You are on page 1of 4

(Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hoà bình trở lại

nước ta, miền bắc được


giải phóng. Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Lúc này, các
cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội. đây cũng chính là
lúc Tố Hữu đã sáng tác nên bài thơ ”Việt Bắc”. Phần đầu của bài thơ tái hiện giai đoạn gian khổ, vẻ vang
của Cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu sâu đậm trong
lòng người. Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi
sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng đối với dân
tộc.)
Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công

- - Không gian: hang núi chật hẹp nhưng vẫn lồng lộng gió.

- Câu hỏi tu từ “Ai về ai có nhớ không?” - Câu hỏi phiếm chỉ với đại từ “ai”. Tố Hữu không nhắc
chính xác đến một đối tượng nào cả mà hỏi tất cả những người đã từng gắn bó với Việt Bắc. Một
câu hỏi gợi nhiều lưu luyến, bâng khuâng, đậm đà tình nghĩa.

(Sau chiến thắng vẻ vang của toàn dân ta, khắp nơi hân hoan trong màu sắc rực rỡ tươi vui dưới ánh nắng và lá cờ
đỏ sao vàng.)

- Các hình ảnh: "ngọn cờ đỏ thắm", “sao vàng”.

=> Lá cờ đỏ sao vàng chứng minh cho thắng lợi của nhân dân ta, khắc hoạ khung cảnh nhộn nhịp,
hân hoan của Việt Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ, khắp nơi rực rỡ nắng vàng cùng cờ cỏ. Đó là
những hình ảnh biểu tượng của cách mạng, là tương lai của dân tộc.

- Thời gian: nắng vàng rực rỡ -> Cảnh đẹp trang nghiêm và phóng khoáng trong ngọn gió của thời đại
mới – con đường của cách mạng Việt Nam đã thực sự chuyển từ đêm tối gian lao sang ngày mai tươi
sáng.

- Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công:

Điều quân chiến dịch thu đông

Nông thôn phát động giao thông mở đường

Giữ đê, phòng hạn, thu lương

Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu

- Chiến dịch biên giới thu đông: Đây là chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên của Quân đội nhân
dân Việt Nam vào hệ thống phòng ngự của quân Pháp mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược.
(Tính chất diễn ca lịch sử lại xuất hiện trong đoạn thơ sau đó nhằm thể hiện những nhiệm vụ vừa lớn lao
thiêng liêng, vừa thiết thực, cụ thể của cách mạng, từ “điều quân chiến dịch” cho tới “giữ đê, phòng hạn, thu
lương”) (đọc theo sơ đồ)

- Giai đoạn chuẩn bị này đã cho thấy khí thế hừng hực của quân và dân ta. Người ra đi nhớ về
những ngày tháng cùng đồng đội ở căn cứ địa chiến đấu: đó là những giờ đi họp, bàn bạc, đưa ra
sách lược, điều quân cho chiến dịch; những khi nhận được mệnh lệnh di chuyển để thực hiện
nhiệm vụ,… cả tiền tuyến và hậu phương rộn ràng khí thế.

(Người chiến sĩ ở mặt trận chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu còn người ở hậu phương ra sức tăng gia sản xuất cung cấp
lương thực cho chiến khu.)

=> Khí thế chiến đấu hừng hực của tiền tuyến và hậu phương, thể hiện tinh thần đồng lòng, quyết
tâm đánh giặc không chỉ của những người ở chiến khu mà là của cả dân tộc, đất nước, con người
Việt Nam.

=> Thể hiện niềm tự hào dân tộc sau những chặng đường kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ,
đồng thời ca ngợi và ghi nhớ công lao của những người lãnh đạo đã cống hiến cho nhân dân.

(Bên cạnh những kỉ niệm của người ra đi và kẻ ở lại,) Người ra đi còn nhắn nhủ con người về sự quan
trọng của chiến khu Việt Bắc

(Qua 4 câu thơ đầu của khổ thơ ta thấy được nỗi nhớ của cán bộ về xuôi cũng như nhân dân Việt Bắc về
vị cha già kính yêu của dân tộc một cách thật tha thiết - người đã mở cho Cách mạng Việt Nam một con
đường mới)

Ở đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.

- Lối điệp cấu trúc qua hai câu thơ 6 chữ bắt đầu bằng chữ “ở đâu” đều xuất hiện hình ảnh của
hiện thực đau đớn của quê hương đất nước ta: “u ám quân thù”, “đau đớn giống nòi”: ( chúng
bóc lột nhân dân ta một cách vô cùng tàn nhẫn, chúng gây ra nạn đói khủng khiếp khiến hơn 2 triệu
đồng bào ta bị chết đói,…)
 Những hình ảnh hiện thực đau đớn của một dân tộc bị mất nước, bị giặc ngoại xâm

(Chúng bóc lột nhân dân ta một cách vô cùng tàn nhẫn, chúng gây ra nạn đói khủng khiếp khiến hơn 2 triệu đồng
bào ta bị chết đói,… – một hiện thực khó mà phai mờ được)

- (Để làm nhẹ dịu hình ảnh đau đớn ấy, nhà thơ đã lồng vào) Hình ảnh đối lập:
U ám quân thù >< Cụ Hồ sáng soi
 Đề cao vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Hình ảnh Bác như một biểu tượng tiếp thêm dũng khí
và nghị lực cho quân dân ta tiếp tục chiến đấu và chiến thắng, tiếp thêm cho chúng ta ý chí lòng
can đảm.
- Cụm từ “mà nuôi chí bền” diễn tả dù hiện thực có gian khổ đến đâu thì phải đối diện với những
khó khăn thử thách nhiều thế nào thì chỉ cần nhìn về Việt Bắc nhân dân sẽ cảm thấy có lòng tin
và ý chí chiến đấu, nuôi chí bền, trường kì kháng chiến chắc chắn sẽ thành công.
- Điệp từ “nhìn” và ”trông” ở hai câu thơ 8 chữ đều hướng về Việt Bắc – trung tâm đầu não của
cuộc kháng chiến.

(Việt Bắc trước hết là quê hương cách mạng, là đầu não, là cái nôi của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược. Đồng thời, Việt Bắc còn là nơi khích lệ, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, nơi
tiếp thêm cho quân và dân ta niềm tin, niềm hi vọng về ngày chiến thắng, về ngày hòa bình của dân tộc,
của Tố quốc.)

 Từ đó, Khẳng định vai trò Việt Bắc là quê hương, là căn cứ địa vững chắc của cách mạng, là
đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ bao tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hi vọng của
mọi người Việt Nam yêu nước. (Ở bất cứ đâu trên đất nước này, bất cứ giai đoạn nào con người
sống trong cảnh lầm than của ách đô hộ hãy hướng về Việt Bắc, về chiến khu), lấy đó làm động
lực để chiến đấu vì chính nơi đây đã chiến thắng vẻ vang cho cả dân tộc.
Bốn câu thơ cuối trong khổ là lời khẳng định của người cán bộ về xuôi, cán bộ sẽ không quên
15 năm ấy
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.
- "Mười lăm năm" là quãng thời gian không ngắn cũng chẳng dài nhưng nó đủ khiến cho
những cảm xúc biến thành hoài niệm, không thể nào lãng quên. (Một khoảng thời gian dài
chiến đấu gian khổ, càng làm cho tình cảm giữa những người chiến sĩ cách mạng và người dân Việt Bắc thêm
sắt son, mặn nồng, thấm đượm ân tình.)

(Người về cũng không quên trả lời câu hỏi của Việt Bắc:

“Mình về mình lại nhớ ta


Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”

Trả lời cho câu hỏi: Ai về ai có nhớ không?.)

- Việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình” – “ta” cùng kết cấu đối đáp quen
thuộc đã tạo nên một cuộc chia tay đầy nhớ thương giữa cán bộ với nhân dân
Việt Bắc.

– Sự lặp lại 2 địa danh nổi tiếng và 2 sự kiện nổi bật đã từng diễn ra ở Việt Bắc: “ Mái đình
Hồng Thái, cây đa Tân Trào” → nhấn mạnh rằng mình sẽ luôn nhớ về Việt Bắc-cái nôi của Cách
mạng. =>Ẩn trong nỗi nhớ ấy chính là lòng biết ơn sâu sắc và lời hứa sẽ luôn thủy chung của người
cán bộ miền xuôi với cán bộ miền ngược.

=>Qua đoạn thơ trên ta thấy con người Việt Bắc hiện ra nội bật với tấm lòng thủy chung son
sắc, gắn bó với Cách mạng với kháng chiến. Đó là những con người có lòng tin vào Bác Hồ, vào
sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng. Đồng thời qua khổ thơ trên
tác giả đã vẽ nên bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên, con người, cuộc sống lao động và chiến
đấu của núi rừng Việt Bắc trong suốt 15 năm kháng chiến.

Tổng kết: Thấy rõ hơn về phong cách thơ Tố Hữu mang đậm màu sắc dân tộc. Kết cấu thơ theo lối
đối đáp, diễn đạt theo thể thơ lục bát tạo nên sắc thái trữ tình nhưng không kém phần sáng tạo
mới mẻ. Tố Hữu đã dùng cách diễn đạt rất riêng tư để thể hiện nghĩa tình cách mạng rộng lớn.

(Cả đoạn trích như một bản nhạc nhịp nhàng, tha thiết được hòa tấu bởi là khúc tình ca và khúc trường ca
về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về những con người kháng chiến anh hùng. Thông qua khúc
nhạc đẹp đẽ, hào hùng ấy nhà thơ đã bộc lộ được những tình cảm tha thiết, sâu đậm của mình dành cho
vùng núi rừng Việt Bắc, ngợi ca tình đồng chí, nghĩa tình đồng bào.)

You might also like