You are on page 1of 13

VIỆT BẮC

Tố Hữu
1. MB.
Thế giới văn học tuyệt vời đã lưu giữ cho ta bao cuộc chia ly bất tử. Nhớ cuộc
chia ly Lý Bạch với Mạnh Hạo nhiên trên lầu Hoàng Hoạc. Cuộc từ biệt Thúc
Sinh
của Thúy Kiều sau những ngày mặn nồng, thắm thiết. Cuộc đưa tiễn người
chinh
phu ra trận trong Chinh phụ ngâm …Và đến văn học Việt Nam hiện đại người
đọc
không thể quên cuộc chia tay lịch sử của dân tộc giữa hai tập thể người đầy bịn
rịn,
lưu luyến, vấn vương. Tất cả được ghi lại trong thước phim quay chậm mà Tố
Hữu
là người bấm máy. Từng dòng thơ, từng con chữ đong đầy nhớ thương. Để rồi
hôm
nay khi ngồi đọc lại Việt Bắc thì tất cả vẫn còn nóng hổi, vẹn nguyên vừa như
mới
hôm qua.
2. TB.
a, Hoàn cảnh sáng tác.
- Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hiệp định Giơnevơ được kí
kết,
hoà bình được lập lại, một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của
cách
mạng được mở ra. Tháng 10-1954, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính
phủ
rời chiến khu Việt Bắc, nơi đã che chở, nuôi dưỡng cho cách mạng trong suốt
những
năm trường kì chống thực dân Pháp trở về Hà Nội.
– Cuộc sống thay đổi có tính chất bước ngoặt: từ chiến tranh sang hoà bình, từ
núi
rừng về thành thị. Biết bao lưu luyến ân tình với những nơi đã từng đồng cam
cộng
khổ, với những người đã từng “chia ngọt sẻ bùi”. Người ra đi không khỏi bâng
khuâng thương nhớ; người ở lại cũng không khỏi bịn rịn, trống trải, bùi ngùi…
=>Nhân sự kiện có tính chất thời sự và lịch sử ấy, Tố Hữu – một cán bộ của
Đảng,
một nhà thơ lớn của cách mạng đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc” vào tháng 10-
1954.
Bài thơ đã có vinh dự được lấy làm tên chung cho cả tập thơ “Việt Bắc”, một
đỉnh
cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam thời kì
kháng chiến chống thực dân Pháp.
b, Kết cấu bài thơ:
Một tác phẩm có cuốn hút độc giả hay không tác phẩm ấy cần phải có một kết
cấu độc đáo. Tố Hữu đã xây dựng một kết cấu đặc biệt trong bài thơ Việt Bắc.
- Diễn biến tâm trạng của tác giả được phân thân vào hai tuyến nhân vật trữ
tình:
Người đi và người ở. Một bên cất lên lời hỏi thì một bên đáp lại khiến người
đọc nhớ
đến lối đối đáp giao duyên trong ca dao - dân ca. Hỏi và đáp đều mở ra bao
nhiêu kỷ
niệm về cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, bằng cả nỗi nhớ
thương.
Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là lời độc thoại, là biểu hiện tâm tư
tình
cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến.
- Cách xưng hô “ta” – “mình” gần gũi thân thương được Tố Hữu vay mượn
trong ca
dao, dân ca, khiến cho cuộc chia tay giữa hai tập thể người như một cuộc chia
tay
đầy lưu luyến, bịn rịn, vấn vương, thương nhớ như đôi lứa yêu nhau. Lời hỏi
đáp
như lời thủ thỉ ân tình cứ ngọt ngào thấm sâu vào lòng kẻ ở người đi.
c, Phân tích.
Phân tích 8 câu thơ đầu
* Nhận xát chung:
- "Việt Bắc" được coi là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp, nhưng
trước
hết là một trong những đỉnh cao của thơ Tố Hữu. Bởi nó không chỉ thể hiện
những
tình cảm lớn lao của nhà thơ đối với kháng chiến, cách mạng mà nó còn kết tinh
trong đó những đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của Tố Hữu.
- Đó là những đặc trưng về chất trữ tình chính trị, là đặc trưng về tính dân tộc,
về
màu sắc dân gian trong thơ Tố Hữu. Vì thế bài thơ vừa đem đến cho người đọc
những nhận thức sâu sắc về niềm tự hào đối với cuộc kháng chiến thần thánh
của
chúng ta, lại vừa đem đến cho người đọc những rung cảm thẩm mỹ mạnh mẽ.
Có thể
thấy những đặc sắc này ngay từ những dòng thơ mở đầu của "Việt Bắc".
* Đại ý 8 câu thơ đầu:
Tám câu thơ đầu, bằng nghệ thuật tài hoa, Tố Hữu đã khắc họa khung
cảnh
chia ly nhưng thấm đẫm tình cảm của cả kẻ ở lẫn người đi.
a, 4 câu thơ đầu – lời của người ở lại.

“Mình về mình có nhớ ta


Mười năm năm ấy thiết tha mặn nồng.
“Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Ý 1: Vai trò của cấu tứ thơ đối đáp giao duyên trong bài thơ và đoạn thơ đầu:
- Người ta đã có lý khi nói thơ Tố Hữu là thứ thơ "đốt cháy trái tim để trở thành
trí
tuệ", từ cảm xúc mãnh liệt của trái tim mà thức nhận những chân lý sống, chân

cách mạng. Với ý tưởng trữ tình hoá sự kiện chính trị cũng như đời sống chính
trị
của đất nước, viết "Việt Bắc", Tố Hữu đã sáng tạo nên một cấu tứ rất độc đáo-
khúc
hát đối đáp trong cuộc chia tay giữa người ở và người về xuôi để khơi gợi
những kỉ
niệm về những ngày kháng chiến gian khổ mà vẻ vang, rồi từ những kỉ niệm kia

dựng lại quá trình trưởng thành của cuộc kháng chiến, dựng lên hình ảnh của
nhân
dân, của những người chiến sĩ, hình ảnh của Bác, của Đảng.
- Vì thế ngay từ những câu thơ mở đầu ta đã thấy cuộc trò chuyện tâm tình,
những
câu hát đối đáp giữa "mình" và "ta", song song, trùng phùng.
Ý 2: Cách xưng hô “mình”, “ta”:
- Nguồn gốc:Tố Hữu đã sử dụng những cặp từ đối đáp “mình”, “ta” rất quen
thuộc
trong ca dao, dân ca để cuộc chia tay trở nên đằm thắm như của đôi lứa yêu
nhau.
Hai đại từ trên thường xuất hiện trong ca dao, dân ca để nói về tình yêu đôi lứa.
Bạn
đọc yêu nền văn học nguyên sơ này hẳn còn nhớ những câu ca chất chứa nặng
ân
tình:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
Hay:
Mình nhớ ta như cà nhớ muối
Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng
Rồi:
Mình về ta dặn câu này
Thương ta thì chớ đứng ngồi với ai
- Vai trò của những chữ “mình”, “ta” trong đoạn thơ, bài thơ:
Những chữ "mình", "ta" từ câu thơ mở đầu cho tới những dòng thơ cuối cùng
luôn luôn nhắc gợi những tình cảm mặn nồng, không bao giờ phai nhạt giữa
Việt
Bắc và cách mạng, kháng chiến. Giữa hai tập thể người lúc này không còn đơn
thuần
là một cuộc chia tay chính trị, mà như cuộc chia ly đầy lưu luyến, bịn rịn không
nỡ
rời của đôi lứa yêu nhau. Càng mặn nồng bao nhiêu thì càng nhớ càng thương
càng
vấn vương lưu luyến.
Ý 3: Ân tình của người ở lại nhắn gửi người ra đi (hai câu đầu):
Mình về mình có nhớ ta
Mười năm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Trong cuộc tiễn đưa đầy lưu luyến, bịn rịn của Việt Bắc đối với người về xuôi,
khúc hát chia tay đã được bắt đầu cất lên từ chính lòng người ở lại. Tố Hữu như
muốn nói lòng người Việt Bắc thuỷ chung với cách mạng biết nhường nào.
- Điệp từ “mình”: Ngay từ câu thơ mở đầu, trong 6 tiếng đã có tới 2 tiếng
"mình"
thân thương. Sự trở đi trở lại tiếng gọi đối với "mình" như để nói lòng người
Việt
Bắc không nguôi nhớ người về xuôi, nhưng lại cũng như xoáy sâu vào ký ức
của
người về xuôi những kỉ niệm chan chứa nghĩa tình.
- Cụm từ “mình về”: Như khẳng định một sự thật phũ phàng. Mình đã về thật,

giờ đây chỉ còn lại mình ta. Sự chia ly bao giờ chẳng phũ phàng:
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say...
(Tống biệt hành – Thâm Tâm)

- Cách xếp đặt hai từ “mình” và “ta” trong câu thơ:


+ Từ “mình” đặt ở đầu thơ nhưng từ “ta” lại xếp mãi cuối câu như mở rộng
không
gian biệt ly xa cách mình và ta trong phút chia xa.
+ Giữa khoảng cách vời vợi của ta và mình vang vọng một câu hỏi tu từ xoáy
sâu
vào lòng cả kẻ ở lẫn người đi “có nhớ”. Người đọc liên tưởng đến câu hát ngọt
ngào
của bài “Ở hai đầu nỗi nhớ”: “Ở hai đầu nỗi nhớ, yêu và thương sâu hơn. Ở hai
đầu nỗi nhớ, nghĩa tình đằm thắm hơn”.
- Nghệ thuật sử dụng thanh điệu: Âm điệu của câu thơ chủ yếu được tạo bởi
thanh
bằng: "Mình về mình có nhớ ta", với một chữ "ta" ở cuối làm cho tình cảm nhớ
thương vừa lắng vào lòng người trong cuộc chia tay lại vừa lan xa mênh mang.
- Kết cấu hai câu thơ mở đầu: Kết cấu của 2 câu thơ mở đầu là kết cấu của một
câu hỏi tu từ, câu hỏi khơi gợi những kỉ niệm thiết tha mặn nồng, câu hỏi bao
trùm
cả không gian của 15 năm ấy. Câu hỏi thường có tác dụng khơi sâu vào lý trí
của
người nghe nhưng ở đây câu hỏi lại khơi gợi những kỉ niệm đầy xúc động của
15
năm cách mạng đã gắn bó với Việt Bắc để làm nên một Việt Nam dân chủ cộng
hoà,
bởi Tố Hữu đã sử dụng một thứ ngôn ngữ chan chứa cảm xúc. Hỏi đấy mà đâu
cần
câu trả lời vì cả người ở lẫn người đi đều thấy quá rõ tình cảm đậm sâu trong
lòng
mình.
- Cụm từ chỉ thời gian 15 năm:
+ 15 năm không phải là một khoảng thời gian dài nhưng với một đời người là
điều
đáng nói. Đặc biệt với những người xa lạ, sống gắn bó cùng nhau 15 năm là một
điều cần khắc cốt ghi tâm bởi những vò kí ức đầy ắp ân tình. Bởi theo quan
niệm
sống của người phương Đông nói chung và lối sống duy tình của người Việt nói
riêng mà các cụ ta vẫn răn dạy “một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen” thì
15
năm quá đủ để gắn bó sâu nặng.
+ Những chữ "mười lăm năm ấy" gợi ta nhớ tới "cái thuở ban đầu" của tình yêu
đã
từng được nói tới trong câu thơ của Lưu Trọng Lư:
"Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Nghìn năm hồ dễ đã ai quên"
Người về làm sao có thể quên được mối tình đầu giữa cách mạng và Việt Bắc.
Cùng
với sự khơi gợi những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, những tình cảm "nghìn năm
hồ
dễ đã ai quên". 15 năm là khoảng thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh thân yêu của
chúng ta trở về tổ quốc sau 30 năm bôn ba, mà nhà thơ Tố Hữu còn ghi lại trong
một
hình ảnh thơ đẹp đẽ và trong trẻo đến vô cùng:
“Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”
Khi về nước Người đã bắt tay vào xây dựng khu căn cứ địa cách mạng tại chiến
khu Việt Bắc để làm thủ đô kháng chiến của dân tộc. Cán bộ cách mạng và nhân
dânViệt Bắc cứ thế đã cùng sống, cùng ăn, cùng ở, cùng chiến đấu, gắn bó
khăng khít và làm nên chiến thắng lẫy lừng của dân tộc “vang dội năm châu,
chấn động địa cầu”năm 1954 đáng nhớ. Và rồi là một cuộc chia tay lịch sử.

- Cách sử dụng từ ngữ chỉ tình cảm: câu thơ còn được tiếp tục bởi những chữ
"thiết tha mặn nồng". Một câu thơ viết về 15 năm của cách mạng nồng nàn, tha
thiết
và trữ tình biết bao.
+ Từ láy “thiết tha”: cho thấy nỗi bâng khuâng, da diết trong tình cảm của
người ở
lại với người ra đi, đầy vương vấn.
+ “Mặn nồng”: như sự nồng ấm của tình cảm lứa đôi được Tố Hữu gửi trao
cho hai
tập thể cách mạng để tình cảm ấy cứ lên hương, lên sắc, vương vấn mãi trong
tâm
hồn người ở và cả người đi.
Ý 4: Ân tình của người ở lại nhắn gửi người ra đi (hai câu sau):
- Nội dung bao trùm: Vẫn là một câu hỏi mà người ở lại hướng tới người về
xuôi,
vẫn là một cách xưng hô đầy tình tứ "mình" với "ta", nhưng ở 2 dòng thơ tiếp
theo
lại là câu hỏi bao trùm cả không gian của cuộc chia tay, không gian của những
kỉ
niệm qua suốt 15 năm ấy, không gian của cả đất nước, bao trùm cả miền ngược
lẫn
miền xuôi, không gian của cây với núi, của sông với nguồn. Một câu hỏi làm
bâng
khuâng cả đất trời trong buổi chia ly. Dường như ở đâu trong cái thời điểm ấy
sự hoà
hợp giữa niềm vui và nỗi nhớ, vì sự chia tay giữa "mình" với "ta" là một sự kiện
lớn
lao trong đời sống của đất nước.
- Hình ảnh thơ:
+ Mượn hình ảnh trong ca dao: Cái đặc sắc của câu thơ không chỉ thể hiện qua
kết
cấu của câu hỏi, qua từ ngữ xưng hô tình tứ mà còn qua những hình ảnh như
được
viết ra từ thể hứng thể phú, thể tỉ trong ca dao. Đọc câu thơ
“Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn"
Ta ngỡ như câu ca dao:
"Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
Hay:
“Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu"
Thơ Tố Hữu viết về những vấn đề chính trị mà vẫn thấm cái hồn của ca dao,
dân
ca. Điều đó đã làm mềm hóa câu thơ, làm ngọt ngào thêm cho tình ý.
+Hình ảnh “cây, núi”, “sông, nguồn”: Người đọc như được trở về không gian
nơi
núi rừng Việt Bắc. Nhưng cái tài của Tố Hữu là chỉ bằng những hình ảnh thơ
tưởng
như vô cùng giản dị mà đã vẽ được cả không gian hiện tại và tương lai, cả miền
xuôi
lẫn miền ngược và của cả kẻ ở lẫn người đi. Một không gian mênh mang, bao
trùm
và trải dài miên man theo ân tình cách mạng. Đồng thời cũng nhắn nhủ người
đi: cóvề miền xuôi rồi thì nhìn sông hãy nhớ suối nguồn, nhìn cây thì nhớ núi
rừng chiến khu.

- Nghệ thuật ẩn dụ: Người ở lại đã khéo léo và tài tình biết bao khi nhắc nhở
người
ra đi có về miền xuôi rồi thì hãy nhớ đến những kỉ niệm và những tháng ngày
nơi
đây. Đặc biệt và không gian núi rừng Việt Bắc thông qua hình ảnh thơ: “Nhìn
cây
nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”. Hình ảnh thơ này gợi người đọc nhớ đến câu
tục
ngữ:
“Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Phải chăng người ở muốn khẳng định dù có đi đâu, về đâu hãy nhớ đến mảnh
đất
Việt Bắc, cái nôi của cách mạng làm nên chiến thắng, là cội nguồn của dân tộc.
=> 4 câu thơ như một bài ca dao, chất trữ tình gắn liền với những băn
khoăn,
trăn trở của người ở lại, của Việt Bắc thuỷ chung với cách mạng. Tố Hữu
đã
chọn được cách nói để khơi nguồn cho cảm xúc, mạch thơ trong những câu
mở
đầu này cứ thế tuôn chảy suốt bài thơ.
b, 4 câu thơ sau – lời của người ra đi.

Nằm trong mạch hát đối đáp, Tố Hữu cũng dành 4 dòng thơ diễn tả tâm trạng
người về xuôi, tạo nên sự cân đối với 4 dòng thơ mở đầu, tạo nên sự tương
xứng, hài
hòa. Ở 4 dòng thơ này như có sự nhớ thương đáp lại những nhớ thương, “tha
thiết”
hô ứng với “thiết tha”, cái bịn rịn không nỡ rời.
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
* Câu 1:
Ý1: Đại từ phiếm chỉ “ai”:
- Sự vay mượn trong ca dao: Trong ca dao đại từ phiếm chỉ “ai” được sử dụng
với
mật độ dày đặc và mang một màu sắc của tình yêu nhưng sâu lắng thiết tha mà
không tiện nói ra:
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai
Hay:
Buồn trông chênh chếch sao Mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Khi Tố Hữu sử dụng phiếm từ “ai” tạo nốt nhấn trong dòng thơ, để khắc sâu
hình
ảnh của người đi trong lòng người ở lại. Người dân Việt Bắc hãy nhớ về người
ra đi
như nhớ một người tình trong mộng không thể chung lối, chung đường. Chính
vì thế
nỗi nhớ ấy bâng khuâng, da diết biết bao
- Nội dung đại từ “ai” trong câu thơ: Nằm trong mạch cảm xúc như của tiếng
hát
giữa đôi lứa yêu nhau, Tố Hữu buông một câu thơ rất tình tứ: "Tiếng ai tha thiết
bên
cồn" Chỉ một chữ "ai" thôi đủ làm say đắm lòng người. Chữ "ai" đâu phải để
hỏi vì
muốn biết ai; chữ "ai" đâu cũng còn là đại từ phiếm chỉ để chỉ chung, chỉ một
đối
tượng không xác định bởi ở đây cả "ta" lẫn "mình" đang lên tiếng hát cho cuộc
chia
tay đầy lưu luyến này. Chữ "ai" chỉ là một cách nói để làm tăng thêm tình cảm
yêu
thương, để câu nói trở nên tình tứ mà thôi.
Ý2: Từ láy “tha thiết”: Lời người đi đáp lại nỗi băn khoăn của người ở, từ láy
“thiết
tha” của câu thơ trên hô ứng với từ láy “tha thiết” trong câu thơ này. Như một
lời
khẳng định keo sơn: tình cảm của người ở lại giành cho người ra đi thiết tha bao
nhiêu thì người ra đi cũng trào dâng niềm tha thiết bấy nhiêu. Cho nên tình cảm
đã
sâu sắc lại thêm mặn nồng.
=> Người đi không ngoảnh đầu nhìn lại chỉ nghe tiếng nói mà hình ảnh
từng
khuôn mặt thân quen đã hiện về rõ nét, và theo đó cảm xúc cứ dâng lên vơi
đầy.
* Câu 2:
Ý1: Nghệ thuật sử dụng từ láy:
- Ý chung: Người về xuôi trong nỗi niềm xúc động như mở rộng tâm hồn, mở
rộng
nỗi lòng của mình để đón nhận cái thiết tha của những tình cảm thuỷ chung kia,
để
rồi bày tỏ tình cảm của mình. Đó là trạng thái "bâng khuâng trong dạ, bồn chồn
bước đi". Những chữ "bâng khuâng", "bồn chồn" diễn tả rất chính xác trạng thái
tình
cảm của người về xuôi.
+ “Bâng khuâng”: chính là nỗi niềm thương nhớ đối với cảnh, đối với người,
đối
với cuộc sống đã trở thành kỷ niệm của những ngày kháng chiến, những kỉ niệm
còn
vương vấn, còn dâng đầy trong tâm trí người về xuôi. Bước chân về xuôi mà
lòng
dường như vẫn còn vấn vương với Việt Bắc với nỗi buồn chia xa, với những
nuối
tiếc không thể giữ lại.
+ "Bồn chồn": là một từ đã tâm trạng hóa bước đi của người về xuôi, những
bước
đi không nỡ rời mảnh đất yêu thương qua 15 năm ấy. Mỗi bước đi mỗi bước
nhớ
nhung, mỗi bước đi mỗi bước không yên bởi nỗi niềm thương nhớ.
Ý2: Nghệ thuật đối:
- Cái vô hình của cảm xúc“bâng khuâng trong dạ” được hiện hình rõ nét qua
bước
chân đi đầy những “bồn chồn”. Nội tâm thể hiện qua ngoại hình, tâm tư bộc lộ
qua
hành động như một sự đồng nhất để thể hiện chính xác và đầy đủ qua nghệ thuật
đối
mà nhà thơ sử dụng thật khéo léo.
=>Hai từ láy chỉ tình cảm được đặt liên tiếp trong một câu thơ cho thấy sự
lưu
luyến, bịn rịn chứa chan cảm xúc. Những tình cảm ấy như ngàn sợi tơ
vương
tình cảm vấn vít bước chân người đi khiến người đi như không cất nổi
bước
chân. Tình cảm chân thành đã đủ sức nặng kéo chậm lại giây phút chia ly.
* Câu 3: Hình ảnh áo chàm
Ý 1: Nghệ thuật hoán dụ: Nhân dân các dân tộc VB thường mặc áo chàm, một
loại
vải do người dân tự dệt, tự nhuộm. Nên màu áo này chính là biểu tượng riêng,
đặc
trưng cho người dân VB.
Ý 2: Hình ảnh của cả nhân dân VB: Với câu thơ thứ 3 ở khổ thơ này, Tố Hữu
đã
bất ngờ làm hiện ra ý nghĩa lịch sử của cuộc chia tay. Bởi với những dòng thơ
mở
đâù trước đó, tiếng hát đối đáp như chỉ của "mình" với "ta", của đôi lứa yêu
nhau,
đột nhiên cuộc chia tay ấy trở thành cuộc chia tay lớn của cả Việt Bắc đối với
người
kháng chiến từ một hình ảnh hoán dụ: "Áo chàm đưa buổi phân ly" cả Việt Bắc
như
"ngẩn ngơ" trong cuộc chia tay lịch sử ấy.
Ý 3: Sự ẩn ý trong màu áo chàm: màu chàm là một màu rất bền chắc, không
nhạt,
không phai. Thế nên ca dao mới có câu thơ:
Bàn tay đã chót nhúng chàm
Không xanh cũng nhuộm cho cam sự đời
Nên khi viết hình ảnh màu áo chàm phải chăng người đi khẳng định lại một lần
nữa tình cảm của người đi giành cho VB như màu chàm bền chắc, son sắc mãi
mãi
không phai mờ. Cái "ngẩn ngơ" của Việt Bắc hiện ra ở những chữ "đưa buổi
phân
ly" đầy day dứt, nhớ thương không nỡ xa rời.
* Câu 3: Câu thơ đặc biệt nhất trong đoạn thơ về nhịp thơ.
Ý1: Ngắt nhịp lẻ: Thơ lục bát là thơ độc quyền của cách ngắt nhịp chẵn. Bởi
câu
thơ lục bát vốn có kết cấu của những nhịp chẵn đều đặn, mang cái dìu dặt của
khúc
hát chia tay, đã chuyển thành nhịp lẻ: 3/3/2. Nhưng câu thơ cuối đoạn này lại có
sự
bất thường trong nhịp thơ mà ta tạm gọi đó là sự đột biến nhịp thơ. Vậy ẩn ý
trong
cách ngắt nhịp 3/3/2 này là gì.
Ý 2: Tình cảm: Muốn hiểu được tình cảm trong lòng người đi ra sao có lẽ
chúng ta
cần hình dung toàn khung cảnh chia tay trong tám câu thơ đầu. Khi người ra đi
cất
bước lên đường trong buổi chia tay nhưng là bước đi trong tư thế “người ra đi
đầu
không ngoảnh lại” nên ở câu thơ trên chỉ nghe thấy “tiếng ai tha thiết bên cồn”,
chỉ
nghe thấy tiếng mà không thấy hình. Nhưng vì tình cảm vương vấn quá, bước
chân
đi mà không nỡ rời xa nên người đi đã ngoảnh lại, và bất giác nhận ra trên nền
xanh
của cây lá ngút ngàn nơi núi rừng VB là màu áo chàm đưa tiễn buổi chia tay,
“Áo
chàm đưa buổi phân li”. Thì đến câu thơ này như một thước phim quay chậm,
người
ra đi không thể cất nổi bước chân, nên đành quay lại và ùa chạy tới, ôm chầm
lấy
hình bóng thân thương gắn bó bao ngày để rồi cái cầm tay trong giây phút chia
ly
nghẹn ngào không nói lên lời. Phải chăng khi cảm xúc trào dâng đến đỉnh điểm
thì
mọi ngôn từ đều trở thành vô nghĩa, đều không thể diễn tả hết điều muốn nói.
Chỉ
nhìn thôi, trong cái nhìn mà ánh mắt sẽ nói lên tất cả. Và cũng bởi lẽ quá xúc
động
nghẹn ngào mà không thể thốt lên lời. Nhịp thơ đứt quãng như những tiếng nấc
đang
thổn thức, nghẹn nơi lồng ngực của cả người tiễn lẫn người đi.
Ý 3: Ý nghĩa: Nhịp điệu ấy gợi ta nhớ tới cảnh chia tay trong câu thơ "Bước đi
một
bước, giây giây lại dừng" Sự thay đổi nhịp điệu của câu thơ còn làm cho đoạn
thơ có
sự đổi mới đối với cảm xúc của người đọc. Câu thơ làm cho người đọc không
rơi
vào cái tiết tấu qúa đều đặn qua suốt 8 dòng thơ mà trở nên mòn, chán.
=> Tám dòng thơ đầu như khúc hát chia tay đầy ân tình lưu luyến giữa
người ở
lại và người ra đi. Thời gian như quay lại, không gian như mở ra và cái
lắng
sâu nhất trong tâm hồn bạn đọc là tình cảm tha thiết chứa chan, thủy
chung
son sắc giữa con người với con người. Thế nên tám dòng thơ đầu cũng là
những
câu thơ mở ra cảm xúc chủ đạo cho toàn bài thơ, bởi cái cảm xúc bâng
khuâng,
lưu luyến ấy sẽ miên man chảy trong những dòng thơ lục bát ngọt ngào với
mình và ta.
* 12 dòng thơ tiếp.
Đại ý: *
- Sự tiếp nối của 12 dòng thơ nằm trong mạch cảm xúc của hoài niệm như một
sự
xuất hiện tất yếu, bởi sau những băn khoăn của VB đối với tình cảm của người
về
xuôi là tiếng hát đầy nghĩa tình của kẻ đi, là sự khẳng định niềm thuỷ chung của
cách
mạng đối với VB. Tiếng hát ấy đã làm cảm động người ở lại khiến bao nhiêu kỉ
niệm, bao nhiêu hồi ức đầy nghĩa tình đã trào dâng mạnh mẽ trong tâm trí người
tiễn
đưa. 12 dòng thơ tiếp nối nhau tạo thành một dòng chảy của những kniệm cuồn
cuộn, nồng nàn, tha thiết.
- Mỗi cặp 6-8 lại khơi gợi một kỷ niệm về những tháng ngày sâu nặng nghĩa
tình
của VB. Và những câu 6 tiếp nối nhau đều là những câu hỏi như một sự khơi
gợi nỗi
nhớ đối với người về xuôi.
* Điểm nổi bật của những câu thơ 6 tiếng:
Ý 1: Cách sử dụng từ “mình”:
- Thông qua nghệ thuật điệp ngữ:
+ Mỗi câu 6 lại hướng tới "mình", những chữ "mình" tiếp nối nhau như một
điệp
khúc của tình cảm. Với từ “mình” giữa người ở và người đi dường như không
còn
khoảng cách, không phải là hai chủ thể, hai đấy mà như một, mình là ta và ta
cũng
như mình. Nếu vậy ta mới thấy hết cái nhớ thương, lưu luyện đến vô cùng của
những con người đang đứng trong cuộc chia tay này. Có khác nào:
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi hóa dại khờ
+ Khi cuộc chia tay diễn ra cũng là lúc nỗi lòng người ở lại trào dâng sự trống
vắng,
hẫng hụt, nên tiếng lòng cứ bật lên gọi mãi, gọi hoài, gọi rồi những vẫn chưa
thỏa
nên cứ đòi thương, đòi nhớ, đòi yêu qua điệp từ “mình” đầy thiết tha, sâu lắng.
Ý 2: Cách sử dụng hai từ “về” và “đi”.
- Nghĩa gốc: Bản thân hai từ đi và về là hai từ trái nghĩa nhau, nên với hình thức
thì
khi Tố Hữu sử dụng chúng trong các câu thơ 6 tiếng như bản thân nghệ thuật
tương
phản, đối lập, như tạo nên sự hài hòa cân xứng.
- Nghĩa trong câu thơ:

You might also like