You are on page 1of 3

Niềm say mê lý tưởng……

Yêu cầu đề bài:


1. Kiểu bài: phân tích chứng minh
2. Xác định luận điểm:
● Lđ1: làm rõ tình cảm chân thật và năng lực truyền cảm mạnh mẽ
● Lđ2: làm rõ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc
—> Sức hút to lớn của thơ Tố Hữu chính là niềm say mê lý tưởng được thể hiện qua 2 luận
điểm trên.
Dàn ý bài làm:
Mb:
● Tố Hữu, một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.
● Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với các chặng đường Cách mạng: gian khổ mà hào
hùng, vẻ vang của dân tộc —> Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc, kết
tinh vẻ đẹp hồn thơ và phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
● Bài thơ không chỉ chứa đựng nội dung sâu sắc mà còn có niềm say mê lý tưởng ở
những tình cảm chân thành và năng lực truyền cảm mạnh mẽ cùng một nghệ thuật
đậm đà tính dân tộc, tạo nên một sức hấp dẫn rất riêng. Điều này được thể hiện rõ
nét ở 8 câu thơ đầu tiên của thi phẩm.
- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

- Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
Tb:
*khái quát:
- Hoàn cảnh ra đời:viết về cuộc chia tay lịch sử giữa những người cán bộ kháng chiến
với quê hương cách mạng sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi.
- Xuất xứ: trích trong tập Việt Bắc
- Vị trí: đoạn mở đầu của bài thơ Việt Bắc
LĐ1: Tình cảm chân thành, năng lực truyền cảm mạnh mẽ:
a. Bốn câu thơ mở đầu là lời của Việt Bắc hỏi người ra đi, khơi gợi kỷ niệm về một giai đoạn
đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình.

– Mở đầu là câu hỏi tu từ. Trong câu hỏi này, “Mình” là chỉ người ra đi, “Ta” là chỉ người ở
lại.

+ “Mười lăm năm ấy” là trạng ngữ chỉ thời gian, đó là thời gian chỉ độ dài gắn bó nhớ
thương vô vàn giữa người đi kẻ ở. Bốn chữ “thiết tha mặn nồng” đã cho thấy tình cảm giữa
Việt Bắc và người cán bộ thật thủy chung sâu nặng, keo sơn bền chặt.

– Hai câu sau là lời nhắc nhở chân tình, lời dặn dò kín đáo mà rất đỗi thiết tha. Câu thơ có
hai hình ảnh “núi” và “nguồn” là sự vận dụng rất linh hoạt và tài tình của Tố Hữu với câu tục
ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là lời nhắc nhở, dặn dò kín đáo rất đỗi chân thành: Việt
Bắc là cội nguồn Cách mạng, là trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến. Xin người về
đừng quên cội quên nguồn.

b. Bốn câu thơ tiếp theo là tiếng lòng của người về xuôi mang bao nỗi nhớ thương, bịn rịn:

– “Bâng khuâng” có nghĩa là nhớ nhung, luyến tiếc, buồn vui lẫn lộn (buồn vì phải xa VB, vui
vì được trở lại quê hương của mình) mà buồn nhiều hơn vui. “Bồn chồn” là từ láy diễn tả
tâm trạng cảm xúc day dứt, hồi hộp, nôn nao trong lòng khiến cho bước chân đi cũng ngập
ngừng, bịn rịn không muốn chia xa .

– Buổi chia tay ấy có hình ảnh “Áo chàm đưa buổi phân ly”. “Áo chàm” là màu áo nghèo
khổ, bình dị của người dân Việt Bắc, là hình ảnh hoán dụ để chỉ con người Việt Bắc. Đó là
những con người nghèo khổ “hắt hiu lau xám” nhưng luôn “đậm đà lòng son” thủy chung,
mặn nồng.

– Câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” đầy tính chất biểu cảm. “Biết nói gì hôm
nay…” không phải là không có gì để nói. Không nói được vì xúc động nghẹn ngào không
thốt được nên lời. Những lời không nói ấy có lẽ đã nằm hết trong ba chữ “Cầm tay nhau”.
“Cầm tay” là biểu tượng của tình yêu thương đoàn kết. “Cầm tay” là đã đủ nói lên bao cảm
xúc trong lòng rồi. Mặt khác, ba dấu chấm lửng đặt ở cuối câu như càng tăng thêm cái tình
cảm mặn nồng ấy. Nó giống như nốt lặng trong một khuông nhạc mà ở đó tình cảm cứ ngân
dài sâu lắng.
LĐ2: Tính dân tộc đậm đà:
- Ở phương diện nội dung:
+ Bức tranh chân thực, đậm đà bản sắc dân tộc về thiên nhiên và con người Việt Bắc được
tái hiện trong tình cảm thiết tha, gắn bó sâu sắc của tác giả.
+ Tác phẩm đã đề cập đến truyền thống ân nghĩa thủy chung
-Ở phương diện nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn với những câu thơ lúc hùng tráng, lúc
tha thiết, sâu lắng, nhẹ nhàng.
+ Kết cấu: Cách cấu tứ gần với lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao- dân ca.
+ Hình ảnh: Nhiều hình ảnh mang đậm tính dân tộc (núi, nguồn, áo chàm…), hình ảnh mang
tính giai cấp được sử dụng một cách tự nhiên và sáng tạo
+Ngôn ngữ: Cặp đại từ nhân xưng “ta”- “mình” và cấu trúc lời hỏi, lời đáp đối ứng được sử
dụng xuyên suốt trong toàn bài thơ gần với hình thức ca dao về tình cảm lứa đôi.
+ Nhạc điệu: Nhiều từ ngữ được lặp lại nhiều lần (nhớ, ta, mình…) tạo âm điệu nhịp nhàng,
tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng không đơn điệu (lúc hùng tráng, lúc trang nghiêm)
+ Chất liệu văn học và văn hóa dân gian được vận dụng phong phú, đa dạng, đặc biệt là ca
dao trữ tình
Bình chi tiết nghệ thuật: từ “ai” trong câu “tiếng ai tha thiết bên cồn”.
- Nếu như người Việt Bắc gửi theo bước chân của người miền xuôi với bao nhiêu nỗi nhớ
thì trong lời đối đáp của người miền xuôi cũng đầy ắp những bâng khuâng tha thiết. Không
sử dụng đại từ xưng hô “mình”, “ta” mà người xưng hô sử dụng đại từ “ai” để khẳng định
trước hết là sự gắn bó với người ở lại. Ai có thể là đại từ để hỏi nhưng ở đây đó chính là đại
từ phiếm chỉ, rất gần cách nói của ca dao: “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi” Tố Hữu sử dụng và khai
thác triệt để sự biến hoá hết sức linh diệu trong giá trị biểu cảm của từ “ai”. Một chữ “ai” của
người về xuôi đủ làm xao xuyến lòng người đưa tiễn, đủ cho thấy người về xuôi yêu thương
Việt Bắc đến chừng nào và hiểu nỗi niềm tha thiết của người Việt Bắc đối với cách mạng,
đối với người miền xuôi. Một chữ “ai” làm xao động cả không gian đưa tiễn. Phải chăng:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.
KB: Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một thi phẩm xuất sắc của văn học Việt
Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thành công đó, một phần chính là sức hút của thơ
Tố Hữu với niềm say mê lý tưởng thể hiện độc đáo qua tình cảm chân thành và năng lực
truyền cảm mạnh mẽ cùng với tính dân tộc đậm đà. Với những đặc điểm trên, Tố Hữu đã
thực sự lôi cuốn người đọc đến với tác phẩm này và đã làm cho tác phẩm có sức sống lâu
bền trong lòng nhân dân.

You might also like