You are on page 1of 18

ÔN THI TỐT NGHIỆP

VIỆT BẮC
- Tố Hữu -
PHẦN B. LUYỆN ĐỀ
ĐỀ 2:
“Mình đi có nhớ những ngày

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…”

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.110)

Cảm nhận về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét tính dân tộc trong thơ Tố
Hữu?
PHẦN B. LUYỆN ĐỀ

3.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm


a. Mở bài: giống đề 1
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc

MỞ BÀI

- Vấn đề nghị luận + Trích thơ:


“Mình đi có nhớ những ngày

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…”
PHẦN B. LUYỆN ĐỀ

3.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm


a. Thân bài
Luận điểm 1: Khái quát chung

Luận điểm 2: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật


THÂN BÀI
Luận điểm 3: Đánh giá

Luận điểm 4: Nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố


Hữu
PHẦN B. LUYỆN ĐỀ

3.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm


a. Thân bài

Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại…

Luận điểm 1
Khái quát chung

Đoạn trích: Vị trí, nội dung chính…


CÁCH 1: - Biêlinxki đã từng nói: “Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại bởi
vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của
lịch sử xã hội, bởi vì họ là khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và
của nhân loại.” Tố Hữu chính là một đại biểu xuất sắc của thời đại mình, là lá
cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Con đường thơ của ông luôn gắn
bó, song hành và phản ánh chân thật các chặng đường gian khổ, hi sinh nhưng
cuối cùng đi đến thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 hiệp định Giơnevơ được kí
kết 1 trang lịch sử mới trên đất nước ta đã được mở ra. Cùng lúc đó T10/1954
Trung ương Đảng chuẩn bị dời Việt Bắc để tiếp quản thủ đô. Đây là thời điểm
lịch sử rất nhạy cảm có tính chất bước ngoặt đối với đời sống chính trị, tình
cảm tư tưởng của dân tộc, cộng đồng. Tố Hữu - nhà thơ trữ tình chính trị đã cất
lên tiếng thơ kịp thời để nhắn nhủ đạo lí cách mạng. Bài thơ Việt Bắc ra đời
trong hoàn cảnh như vậy.
CÁCH 2: - Thơ Tố Hữu đúng là thơ chính trị, bởi đề tài trong thơ ông là
những vấn đề chính trị, hồn thơ đó luôn hướng tới “cái ta” chung với lẽ sống
lớn, tình cảm lớn và niềm vui lớn của Đảng, dân tộc, cách mạng.
- Nhưng thơ Tố Hữu cũng rất đỗi trữ tình. Nhà thơ đã đưa thơ trữ tình chính
trị lên đến đỉnh cao. Có được điều ấy là nhờ những vấn đề chính trị trong thơ
Tố Hữu đã được chuyển hóa thành những vấn đề của tình cảm, cảm xúc rất
mực tự nhiên, chân thành, đằm thắm với một giọng thơ ngọt ngào, tâm tình,
giọng của tình thương mến.
- VB của Tố Hữu là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca thời kì
kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được sáng tác vào tháng 10-1954. Sau chiến
thắng Điện Biên Phủ, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến
khu VB trở về HN. Sự kiện thời sự có tính lịch sử này đã gợi xúc cảm sáng tạo
cho nhà thơ viết Việt Bắc. Bài thơ in trong tập thơ “ VB”.
     -
Nhà thơ đã chọn hình thức thể hiện là lối đối đáp của ca dao dân ca nhưng
nếu trong ca dao, dân ca là đối đáp giữa đôi lứa yêu nhau thì bài thơ là lời đối
đáp giữa người đi là những người cán bộ cách mạng miền xuôi với người ở là
người dân Việt Bắc. Hình thức đối đáp làm cho bài thơ mang âm hưởng của
những bài hát giao duyên vừa đằm thắm, thiết tha vừa sâu nặng nghĩa tình.

- Tám dòng thơ mở đầu, người đọc cảm nhận một cách khá đầy đủ âm hưởng
chung của cả bài thơ, âm hưởng khúc hát đối đáp, khúc hát ru nhẹ nhàng sâu
lắng. Đó chính là tình cảm lưu luyến, bịn rịn nhớ thương giữa ngưởi đi kẻ ở trong
giờ phút chia li của nghĩa tình cách mạng, chiến khu…..…
Luận điểm 2: Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật
 Lời người ở lại ( 12 câu đầu).
* Luận cứ 1:
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

- Lời thơ nhẹ nhàng đưa ta vào một miền không gian lung linh trong tâm tưởng người ở
lại. Trong những tháng ngày chiến đấu gian khổ ấy, đồng bào Việt Bắc đã cưu mang những
cán bộ kháng chiến, sự cưu mang ấy thật trọn vẹn, lớn lao.

- Hình thức lặp mình đi, mình về, có nhớ đặt trong hàng loạt câu hỏi khiến đoạn thơ tràn đầy
cảm xúc, gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đầy tự hào và yêu thương. Những kỉ niệm ngọt ngào
sẽ là sợi dây kết nối người cán bộ kháng chiến với đồng bào sâu nặng nghĩa tình.
- Qua lời của người ở lại, những kỉ niệm hiện lên như một thước phim quay
chậm in dấu đậm nét tất cả những gì đáng nhớ nhất .
- Hình ảnh ẩn dụ mưa nguồn, suối lũ, mây mù nhằm miêu tả thời tiết Việt Bắc thật
khắc nghiệt.
- Cách nói tăng tiến “những mây cùng mù” càng nhấn mạnh khung cảnh hoang
sơ, đầy thử thách với người cán bộ cách mạng. Nhưng cũng từ buổi ấy, nhân dân
và cán bộ đã cùng nhau đồng cam, cộng khổ, gắn bó chia sẻ cùng nhau “miếng
cơm chấm muối mối thù nặng vai”
- “Mối thù nặng vai” là hình ảnh hoán dụ có tác dụng vật chất hóa, cụ thể hóa mối
thù sâu nặng của nhân dân đối với bè lũ cướp nước và bán nước. Nghệ thuật đối lập
giữa miếng cơm nhỏ bé với mối thù to lớn đè nặng trên vai đã nâng cao tầm vóc
con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Với ý chí quyết tâm,
người Việt Nam đã vượt qua mọi khó khắn gian khổ để chiến đấu và chiến thắng
quân thù.
Chỉ với bốn dòng thơ, Tố Hữu đã gợi lại cả một miền kí ức thân thương chất chứa lòng
người. Lời thơ man mác buồn, giọng thơ ngọt ngào như lời hát, lời ru. Những hình ảnh
được Tố Hữu lựa chọn gợi hình, gợi cảm, khiến câu thơ trở nên có linh hồn.
* Luận cứ 2: Bốn câu tiếp “Mình về rừng núi nhớ ai…đậm đà long son”
+ Nghệ thuật hoán dụ rừng núi nhớ ai, người ở lại đã lấy nỗi buồn của núi rừng để thổ lộ
thầm kín nỗi buồn của mình trong niềm vui chung đất nước được giải phóng.

+ Người ở lại còn khéo léo bày tỏ tình cảm chân thành, mộc mạc của mình qua hình ảnh trám
bùi, măng mai vốn sản vật của núi rừng Việt Bắc. Đây là các món ăn thường nhật của cán bộ
kháng chiến, cũng được Hồ Chí Minh nhắc đến trong bài thơ "Tức cảnh Pác Bó":
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

+ Cách nói “Trám bùi để rụng măng mai để già” toát lên nỗi bùi ngùi thương nhớ. Cấu trúc
câu “để rụng…để già” gợi lên hình ảnh thiên nhiên núi rừng buồn bã, hiu quạnh, trống vắng
đến mênh mông vì thiếu vắng bóng dáng người cán bộ.
=> Nhìn chung, việc mượn các hình ảnh thiên nhiên để giãi bày tình cảm đã thể hiện tình
cảm nhớ thương, cảm giác lẻ loi, trống vắng đến thẫn thờ, ngẩn ngơ của người ở lại. Mình về
ta nhớ và nỗi lòng của con người lan tỏa cả ra thiên nhiên,cảnh vật khiến cả núi rừng
dường như cũng ngẩn ngơ, trống trải, buồn bã đến lạ thường.
+ Nỗi nhớ hướng  về “những nhà”, những con người Việt Bắc: “Hắt hiu lau xám, đậm đà
lòng son”. Câu thơ sử dụng phép đảo ngữ, đưa “hắt hiu” lên đầu câu tạo thành hai vế tương
phản:

++ “Hắt hiu lau xám” là để chỉ nỗi buồn trống vắng, hiu hắt của núi rừng; vừa có ý chỉ những
ngôi nhà của những con người áo chàm dân dã, bình dị; cũng là ẩn dụ cho sự nghèo khổ của
đồng bào Việt Bắc.

++ Vế sau nhấn mạnh phẩm chất người Việt Bắc: “đậm đà lòng son”. Đó là tấm lòng nhân
dân thủy chung, đậm đà luôn hướng về Cách mạng; luôn hi sinh, nhường cơm, sẻ áo cho bộ
đội. Chính những công sức của Việt Bắc và tấm lòng son đậm đà ấy đã góp phần không nhỏ
để làm nên chiến thắng Điện Biên “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” và “lừng lẫy năm
châu chấn động địa cầu”.
* Luận cứ 3: “Mình về còn nhớ núi non…..mái đình cây đa”

- Lời người ở lại gợi nhắc lại những ngày còn là Việt Minh kháng Nhật, là những ngày đầu gian
khổ của cuộc kháng chiến, người ở lại mong người về xuôi nhớ ghi những thời khắc lịch sử ấy, bởi
“mình – ta” đã gắn bó với nhau từ khi đó để làm nên chiến thắng hôm nay.

- Ở đoạn thơ 12 câu này cặp từ mình - ta được lặp đi lặp lại 8 lần. Trong đó, mười câu thơ đầu
của đoạn thơ "mình" chỉ người ra đi nhưng đến câu thơ "Mình đi, mình có nhớ mình" thì từ mình
chỉ cả người đi và kẻ ở. Mình với ta chuyển hóa, tuy hai mà một thể hiện tình cảm gắn bó, mặn
nồng.
- Điệp từ nhớ và hình ảnh liệt kê Tân Trào, Hồng Thái ,mái đình, cây đa nhằm nhắc nhở
người cán bộ cách mạng luôn nhớ đến cội nguồn, nhớ đại điểm thành lập quân đội đầu tiên
của nước ta đó là cây đa Tân Trào. Nhớ đình Hồng Thái là nơi hội họp quốc dân lần đầu khai
sinh ra chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Đây là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười mấy năm với biết
ba kỉ niệm ân tình, từng chia sẻ mọi cay đắng ngọt vùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi
ức đẹp đẽ, khẳng định tình cảm thủy chung và hướng về tương lai tươi sáng.

- Chuyện ân tình cách mạng được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng tình tình
đôi lứa. Diễn biến tâm trạng được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao dân ca,
mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà annh hùng.
Luận điểm 2: Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật

 Lời người ra đi (4 câu sau)


“- Ta với mình, mình với ta

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…”
- Sự tinh tế một lần nữa được nhấn mạnh khi người ra đi cảm nhận sâu sắc nỗi
lòng người ở lại và đang hòa nhịp nhớ thương cùng Việt Bắc. Cách so sánh
“bao nhiêu- bấy nhiêu” mang đậm màu sắc ca dao và tô đậm nghĩa tình son
sắt. Sự tương đồng này rất lớn lao, không thể đong đếm được. Thêm vào đó,
hai từ “mặn mà- đinh ninh” khiến tình cảm càng thêm sâu nặng.
Luận điểm 2: Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật

 Lời người ra đi ( 4 câu sau)

- Câu thơ “Mình đi mình lại nhớ mình” như một lời khẳng định không bao
giờ đánh mất những tình cảm quý giá một thời đã qua. Sự hoán đổi vị trí
“mình – ta” thể hiện tình cảm quấn quýt, hòa quyện, gắn bó, sâu nặng, bền
chặt; đồng thời củng cố niềm tin cho người ở lại.
Luận điểm 3: Đánh giá

* Đánh giá chung:


- Đoạn thơ thể hiện được tình cảm thủy chung son sắt giữ người ra đi và người ở
lại. Những tình cảm trong sáng đó rất tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước anh
hùng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Bằng lối đáp và cách sử dụng đại từ “mình – ta” cùng nhiều yếu tố gợi ra âm
hưởng ca dao, dân ca, những câu thơ lục bát trau chuốt biến thành những lời
đối thoại và cả độc thoại nội tâm, mở ra thế giới cảm xúc phong phú của chủ
thể trữ tình. Giọng thơ, ngôn ngữ, nhịp điệu cùng bộc lộ cảm xúc nhớ thương
day dứt khiến đoạn thơ giống như một lời hát giao duyên rất đầm thắm.
Luận điểm 4: Nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu
- Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu được biểu hiện ở cả hai phương diện nội dung và nghệ
thuật.
+ Đề tài là những sự kiện xảy ra trong lịch sử dân tộc, những hiện tượng chính trị của
dân tộc. Chủ đề ca ngợi lòng yêu nước, khẳng định ý thức, tinh thần dân tộc. Nhân vật là
những con người điển hình, biểu hiện tập trung tâm lí, tính cách của cả một dân tộc… đó
chính là những yếu tố nội dung in đậm tính dân tộc trong một tác phẩm văn học. Tác phẩm
ấy còn phải biểu hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và cách tân, dân tộc
và hiện đại khi sử dụng linh hoạt những yếu tố hình thức như thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh.
+ Tố Hữu vận dụng sáng tạo thể thơ lục bát, lối đối đáp quen thuộc trong ca dao, đại từ
nhân xưng mình - ta, chất liệu văn hóa dân gian, hình ảnh, từ ngữ đậm đà phong vị dân
gian.

c. Kết bài

You might also like