You are on page 1of 5

Khi nhận xét về nhà thơ Tố Hữu, Xuân Diệu có nói “Tố Hữu đứng trước hai con

đường làm
thơ: thơ lãng mạn cách mạng và thơ lãng mạn không cách mạng. Từ khi được Đảng giác ngộ:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim, Tố Hữu đã bước vào con đường
làm cách mạng và con đường làm thơ cách mạng”. Vì vậy, ông được mệnh danh một trong
những nhà thơ, "lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam", hay "nhà thơ của nhân dân".
Vì vậy, không lạ gì khi mỗi tác phẩm của ông đều hướng tới lẽ sống lớn, tình cảm lớn và niềm
vui lớn của người con cách mạng. Trong mỗi dòng thơ của ông, chặng đường cuộc cách mạng
đầy mất mát nhưng vẻ vang được tái hiện đậm nét. Khi viết về những cuộc kháng chiến, dòng
thơ của ông mang đậm chất trữ tình chính trị rất sâu sắc. Những tác phẩm của Tố Hữu không chỉ
là bản ghi chép về sự chiến đấu của ông cha ta, mà còn bộc lộc sự vận động trong tư tưởng và
bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ. Sự thay đổi ấy xuất phát từ tập thơ "Từ ấy" và tiếp tục phát triển
trong tập thơ hùng ca và tình ca cách mạng tiêu biểu "Việt Bắc". Đoạn trích sau đây thuộc bài
thơ cùng tên mang giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc:
" Ta đi ta nhớ những ngày
...
Chày đêm nện cối đều đều suối xa"
Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, hiệp ước Giơ-ne-vơ được kí kết, miền Bắc nước ta được
trao trả tự do. Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước chuyển từ Việt
Bắc về thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống và gắn
bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu Việt Bắc để về xuôi. Sự lưu luyến giữa kẻ ở và
người ra đi đã khơi nguồn cảm xúc lớn cho nhà thơ sáng tác tập thơ lục bát "Việt Bắc". Khi đọc
văn phẩm, ta có thể thấy rõ hai phần riêng biệt: phần đầu, hay bài thơ chứa trích đoạn, tái hiện
một thời gian khổ mà oanh liệt của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở
thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người, trong khi đó phần sau nói lên sự gắn bó giữa
miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng
lời ngợi ca công ơn Bác Hồ và Đảng đối với dân tộc. Với kết cấu đăng đối, ân tình cách mạng
giữa quân và dân được bộ lộ rõ ràng. Cả bài thơ ngập tràn nhớ nhung do cái ân tình ấy, và những
câu thơ trích trên là câu trả lời của người ra đi dành cho những lời ướm hỏi cũng như lời gợi
nhắc của người ở lại.

Như đã khẳng định ở những câu thơ trước trong bài, người ra đi không thể nào để những người
ở lại thành dĩ vãng, thành một quá khứ huy hoàng. Tình cảm đậm đà ấy xuất phát từ những ân
tình sâu nặng cũng như sự gắn kết quân - dân. Và bốn câu thơ sau đã làm nổi bật điều ấy:

"Ta đi ta nhớ những ngày

...

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng"

"Mình đi, mình có nhớ những ngày" - "Ta đi ta nhớ những ngày". Thật là một lời đối đáp ngọt
ngào, đằm thắm giữa dân và quân! Cuộc vấn đáp này thật ngọt ngào một phần là do cách dùng
đại từ xưng hô "mình-ta" của tác giả. Độc giả có thể thấy lối xưng hô quen thuộc này trong ca
dao giao duyên:
"Mình về ta ngóng ta trông

Ta về mình chẳng chút công đoái hoài

Tác giả đã tận dụng cái tính từ trong lối xưng hô quen thuộc này khiến những câu hỏi đậm những
ân ái dành cho người ra đi, từ đó khiến người đọc tiếp cận một vấn đề chính trị nhưng không hề
khô khan chút nào. Song ở đây có sự sáng tạo đặc biệt của Tố Hữu so với ca dao dân ca. Nếu
như trong ca dao ta và mình chỉ đôi lứa yêu nhau thì ở đây ta và mình được tác giả hình tượng
hóa để chỉ cán bộ chiến sĩ và đồng bào Việt Bắc. "Những ngày" ấy thật khó quên, không thể phai
nhạt vì có "mình đây ta đó" cùng trải qua bao "đắng cay ngọt bùi". Từ chỉ nơi chốn "đây" đi liền
với "đó" cho thấy sự khăng khít của họ suốt hơn một thập kỷ, từ khi kháng Nhật, thuở còn Việt
Minh. Hơn nữa, tác giả đã sử dụng cụm từ "đắng cay ngọt bùi" để biểu đạt những khó khăn của
thời kháng chiến. Điều này cũng được đề cập trong lời của người ở lại như "miếng cơm chấm
muối", "hắt hiu lau xám". Thực chất, đây là khó khăn chung trong thời chiến tranh, ta có thể thấy
được điều đấy ở trong những bài thơ cùng thời như "Áo bào thay chiếu anh về đất" (Tây Tiến -
Quang Dũng), hay "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" (Đồng chí - Chính Hữu). Tuy vậy, Tố
Hữu lại đặt "đắng cay" cạnh "ngọt bùi". Sự đối lập thú vị này cho t thấy rằng dù ở trong hoàn
cảnh khó khăn đến cùng cực, mang tính thời đại nhưng họ vẫn rất vui vì đã có nhau. Họ coi nhau
như mảnh ghép không thể thiếu trong cuộc đời, là người đồng cam cộng khổ. Nếu hai câu thơ
này thể hiện sự gắn kết giữa họ thì ở hai câu thơ liền kề, độc giả có thể cảm nhận được ân tình
mà người ở lại dành riêng cho người cán bộ. Ở đây, ta có thể thấy sự liệt kê những hình ảnh "chia
củ sắn lùi", "bát cơm sẻ nửa", "chăn sui đắp cùng. Đây là những hình ảnh rất thực: họ đã đói đến
vàng mắt, cơn gió mạnh đến mức không tài nào ngủ được ở chốn đại ngàn. Thật xót xa làm sao!
Tuy vậy, người Việt Bắc vẫn luôn chia sẻ cùng với người cán bộ trong khả năng của mình khi đối
diện hiện thực tàn khốc ấy. Một củ sắn chia nhau để sưởi ấm trong đem đông lạnh giá, bữa cơm
tuy đạm bạc nhưng tràn đầy sẻ chia, yêu thương. Hơn thế nữa, những từ nằm cùng trường nghĩa
"thương", "chia", "sẻ", "cùng" càng làm nhấn mạnh sự thơm thao, hồn hậu của người ở lại. Nhờ
sự thân thiết, gắn bó như ruột thịt ấy mà người ra đi trên chiến trường đã vượt lên trên tất cả,
giành lại tự do cho Tổ quốc. Qua bốn câu thơ, ta có thể nói rằng người về xuôi biết rằng mình đã
chịu ơn vì những ân tình son sắt của người ở lại. Tình nghĩa ấy thật sâu sắc, chúng luôn sống mãi
trong tâm trí người ra đi.

Trong khoảng thời gian dài bên nhau, người về xuôi không chỉ trân trọng những ân nghĩa mà
còn ghi dấu những phẩm chất sáng ngời của người ở lại. Trước hết, đức tính cần cù, lam lũ, chịu
thương chịu khó của người dân Việt Bắc được phơi bày rõ nét qua hai câu thơ:

"Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô"

Người đọc có thể thấy rõ ràng ở trong hai câu thơ rằng nhà thơ đang tập trung vào hình tượng
người mẹ địu con lên rẫy thân thuộc với những nét vẽ rất ấn tượng. Cụm từ "nắng cháy lưng" gợi
hình ảnh người mẹ đi làm từ sáng đến tận chiều muộn, mỗi khi ánh nắng chiếu xuống là mồ hôi
của mẹ lại rơi. Ngoài ra, cảnh tưởng ấy còn ẩn dụ cho sự tần tảo, chắt chiu, cần cù của những
người mẹ kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang những người chiến sỹ cách mạng. Hình ảnh người
mẹ Việt Bắc mang nhiều nét tương đồng với người mẹ Tây Nguyên của Nguyễn Khoa Điềm
trong tác phẩm "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ":

"Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,

Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội"

Qua những minh chứng rõ rệt, ta có thể cảm nhận một biểu tượng người mẹ Việt Nam với tấm
lòng luôn hướng đến cách mạng, chiến tranh. Hình ảnh ẩn dụ này không chỉ gợi nhớ cho ta về
người mẹ anh hùng tiêu biểu, mà còn có sức lay động đối với người đọc. Khi đọc những dòng
thơ này, ta có thể thấy thương xót những người mẹ gồng gánh áp lực mưu sinh cũng như gánh
nặng để cưu mang, che chở những người chiến sỹ. Bút pháp đối lập kết hợp với dày đặc thanh
trắc "cháy lưng", "địu con" với "bẻ từng bắp ngô" càng khiến độc giả chua xót hơn cho những bà
mẹ Việt Bắc. Công việc của họ rất nhọc nhằn, tốn nhiều sức lực. Tuy vậy, thành quả mà họ có
được lại chỉ vỏn vẻn "từng bắp ngô". Qua cách miêu tả, có thể thấy rằng người chiến sỹ rất
thương, rất xót cho họ cũng như có một sự cảm phục dành cho họ. Người cán bộ về xuôi có lẽ sẽ
chẳng thể quên được hình ảnh rất đẹp về một người mẹ vất vả, gian truân mà cũng rất tình
nghĩa, che chở. Không chỉ trong tác phẩm "Việt Bắc" mà trong một số văn phẩm khác của ông,
hình tượng người mẹ kháng chiến cũng hiện lên thật tuyệt đẹp:

"Một tay lái chiếc đò ngang

Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày

Sợ chi sóng nước tàu bay

Tây kia ta đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!

Kể chi tuổi tác già nua

Chống chèo xin cứ thi đua đến cùn:

(Mẹ Suốt)

Có thể thấy, thơ Tố Hữu luôn dành tiếng nói yêu thương, lòng trân trọng và tình cảm xúc động,
thành kính khi viết về những người mẹ. Đó là “bà mẹ Việt Bắc”, những người tưởng chừng cả
đời chỉ biết gắn bó với cây rau rừng, với củ mài, củ sắn không biết đến đấu tranh, đến chính trị
nhưng bằng tình cảm yêu quê hương, đất nước của một người con đất Việt, họ đã ý thức được
trách nhiệm với cuộc kháng chiến của dân tộc. Có người không trực tiếp tham gia chiến đấu
nhưng đã dốc hết khả năng của mình để cống hiến cho giang sơn. Tóm lại, sự kính trọng, khâm
phục, thương cảm của nhà thơ dành cho bà mẹ không chỉ xuất phát khi ông tham chiến ở Việt
Bắc, mà nó xuất phát từ nhận thức đúng đắn cũng như tâm hồn biết giao cảm của ông.
Khi nhớ về con người nơi đây, người cán bộ không chỉ hồi tưởng về hình ảnh những con người
chịu thương chịu khó, vất vả gian truân mà ông còn tìm về những mảnh đời lạc quan, yêu đời,
vui vẻ cũng như cuộc sống sinh hoạt khó thể nào quên qua sáu câu thơ sau:

"Nhớ sao lớp học i tờ

...

Chày đêm nện cối đều đều suối xa..."

Trước hết, ở những câu thơ này, người đọc có thể thấy cấu trúc "nhớ sao" được lặp lại ở mỗi câu
lục. Biện pháp điệp cấu trúc này dày đặc hóa nỗi nhớ của người ra đi. Sao mà có thể quên những
lớp học "i tờ", có thể quên về những đêm "liên hoan" giữa "đồng khuya". Lớp học "i tờ" thực
chất là lớp bình dân học vụ, là cơ hội để những người chiến sỹ giúp những người dân xóa mù
chữ. Trong thời gian kháng chiến, người dân nơi đây không chỉ được tiếp xúc với tri thức mà còn
có một thời gian đáng trân trọng và ánh sáng tự do. Không chỉ vậy, người cán bộ về xuôi còn nhớ
mãi đồng đội gian truân, tất bật nhưng cũng rất lạc quan, vui tươi. Từ "vẫn" đặt giữa "gian nan"
và "ca vang núi đèo" cho thấy hình ảnh những con người kháng chiến vẫn vang mãi tiếng hát,
không có gì có thể khiến họ mủi lòng kể cả thiếu thốn, kể cả cùng cực, kể cả khi sức cạn lực kiệt.
Nhớ Việt Bắc, không chỉ là nhớ về hình tượng người dân, mà còn là ngẫm lại để nghe thấy
những thanh âm của núi rừng "mõ rừng chiều", "chày đêm nện cối". Cuộc sống nơi đại ngàn tràn
ngập những tiếng mỗ trâu buổi chiều trở về bản làng, đắp ắp tiếng chày của cối giã gạo đều đều
chạy bằng sức nước. Những tiếng ấy khiến đời sống nơi đây trở yên bình ơn, ấm cúng hơn. Ôi
chao, làm sao mà có thể quên được sinh hoạt đầm ấm vui tươi, sao mà quên được những tiếng
hát vui tai, sao mà quên được những âm thanh của lao động thân quen suốt thời gian dài, kể cả
khi về xuôi?

Nỗi nhớ con người Việt Bắc lạc quan, vui vẻ, phồn hậu cùng với cuộc sống thường nhật tràn
ngập niềm vui đã được hiện lên thật rõ nét qua đoạn thơ trên. Tuy vậy, nếu mở rộng ra toàn bài
thơ "Việt Bắc", độc giả còn có thể cảm nhận thêm bức tranh thiên nhiên từ nhiều không gian và
thời gian cũng như những phẩm chất tốt đẹp khác của người dân nơi đây, có thể kể đến thủy
chung, son sắt, gian truân, vất vả... Để viết nên một tác phẩm đến như vậy, dường như nỗi nhớ
của người ra đi lẫn người ở lại dành cho nhau phải sâu đậm biết bao! Từ đó, ta có thể thấy ân
tình cách mạng sâu sắc - đó cũng là chủ đề chính của văn phẩm này

Ta có thể thấy xuyên suốt đoạn thơ, "chia ly" có thể là từ vắn tắt nhất để miêu tả những nguồn
cơ cho dòng thơ trên. Chia ly người tình, chia ly anh em... Dường như, không riêng một ai, ta
đều phải giã biệt ít nhất một người thân thương. Các thi nhân cũng vậy, họ đã tâm sự những điều
thầm kín ấy trên nhưng dòng văn của mình. Đề tài chia ly không hề hiếm có trong thơ ca Việt
Nam. Điển hình như
"Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san"
(Nguyễn Du)
"Anh đi đấy anh về đâu
Cánh buồm nâu"
(Nguyễn Bính)
"Đó là cuộc chia li chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng"
(Nguyễn Mĩ)
Khi đọc những câu thơ trên, ta có thể thấy màu sắc cổ điển của đại thi hào Nguyễn Du, chất dân
gian của nhà thơ Nguyễn Bính và sự hiện đại của Nguyễn Mĩ. Cuộc chia ly của Tố Hữu, mặt
khác, là sự kết hợp hoàn hảo giữa ba yếu tố trên. Thơ ông truyền thống mà hiện đại, nói những
điều mới mẻ bằng giọng thơ thân thuộc tự ngàn xưa
Tóm lại, với ngôn ngữ quen thuộc, nghệ thuật đậm đà tính dân tộc, thể thơ lục bát truyền
thống, kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao được sử dụng sáng tạo, cặp đại từ nhân xưng
mình – ta với sự biến hoá linh hoạt; tác giả tạo dựng được sự phản hồi đằm thắm của người về
xuôi về con người và cuộc sống kháng chiến, đại diện cho tình cảm của cả cộng đồng trong
những câu thơ thuộc bài thơ “Việt Bắc”. Chúng ta có thể cảm nhận khi đọc đoạn thơ nói chung
và tác phẩm nói riêng, tấm lòng yêu thương đồng bào và giang sơn của nhà thơ Tố Hữu đã
khiến “Việt Bắc” sáng ngời lên là một bản tình ca và hùng ca trong cuộc kháng chiến chống
Pháp. Thơ của ông đã tiếp thêm năng lượng cho người thời chiến, " Thời đại ta đã may mắn có
được nhà thơ Tố Hữu" (Hoài Thanh). Và kể cả khi chiến tranh đã đi rất xa, khi đọc bài thơ, ta
như thể sống lại thời gian hào hùng đó vậy qua những lời thơ của ông.

You might also like