You are on page 1of 3

Nếu như khổ đầu của bài thơ là một “nỗi nhớ chơi vơi” với bao kỉ niệm

đẹp đẽ, xúc động


về một thời chiến tranh đầy gian khổ, hi sinh thì tám dòng thơ trong khổ ba khắc họa dũng khí
anh hùng và tâm hồn lãng mạn hào hùng của một người lính trong máu lửa, qua đó thể hiện rõ
niềm tự hào của tác giả. Bốn câu thơ đầu tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người lính
Tây Tiến trong những năm tháng hào hùng của dân tộc:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”
Hai câu thơ đầu đề cập đến một thực tế, đó là căn bệnh sốt rét nguy hiểm mà người lính
thường mắc phải. Nhà thơ Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí” cũng đã nói đến căn bệnh này:
“Anh với em biết từng cơn ớn lạnh - ớn lạnh vì sốt, trán ướt mồ hôi”. Quang Dũng trong thơ
không che giấu những thử thách, gian khổ, những căn bệnh quái ác và những hy sinh to lớn của
người lính Tây Tiến, nhưng hiện thực khắc nghiệt này được nhìn qua một tâm hồn lãng mạn.
Những cái đầu cạo trọc để tiện cận chiến, những cái đầu trụi lủi, xanh xao vì nghèo đói, sốt rét
của những người lính qua cái nhìn của Quang Dũng trở nên oai phong, lẫm liệt, dữ tợn như
mãnh hổ chốn rừng thiêng. Những người lính Tây Tiến hết mình vì nhiệm vụ, nhưng trái tim họ
vẫn dành chỗ cho những người anh, người chị thân thiết và những người bạn gái thân yêu nơi xứ
người. Quang Dũng với cái nhìn đa chiều đã khắc họa những người lính không chỉ ở vẻ bề ngoài
mà còn ở thế giới nội tâm của họ, những tâm hồn lãng mạn, giàu mơ mộng.
Trong chiến tranh, những mất mát, hy sinh là điều khó tránh khỏi. Quang Dũng gợi lên
hiện thực này mà không giấu diếm theo cách riêng của mình:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.”
Những từ Hán Việt cổ kính, trang trọng như “biên cương”, “xa”, “chiến trường” kết hợp
với từ “rải rác” đã làm dịu đi yếu tố bi tráng, trở lại nỗi đau mất mát, sa ngã. Nổi bật lên là vẻ
đẹp lãng mạn của lí tưởng xả thân quên mình vì nước của người lính Tây Tiến. Cách nói “chẳng
tiếc đời xanh” vang lên hùng hồn khẳng định vẻ đẹp hào hùng của những chàng trai Tây Tiến.
“Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
Nhắc đến một sự thật bi thảm: Những người lính Tây Tiến gục xuống bên đường chiến
đấu không mảnh vải che thân, qua cái nhìn của Quang Dũng họ khoác trên mình chiếc áo bào
sang trọng mang dáng dấp của Việt Nam, những dũng sĩ của quá khứ, rồi bi kịch này hoàn toàn
bị nhấn chìm trong tiếng gầm dữ dội của sông Mã, Quang Dũng mượn âm thanh của sông nước,
thiên nhiên và hồn thiêng Tây Bắc để tiễn biệt, tri ân và ca ngợi đồng đội. Câu thơ vừa dữ dội
vừa hào hùng khiến cho sự hy sinh của người lính không buồn mà bi tráng về tinh thần.

Khổ thơ thứ ba có giọng điệu trang trọng chủ đạo, thể hiện cảm xúc tiếc thương vô hạn
của nhà thơ và lòng kính trọng, tôn kính trước sự hy sinh của đồng đội. Bài thơ giàu cảm hứng
lãng mạn, với ngòi bút sắc sảo, táo bạo trên bối cảnh hiện thực khắc nghiệt đã khắc họa nên một
bức chân dung tập thể của những người lính Tây Tiến đầy bi tráng. Quang Dũng qua khổ thơ này
đã thể hiện sâu sắc sự lưu luyến, ám ảnh, nhớ nhung hình ảnh người đồng đội của mình trong
những ngày gian khổ nơi núi rừng miền Tây. Lịch sử của dân tộc sẽ không bao giờ lặp lại như
thời thơ mộng, lãng mạn và hào hùng trong những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ và ác liệt như
vậy.
Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ
sống, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc,
truyền thống. Tố Hữu có nhiều tập thơ với nhiều bài thơ có giá trị, trong đó có bài thơ “Việt
Bắc”. Đoạn thơ sau là đoạn thơ tiêu biểu thể hiện tâm tình bịn rịn quyến luyến của người ở lại
đối với người ra đi:
“- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Miền Bắc được giải phóng. Tháng 10 năm 1954, các cơ
quan Trung ương Đảng và Nhà nước chuyển từ Việt Bắc (Thủ đô kháng chiến) về thủ đô Hà
Nội. Sự lưu luyến giữa kẻ ở và người ra đi đã khơi nguồn cảm xúc lớn cho nhà thơ sáng
tác “Việt Bắc”. Bốn câu thơ gồm hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất, người Việt Bắc hỏi người cán bộ
: khi về xuôi thì còn nhớ người Việt Bắc không. Có nhớ thời gian gắn bó đã “mười lăm năm” và
tình cảm là “thiết tha mặn nồng ”hay không. Trong câu hỏi, cụm từ “mười lăm năm” là chỉ thời
gian từ sau khởi nghĩa Bắc Sơn ( 1940) đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi
(1954). Đó là khoảng thời gian Việt Bắc là căn cứ cách mạng. Các từ “thiết tha mặn nồng” là để
chỉ mức độ tình cảm, đó là tình cảm tha thiết, sâu nặng. Từ đó thấy được: ở câu hỏi này, người ở
lại đã nhắn nhủ với người về xuôi hãy nhớ Việt Bắc và cách mạng có thời gian gắn bó lâu dài, có
tình cảm tha thiết, sâu nặng.Câu hỏi thứ hai, người Việt Bắc hỏi người cán bộ : khi về xuôi, nhìn
“cây” thì có nhớ đến “núi” ở Việt Bắc không, nhìn “sông ”thì có nhớ nguồn nước ở Việt Bắc
không. Trong câu hỏi, cụm từ “nhìn sông nhớ nguồn” gợi nhớ đến câu tục ngữ “uống nước nhớ
nguồn” quen thuộc. Như vậy, trong câu hỏi này, một cách khéo léo, người ở lại như muốn nói
với người về, cũng là lời khẳng định của nhà thơ: Việt Bắc là cội nguồn cách mạng. Điều đó thật
đúng. Sau khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940, Việt Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng, là nơi Bác
Hồ, Trung ương Đảng và mặt trận Việt Minh lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dẫn tới
thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, dẫn tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà. Năm 1946, thực dân Pháp trở lại đánh chiếm nước ta. Hà Nội rơi vào tay giặc. Việt
Bắc tiếp tục trở thành căn cứ kháng chiến. Việt Bắc là “An toàn khu”, đã che chở, bảo vệ các cơ
quan Trung ương Đảng và Chính phủ trong suốt thời kì kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc đã
góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, đưa dân tộc Việt Nam lên tầm cao của
thời đại .Việt Bắc đúng là cội nguồn, là cái nôi của cách mạng. Vì vậy , kết thúc phần đầu bài thơ
“Việt Bắc”, Tố Hữu đã viết “Mười lăm năm ấy ai quên – Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng
hoà”. Cả bốn câu thơ, qua lời ướm hỏi, đã khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không
gian nguồn cội, nghĩa tình; qua đó thể hiễn tâm trạng người ở lại: lưu luyến , bâng khuâng trong
buổi chia tay, nhắn nhủ, tâm tình cùng người về xuôi về nghĩa tình cách mạng.
Bốn câu tiếp theo là nỗi lòng của người về. Ở hai câu sáu và bảy, người về không trả lời
câu hỏi của người ở lại mà đưa ra câu hỏi nhưng là để bộc lộ tâm trạng. Từ “ai” phiếm chỉ,
nhưng ở đây là chỉ người Việt Bắc. Có thể hiểu hai câu thơ này là: nghe lời hỏi “tha thiết” của
người Việt Bắc, người về xuôi thấy “bâng khuâng” trong dạ, “bồn chồn” bước đi. Từ láy “bâng
khuâng” diễn tả tâm trạng của người cán bộ: nhớ, buồn vì phải chia tay với Việt Bắc, nơi đã gắn
bó suốt “mười lăm năm” với bao “đắng cay ngọt bùi”. Nhưng người cán bộ cũng hồi hộp, không
yên trong lòng vì sắp được trở về quê hương sau thời gian dài xa cách. Ở hai câu thơ cuối, “áo
chàm” là hình ảnh hoán dụ chỉ người Việt Bắc. Hai câu thơ đã gợi ra hình ảnh người Việt Bắc và
cán bộ cách mạng trong buổi “phân li”, cầm tay nhau mà không biết nói gì. Đó là hình ảnh kẻ ở
người đi lưu luyến không muốn rời xa. Đó là tâm trạng xúc động không nói nên lời. Xúc động vì
phải chia tay sau “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Người về còn xúc động vì phải rời xa
nơi có “Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”. Nơi đã từng “chia củ sắn lùi- Bát cơm sẻ nửa, chăn
sui đắp cùng”.
Nhìn chung, tám dòng thơ đầu là cảnh chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn nhưng là cuộc chia
tay lớn mang tính chất chính trị trọng đại trong hình thức cuộc chia tay tình tứ của lứa đôi. Đoạn
thơ đậm đà tính dân tộc với thể thơ lục bát truyền thống được sử dụng nhuần nhuyễn, kết cấu đối
đáp thường thấy trong ca dao được sử dụng sáng tạo, cặp đại từ nhân xưng mình – ta với sự biến
hoá linh hoạt, tác giả tạo dựng được hình tượng kẻ ở, người đi đại diện cho tình cảm của cả cộng
đồng.

You might also like