cùng nguồn) và đa bội thể.
Câu 27: Kiểu gen là tổ hợp gồm toàn bộ các gen
A. trên nhiễm sắc thể thường của tế bào. B. trên nhiễm sắc thể giới tính trong tế bào.
C. trên nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng. D. trong tế bào của cơ thể sinh vật.
Câu 28: Chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ theo Menđen là do
A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
B. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.
C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
D. sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân.
Câu 29: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương
phản, ông nhận thấy ở thế hệ thứ hai
A. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn. B. có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.
C. đều có kiểu hình khác bố mẹ. D. đều có kiểu hình giống bố mẹ.
Câu 30: Giống thuần chủng là giống có
A. kiểu hình ở thế hệ con hoàn toàn giống bố mẹ.
B. đặc tính di truyền đồng nhất nhưng không ổn định qua các thế hệ.
C. đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định qua các thế hệ.
D. kiểu hình ở thế hệ sau hoàn toàn giống bố hoặc giống mẹ.
Câu 31: Alen là gì?
A. Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen. B. Là trạng thái biểu hiện của gen.
C. Là các gen khác biệt trong trình tự các nuclêôtit. D. Là các gen được phát sinh do đột biến.
Câu 32: Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Menđen, cơ thể lai F1 khi tạo giao tử thì:
A. mỗi giao tử đều chứa một nhân tố di truyền của bố và mẹ.
B. mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.
C. mỗi giao tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn.
D. mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ.
Câu 33: Tính trạng trội là những tính trạng biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen
A. đồng hợp trội. B. dị hợp. C. đồng hợp trội và dị hợp. D. đồng hợp.
Câu 34: Tính trạng lặn là những tính trạng không biểu hiện ở cơ thể
A. lai. B. F1. C. dị hợp D. đồng hợp.
Câu 35. Số nhóm liên kết ở mỗi loài trong tự nhiên thường ứng với
A) số NST trong bộ NST lưỡng bội. B) số NST trong bộ NST đơn bội.
C) số NST thường trong bộ NST đơn bội. D) số NST thường trong bộ NST lưỡng bội.
Câu 36) Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, hiện tượng tiếp hợp và trao chéo giữa các crômatit của các cặp
NST tương đồng xảy ra ở
A) kì đầu của giảm phân thứ II. B) kì giữa của giảm phân thứ I.
C) kì sau giảm phân thứ I. D) kì đầu của giảm phân thứ I.
Câu 37) Đặc điểm của hiện tượng di truyền liên kết với NST giới tính X khác với hiện tượng di truyền các gen
trên NST thường là
A) gen trên NST giới tính X có hiện tượng di truyền chéo.
B) gen trên NST giới tính X luôn luôn biểu hiện giống nhau ở cả hai giới.
C) gen trên NST giới tính X cho kết quả giống nhau trong phép lai thuận nghịch.
D) gen trên NST giới tính X có hiện tượng di truyền thẳng.
Câu 38) Hịên tượng di truyền thẳng trong di truyền kiên kết với giới tính là hiện tượng
A) gen quy định tính trạng nằm trên NST X do đó ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY tính tạng luôn
luôn được truyền cho cá thể cùng giới ở thế hệ sau.
B) gen quy định tính trạng nằm trên NST Y do đó ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY tính tạng luôn
luôn được truyền cho cá thể khác giới ở thế hệ sau.
C) gen quy định tính trạng nằm trên NST X do đó ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY tính tạng luôn
luôn được truyền cho cá thể khác giới ở thế hệ sau.
D) gen quy định tính trạng nằm trên NST Y do đó ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY tính tạng luôn
luôn được truyền cho cá thể cùng giới ở thế hệ sau.
Câu 39. Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt
trội bố mẹ gọi là
A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội.
Câu 40. Để dò tìm F1 có ưu thế lai rõ nhất từ 2 dòng bố mẹ người ta thường phải tiến hành phép lai
A. phân tích kết hợp phép lai thuận nghịch.
B. phân tích kết hợp phép lai khác dòng đơn hoặc khác dòng kép.
C. tự thụ phấn bắt buộc.
D. thuận nghịch kết hợp phép lai khác dòng đơn hoặc khác dòng kép.
Câu 41. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 vì:
A. kết hợp các đặc điểm di truyền của bố mẹ. B. các cơ thể lai luôn ở trạng thái dị hợp.
C. biểu hiện các tính trạng tốt của bố. D. biểu hiện các tính trạng tốt của mẹ.
Câu 42. Ưu thế lai thường giảm dần qua các thế hệ sau vì làm
A. thể dị hợp không thay đổi. B. sức sống của sinh vật có giảm sút.
C. xuất hiện các thể đồng hợp. D. xuất hiện các thể đồng hợp lặn có hại.
Câu 43. Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với
A. thực vật và vi sinh vật. B. động vật và vi sinh vật.
C. động vật bậc thấp. D. động vật và thực vật.
Câu 44. Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là việc chọn tạo ra các giống
A. lúa. B. cà chua. C. dưa hấu. D. nho.
Câu 45. Không dùng tia tử ngoại tác động gây đột biến ở
A. hạt phấn. B. tế bào vi sinh vật. C. bào tử. D. hạt giống.
Câu 46. Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen?
A. Chuối nhà có nguồn gốc từ chuối rừng 2n.
B. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng.
C. Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnhPentunia.
D. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm.
Câu 47. Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ
thể với những đặc điểm mới được gọi là
A. công nghệ tế bào. B. công nghệ sinh học. C. công nghệ gen. D. công nghệ vi sinh vật.
Câu 48. Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là:
A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp
Câu 49. Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến. IV. Tạo dòng thuần chủng.
Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
A. I → III → II. B. III → II → I. C. III → II → IV. D. II → III → IV.
Câu 50/ Các cơ quan thoái hoá là cơ quan:
A. Phát triển không đầy đủ ở cơ quan trưởng thành B. Thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới
C. Thay đổi cấu tạo khác với tổ tiên D. Biến mất hoàn toàn
Câu 51/ Ruột thừa ở người:
A. Tương tự manh tràng ở động vật có vú B. Là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ
C. Có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật có vú
D. Là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật có vú
Câu 52. Cơ quan tương đồng có ý nghĩa gì trong tiến hóa?
A. Phản ánh sự tiến hóa phân li B. Phản ánh sự tiến hóa đồng qui
C. Phản ánh nguồn gốc chung D. Phản ánh chức năng qui định cấu tạo
Câu 53. Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A. Cánh dơi và tay người B. Ngà voi và sừng tê giác
C. Vòi voi và vòi bạch tuột D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi
Câu 54. Trường hợp nào sau đây là cơ quan tương tự?
A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác
B. Lá đậu Hà lan và gai xương rồng
C. Tua cuốn của dây bầu và gai xương rồng
D. Cánh chim và cánh côn trùng
Câu 55: Vây cá mập là cơ quan di chuyển của lớp cá vây; vây cá ngư long là biến đổi chi trước của lớp bò
sát; vây cá voi là biến đổi chi trước của lớp thú. Ba ví dụ trên là bằng chứng về:
A. Cơ quan tương tự B. Cơ quan thoái hóa.
C. Cơ quan tương đồng D. Cơ quan cùng nguồn.
Câu 56: Ví dụ nào sau đây không phải là cơ quan thoái hóa?
A. Răng khôn ở người B. Manh tràng của thú ăn thịt
C. Túi bụng của Kangguru D. Chi sau của thú biển
Câu 57. Trong tác phẩm nguồn gốc các loài, ĐacUyn chưa làm sáng tỏ được:
A. Vai trò của CLTN B. Tính thích nghi của sinh vật với điều kiện sống
C. Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị
D. Sự hình thành loài bằng con đường phân li tính trạng
Câu 58. Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là:
A. Biến dị tổ hợp. B. Biến dị đột biến. C. Thường biến. D. Đột biến nhiễm sắc thể
Câu 59. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là:
A. Qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến
hoá.
B. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
C. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột.
D. Đảm bảo sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn.
TỰ LUẬN ÔN THI HỌC KỲ I-2023-2024
Câu 1 (0,5 điểm): Một quần thể tự thụ có thành phần kiểu gen
P1: 0,3 AA: 0,6 Aa: 0,1 aa. và
P2: 0,5 AA: 0,4 Aa: 0,1 aa.
P3. 0,625AA: 0,25Aa: 0,125aa
P4. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa
Xác định tần số mỗi alen và xác định cấu trúc của quần thể tự thụ ở thế hệ F 2 ở mỗi quần thể?
Câu 2 (0,5 điểm): Cho các quần thể giao phối có thành phần kiểu gen như sau
P1. 0,5625AA: 0,375Aa: 0,0625aa
P2. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa
P3. 0,625AA: 0,25Aa: 0,125aa
P4. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa
Xác định trạng thái cân bằng di truyền của quần thể?
Câu 3 (1,0 điểm):Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm
sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình
thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường sinh được một con
gái có kiểu hình bình thường và một con trai tên mù màu. Người con gái
lớn lên lấy chồng có kiểu hình bình thường sinh được ba người con, một
con gái có kiểu hình bình thường, một con trai có kiểu hình bình thường
và một con trai bị bệnh mù màu. Người con trai bệnh lớn lên lấy vợ có
kiểu hình bình thường sinh được 1 người con gái bị mù màu.
a (0,5 điểm). Xây dựng được phả hệ của gia đình nói trên(qui ước đã cho).
b (0,5 điểm). Xác định kiểu gen của các thành viên trong phả hệ?
Câu 4 (1,0 điểm): Cho các nhận định về di truyền học người như sau:
1. Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi là
liệu pháp gen.
2. Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi là
phục hồi chức năng của gen.
3. Khi nghiên cứu tế bào người, người ta đã phát hiện ra bệnh ung thư máu do mất đoạn nhiễm sắc
thể 21.
4. Khi nghiên cứu tế bào người, người ta đã phát hiện ra bệnh ung thư máu do có ba nhiễm sắc thể
thứ 23.
5. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia
đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu
cho đời sau, là nhiệm vụ của ngành di truyền Y học tư vấn
Cho biết các nhận định đúng?

You might also like