You are on page 1of 5

Đề 2: cảm nhận đoạn thơ:

“Mình đi, có nhớ những ngày


Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”
A. Đặt vđ
C1:
Tố Hữu là nhà thơ lớn của thơ ca CM VN hiện đại, là lá cờ đầu của thơ ca CM
VN. Cùng với sự nghiệp CM vẻ vang, TH đã để lại sự nghiệp văn học đáng
trân trọng. 7 tập thơ lớn của ông được coi là sử thi, là tấm gương phản chiếu sự
vận động, phát triển của CM VN. Đỉnh cao trong sự nghiệp thơ của TH là tập
thơ VB, trong đó suất xắc nhất là bài thơ cùng tên. Việt Bắc là bản anh hùng ca
về cuộc kháng chiến 9 năm gian khổ mà anh dũng. Đồng thời là bản tình ca
giữa cán bộ miền xuôi và đồng bào việt bắc. Chiều sâu thăm thảm của bài thơ
chính là đạo lí sống ân tình, thủy chung ngàn đời của dân tộc VN.
C2:
“Chín năm làm một Điện Biên.
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
Đã từ rất lâu rồi mảnh đất Tây Bắc - Điện Biên đã được mệnh danh là quê hương của
kháng chiến chống giặc, quê hương của biết bao anh hùng, đây là mảnh đất trung du
nghèo khó mà nặng ân tình khiến ai nấy mà đã đặt chân đến đấy cũng phải bồi hồi,
xao xuyến. Mảnh đất này đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ cho những ai đã từng
đến rồi lại phải cất bước ra đi. Có người đã từng nói rằng: Chợ chỉ trào ra khi trong
tim anh mọi thứ đã thật ở đầy, chính từ những niềm thưởng cũng như nỗi nhớ trào
dâng ấy. những đã tạo ra rung động mãnh liệt trong tận sâu cảm xúc con nhà thờ Bộ
Hữu - một người lính đã từng có khoảng thời người để rối gian gắn bó sâu sắc với
mảnh đất này viết nên tác phẩm - Việt Bắc. Bác phẩm là một khúc tình ca và cùng là
một khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và những người trong con cuộc kháng chiến.
Bài thơ được viết ra như biết bảo lời hát về tấm tình của một mối tình thiết tha đầy
lưu luyến giữa những người lính Cách mạng và đồng bào Việt Bắc đã được thể 1 hiện
qua lăng kính trữ tình kết hơn chính trị, đậm đà tính dân tộc và ngòi bút dạt dào cảm
xúc của một thi nhân.
- VĐNL: Đoạn thơ trên là một trong những đoạn đặc sắc nhất sau những kỉ niệm
kháng chiến những ân tình cách mạng không thể nào quên
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”
B. Giải quyết vđ
I. Tổng quát
1. HCST
- Tác phẩm được khởi nguồn cảm hứng từ một sự kiện chính trị của dân tộc. Sau
chiến thắng Điện Biên Phủ hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết,
miền Bắc hoàn toàn giải phóng tháng 10 năm 1954, cơ quan đầu não của Đảng
Cộng Sản rời Việt Bắc về Hà Nội. Sự kiện lịch sử này được thể hiện một cách
đầy nghệ thuật trong bài thơ, đồng thời là cơ sở để tác giả bộc lộ tình cảm,
khẳng định nghĩa tình thủy chung, son sắc với đồng bào Việt Bắc với quê
hương cách mạng
2. Cấu tứ, kết cấu bài thơ
- Cấu tứ: Hiểu một cách đơn giản nhất là mạch vận động của hình tượng thơ và
cảm xúc thơ. Ở Việt Bắc, Tố Hữu đã sáng tạo được một htg thơ rất đặc biệt. Sự
kiện lịch sử vào tháng 10 năm 1954 được hình tượng hóa thành một cuộc chia
tay giữa hai nhân vật “ta và mình” giống như những cuộc chia tay đầy lưu
luyến của lứa đôi trong ca dao. Như thế có nghĩa Tố Hữu đã riêng tư hóa về
vấn đề chung, trữ tình hóa một vấn đề chính trị lịch sử. Đây là sự tìm tòi sáng
tạo riêng và cũng là yếu tố căn bản tạo nên sức hấp dẫn sức mê hoặc của thơ
Tố Hữu
- Kết cấu: Rất phù hợp với cấu tứ đậm chất dân gian, đó là kiểu kết cấu đối đáp:
người ở, người đi, trò chuyện tâm tình. Bày tỏ, dặn dò, khẳng định. Xét đến
cùng, tất cả là sự phân thân của cái tôi tác giả để bộc lộ cho hết, bộc lộ sâu sắc
mọi cung bậc cảm xúc
3. Vị trí đoạn thơ
- Đoạn thơ trên nằm trong dòng hoài niệm tha thiết, trong dòng chảy chia tay.
Khi ấy người ở lại đã nhắc đến kỉ niệm gian khổ mà anh dũng, người ở lại vừa
gợi nhớ những kỷ niệm, vừa ngầm nhắc nhở người đi về lối sống thủy chung,
ân tình
II. Phân tích
1. NT tổ chức dòng thơ
- Tại nên đoạn thơ là 12 câu, 6 cặp câu lục bát. Mỗi cặp diễn tả một ý thơ trọn
vẹn, sâu sắc. Câu thơ 6 chữ nêu câu hỏi da diết, câu thơ 8 chữ gợi về những kỉ
niệm, những hình ảnh đặc trưng của chiến khu Việt Bắc
2. hệ thống h/a
 Đoạn thơ thơ là thế giới của các hình ảnh về Việt Bắc trong những ngày đầu
kháng chiến. Các hình ảnh giúp người đọc hình dung rõ nét hơn về vùng đất
xa xôi phía Bắc Tổ quốc, hình dung rõ nét những khó khăn, gian khổ mà
đồng bào Việt Bắc cùng cán bộ cách mạng chia sẻ. Nhà thơ rất có dụng ý
khi tổ chức, xây dựng các hình ảnh theo điểm nhìn từ xa lại gần, từ bao quát
đến cụ thể. Theo đó đó là những hình dung của người đọc về Việt Bắc cũng
rõ nét dần
- Ban đầu, VB còn mờ xa chìm khuất trong các h/a
“Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?”
Đây là những h/a quan sát từ xa và cũng là ấn tượng đầu tiên của người cách
mạng miền xuôi khi lên Việt Bắc. Đó là một vùng đất xa xôi lạ lẫm với thiên
nhiên khắc nghiệt, mưa lũ bất thường
- Người ở lại gợi nhớ về VB trong những ngày kháng chiến gian khổ
“Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?”

Chỉ vs 2 h/a người ở lại gợi nhớ những sinh hoạt, kháng chiến thiếu thốn, gian
khổ “miếng cơm chấm muối” là hình ảnh đặc tả gian khổ, thiếu thốn là người
Việt Bắc cùng cán bộ cách mạng phải trải qua. Còn “mối thù nặng vai” là hình
ảnh cụ thể, hóa vật chất hóa lòng căm thù của con người. Trạng thái, cảm xúc
vốn vô hình vô ảnh lại đc cụ thể hóa, hữu hình hóa khiến độc giả cảm nhận sâu
sắc lòng căm thù của quân dân ta
- Người ở không chỉ gợi nhớ về Việt Bắc những ngày tháng chiến gian khổ mà
còn khẳng định Việt Bắc là mảnh đất ân tình chan chứa tình người. Điều đó
được thể hiện rõ nét trong đoạn thơ
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
- Các hình ảnh trong đoạn thơ gợi nhớ sản vật mang đặc trưng quen thuộc của
núi rừng Việt Bắc. Đồng thời thể hiện sâu sắc, cảm động tấm lòng người Việt
Bắc. Với nghệ thuật nhân hóa trong các hình ảnh “rừng núi nhớ ai” “để rụng”
“để già” đã thể hiện tình cảm tha thiết của người Việt Bắc. Ngay cả núi rừng
Việt Bắc cũng ngẩn ngơ trống vắng trước sự ra đi của người cách mạng thì
đồng bào Việt Bắc còn ngẩn ngơ, thương nhớ đến đâu. Cách nói vòng vo bóng
gió đậm chất dân gian đã biểu đạt tinh tế và sâu sắc tấm chân tình của người
Việt Bắc
- (MR): Đoạn thơ này Tố Hữu đã thể hiện biệt tài trong việc sử dụng từ láy “hắt
hiu, đậm đà”. Mỗi từ láy được sử dụng đều chọn lọc kỹ càng, đặt đúng chỗ,
đúng lúc nên phát huy triệt để ý nghĩa vẻ đẹp: hắt hiu, đậm đà tương đồng về
từ loại nhưng độc lập về ý nghĩa. Ta hiểu Việt Bắc nghèo khó về vật chất
nhưng giàu có về tình cảm. Mái nhà Việt Bắc nhỏ bé đơn sơ nhưng luôn ấm áp
tình người ấm tình cách mạng
- Cuối cùng VB vs những địa danh lịch sử, VB là cái nôi của CM
“Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”
Thơ không cạnh tranh với văn xuôi về chi tiết số lượng. Sức mạnh của thơ là
những hình ảnh chọn lọc, giàu sức gợi, sức biểu đạt. Ở đây Tố Hữu không chỉ
kể lại sự việc, chi tiết quá trình mà nhà thơ chỉ gợi ra vài hình ảnh khi kháng
Nhật thuở Việt Minh mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào. Người đọc hình
dung được quá trình vận động, phát triển của Cách mạng Việt Nam thưở ban
đầu tại chiến khu Việt Bắc. Mỗi địa danh gắn với một nhiệm vụ, một sự kiện.
Việt Bắc thật sự là cái nôi của cách mạng Việt Nam. Bao nhiêu gian khó của
buổi đầu xây dựng sự nghiệp cách mạng, đồng bào Việt Bắc đã gánh vác, chia
sẻ cùng cán bộ. Biết bao ân nghĩa ân tình không thể nói hết bằng lời
 Với hệ thống hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu. Người ở lại muốn người ra đi
mãi mãi nhớ về Việt Bắc. Nhớ Việt Bắc gian khổ, hào hùng. Nhớ Việt Bắc
sâu nặng, nghĩa tình. Đó là mong muốn cũng là cách ngầm nhắc nhở người
đi về đạo lý sống ân tình thủy chung
3. NT s/d ngôn ngữ, hthức đại từ, điệp ngữ, thể thơ
a) Ngôn ngữ
- Trong đoạn thơ này cũng như toàn bộ tác phẩm, hình ảnh người ở người đi
được hình tượng hóa trong 2 đại từ “ta – mình”. Hai đại từ quen thuộc trong ca
dao giao duyên trong tình yêu đôi lứa bỗng lớn dậy đủ khả năng biểu đạt
những vấn đề lớn lao của thời đại. Đó là vấn đề ân tình cách mạng. 2 đại từ “ta
– mình” không chỉ được sử dụng lần lượt để chỉ người ở người đi mà còn có
những sáng tạo rất ý nghĩa, rất ấn tượng. Ở hai câu thơ cuối đoạn thơ Tố Hữu
viết:
“Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”
- Ở câu thơ 6 chữ xuất hiện 3 chữ mình Điều này khiến độc giả liên tưởng đến
câu thơ trong Truyện Kiều:
“giật mình, mình lại thương mình xót xa”
- Ba chữ “mình” trong câu thơ của Nguyễn Du chỉ để chỉ một chủ thể là Thúy
Kiều nhưng trong thơ Tố Hữu chữ “mình” lung linh nhiều ý nghĩa. Mình có thể
là người Việt Bắc, người ở lại. Mình cx có thể là người ra đi, là chính con
người mình một thời. Người ở lại đang có những dự cảm lo âu. Quá khứ gian
khổ đã thực sự khép lại, người đi đến với những chân trời mới, biết bao tốt đẹp
đang chờ đón. Liệu người đi còn nhớ đến người ở lại, có nhớ Việt Bắc, có nhớ
chính mình trong những ngày tháng gian lao. Nói cách khác người đi có phải là
những người biết sống thủy chung tình nghĩa trọn vẹn trước sau như đạo lý dân
tộc. Nói đến điều này con người Tố Hữu rất nhạy cảm, tinh tế. Vấn đề đạo đức
người cách mạng, chuyện nhớ và quên, quá khứ và hiện tại đã trở thành đề tài
nổi bật của văn học nghệ thuật sau chiến tranh. Tiêu biểu là “Ánh Trăng” của
Nguyễn Du, ca khúc “Bài Ca Không Quên” – nhạc sĩ Kiều Minh Tuấn
b) Hình thức điệp
- Là một trong những nét đặc sắc nổi bật của đoạn thơ, góp phần không nhỏ
trong việc thể hiện tình cảm da diết, thương nhớ của người ở lại điệp từ “nhớ”
điệp từ “mình đi, mình về” cứ luyến láy, hòa quyện. Hình thức điệp còn thể
hiện trong cách tổ chức các cặp thơ lục bát trong các dòng thơ 6, 8 chữ. Đặc
biệt các câu thơ tám chữ thường có nghệ thuật tiểu đối, các hình ảnh được đặt
trong thế cân xứng, hài hòa vừa gơi rõ nét về đất, về người Việt Bắc, vừa tạo
cho những vần thơ lục bát mang những vẻ đẹp cổ điển trang trọng
c) Thể thơ
- Đối với nghệ sĩ, viết thơ lục bát không khó nhưng để có được thơ lục bát đích
thực, lục bát sống trong lòng người đọc, có thể hòa nhập vào mạch nguồn văn
hóa dân tộc lại là điều không đơn giản, dễ dàng. Tố Hữu đã chứng tỏ tài năng
xuất sắc khi biểu đạt các vấn đề chính trị cách mạng bằng nghệ thuật thơ lục
bát. Một sự kiện trọng đại của dân tộc – sự kiện “dời đô”. lịch sử sang trang
mới được biểu hiện bằng những câu thơ lục bát trầm bổng, nhịp nhàng, ngân
nga, ru dương. Câu chuyện ân tình cách mạng, đạo lý làm người cũng được
truyền tải bởi những câu thơ ngọt ngào dễ đi vào lòng người. Có thể khẳng
định Tố Hữu được sinh ra để làm thơ lục bát cũng như Nguyễn tuân cho thể
loại tùy bút, Nam Cao là để viết truyện ngắn, Vũ Trọng Phụng đặc biệt phù
hợp với tiểu thuyết trào phúng
C. Kết thúc vđ
Thơ là tình cảm, là nỗi lòng của người ở lại. người ở lại gợi nhớ về Việt Bắc để
người ra đi mãi mãi không quên. Đoạn thơ đã thể hiện sinh động vẻ đẹp thơ Tố
Hữu trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh, cách sử dụng ngôn ngữ sáng tạo, tài
hoa, hình thức việc đa dạng linh hoạt. Đặc biệt qua đoạn thơ, Tố Hữu đã động
chạm đến những vấn đề lớn của dân tộc của thời đại đó là lối sống ân nghĩa,
thủy chung, là vấn đề ân tình cách mạng. Qua đoạn thơ, ta thấy được sự kết
hợp tuyệt vời giữa thơ ca với lịch sử, giữa nghệ thuật với cách mạng. Càng tìm
hiểu thơ Tố Hữu, ta càng nhận thấy danh hiệu “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng
Việt Nam” dành cho Tố Hữu là hoàn toàn xứng đáng

You might also like