You are on page 1of 16

ÔN THI TỐT NGHIỆP

VIỆT BẮC
- Tố Hữu -
PHẦN B. LUYỆN ĐỀ
3.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
a. Mở bài như đề 1

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc

MỞ BÀI

- Vấn đề nghị luận + Trích thơ:


“Nhớ gì như nhớ người yêu

Chày đêm nên cối đều đều suối xa”
PHẦN B. LUYỆN ĐỀ

3.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm


a. Thân bài
Luận điểm 1: Khái quát chung

Luận điểm 2: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật


THÂN BÀI
Luận điểm 3: Đánh giá

Luận điểm 4: Nhận xét về nỗi nhớ và tình cảm của


nhà thơ với Việt Bắc
PHẦN B. LUYỆN ĐỀ

3.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm


a. Thân bài

Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại…

Luận điểm 1
Khái quát chung

Đoạn trích: Vị trí, nội dung chính…


CÁCH 1: - Biêlinxki đã từng nói: “Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại bởi
vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của
lịch sử xã hội, bởi vì họ là khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và
của nhân loại.” Tố Hữu chính là một đại biểu xuất sắc của thời đại mình, là lá
cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Con đường thơ của ông luôn gắn
bó, song hành và phản ánh chân thật các chặng đường gian khổ, hi sinh nhưng
cuối cùng đi đến thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 hiệp định Giơnevơ được kí
kết 1 trang lịch sử mới trên đất nước ta đã được mở ra. Cùng lúc đó T10/1954
Trung ương Đảng chuẩn bị dời Việt Bắc để tiếp quản thủ đô. Đây là thời điểm
lịch sử rất nhạy cảm có tính chất bước ngoặt đối với đời sống chính trị, tình
cảm tư tưởng của dân tộc, cộng đồng. Tố Hữu - nhà thơ trữ tình chính trị đã cất
lên tiếng thơ kịp thời để nhắn nhủ đạo lí cách mạng. Bài thơ Việt Bắc ra đời
trong hoàn cảnh như vậy.
CÁCH 2: - Thơ Tố Hữu đúng là thơ chính trị, bởi đề tài trong thơ ông là
những vấn đề chính trị, hồn thơ đó luôn hướng tới “cái ta” chung với lẽ sống
lớn, tình cảm lớn và niềm vui lớn của Đảng, dân tộc, cách mạng.
- Nhưng thơ Tố Hữu cũng rất đỗi trữ tình. Nhà thơ đã đưa thơ trữ tình chính
trị lên đến đỉnh cao. Có được điều ấy là nhờ những vấn đề chính trị trong thơ
Tố Hữu đã được chuyển hóa thành những vấn đề của tình cảm, cảm xúc rất
mực tự nhiên, chân thành, đằm thắm với một giọng thơ ngọt ngào, tâm tình,
giọng của tình thương mến.
- VB của Tố Hữu là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca thời kì
kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được sáng tác vào tháng 10-1954. Sau chiến
thắng Điện Biên Phủ, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến
khu VB trở về HN. Sự kiện thời sự có tính lịch sử này đã gợi xúc cảm sáng tạo
cho nhà thơ viết Việt Bắc. Bài thơ in trong tập thơ “ VB”.
Luận điểm 2: Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật

     - Nhà thơ đã chọn hình thức thể hiện là lối đối đáp của ca dao dân ca nhưng
nếu trong ca dao, dân ca là đối đáp giữa đôi lứa yêu nhau thì bài thơ là lời đối
đáp giữa người đi là những người cán bộ cách mạng miền xuôi với người ở là
người dân Việt Bắc. Hình thức đối đáp làm cho bài thơ mang âm hưởng của
những bài hát giao duyên vừa đằm thắm, thiết tha vừa sâu nặng nghĩa tình.

- Nếu như đoạn thơ trước nói về nỗi lòng kẻ ở người đi, tái hiện cảnh chia tay đầy
lưu luyến, bịn rịn rồi sau đó người ở lại đã hỏi và gợi nhắc người ra đi hãy nhớ về
15 năm gắn bó, nhớ về những ngày tháng gian khổ mà nghĩa tình thì đoạn thơ này
đến lượt người ra đi thổ lộ, giãi bày tình cảm của mình.
Luận điểm 2: Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật
Luận cứ 1:
- Đoạn thơ ghi lại những kỉ niệm xúc động về cuộc sống sinh hoạt, kháng chiến tuy thiếu
thốn, gian khổ mà sâu nặng nghĩa tình. Điệp từ “nhớ” được lặp lại liên tiếp, vang lên suốt từ
đầu đến cuối đoạn thơ như một điệp khúc, phổ âm hưởng nỗi bâng khuâng, da diết, nhung
nhớ cho toàn bộ đoạn thơ. Và sau nỗi nhớ ấy, các hình ảnh về cuộc sống, con người hiện lên
chân thực, xúc động.
Nhớ gì như nhớ người yêu
- Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo, nhà thơ đã diễn tả nỗi nhớ về một mảnh đất như nỗi nhớ
người yêu, một mối quan hệ chính trị lại giống như một tình yêu đôi lứa.

- Nỗi nhớ người yêu là nỗi nhớ có khi ngẩn ngơ, ngơ ngẩn; có khi có khi bồn chồn, bối rối,
bổi hổi, bồi hồi, mãnh liệt và thường trực... Nỗi nhớ Việt Bắc và người Việt Bắc phải chăng
hàm chứa mọi cung bậc cảm xúc ấy. Với hình ảnh so sánh này, Tố Hữu đã thể hiện được tình
cảm rất sâu đậm của người đi. Vì vậy, cảnh và người phút chốc lại trở về vơi đầy trong tâm trí
người đi.
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Luận cứ 2: Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy
- Trong nỗi nhớ của người ra đi thiên nhiên Việt Bắc hiện lên thật đẹp , thơ mộng và trữ tình.
Đó là vầng trăng mới lên, lấp ló nơi đầu núi, là ánh nắng dịu nhẹ trải vàng cả núi rừng và
nương rẫy trong buổi chiều tà. Các hình ảnh thiên nhiên ấy còn gợi hình ảnh con người Việt
Bắc trong những khoảnh khắc đẹp, gợi những đêm trăng hò hẹn, những buổi chiều lao động
trên nương rẫy.
- Nỗi nhớ không chỉ trải dài theo thời gian “trăng lên – nắng chiều – sớm – khuya” mà còn
trải rộng khắp không gian: Bản khói cùng sương – bếp lửa – rừng nứa – bờ tre – ngòi Thia –
sông Đáy – suối Lê... Nghệ thuật liệt kê đã tái hiện nỗi nhớ vơi đầy của người cán bộ kháng
chiến đồng thời khắc họa được vẻ đẹp của quê hương Việt Bắc. Những đồi tre bát ngát,
những dòng suối mát trong, con sông hiền hòa, những bếp lửa ấp iu nồng đượm, tất cả cứ in
sâu trong nỗi nhớ người về. Nhắc đến dòng sông, đồi núi, rừng nứa, bờ tre là rưng rưng bao
kỉ niệm, đong đầy bao yêu thương. Những cái tên: Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê có lẽ không
đơn thuần chỉ là những địa danh mà còn ẩn dấu bao kỉ niệm, cảm xúc. Có thể nói mỗi thời
gian, không gian này với người về xuôi đều lung linh kỉ niệm, cham chứa yêu thương.
Phần này có thể lược nếu ko kịp thời gian

- Câu thơ “Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” là một điểm nhấn của nỗi nhớ với sự
xuất hiện của hình ảnh con người Việt Bắc. Hai chữ “người thương” thật hay, đó là những
con người gắn bó với nhau bằng tình sâu nghĩa đậm. “Người thương” ấy là những ai? Đó có
thể là người em liên lạc “Sớm bản Na chiều em qua bản Bắc, mười năm tròn không mất một
phong thư”, có thể là người anh du kích với “Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách”, là người
mế “Lửa hồng soi tóc bạc/ năm con đau mế thức một mùa dài” như trong bài thơ “Tiếng hát
con tàu” Chế Lan Viên cũng đã từng nói đến. Họ là những người đã cưu mang, đùm bọc, che
chở cán bộ kháng chiến, là những người mà cán bộ kháng chiến coi như máu thịt, như gia
đình. Hai chữ “người thương” vì vậy mà chất chứa biết bao ân tình của người về xuôi.

- Các điệp từ: nhớ gì, nhớ từng, nhớ những cùng với nghệ thuật so sánh (như nhớ người
yêu), các tên địa danh ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê và tiểu đối đều góp phần thể hiện
thành công những cung bậc cảm xúc phong phú của nỗi nhớ quê hương cách mạng, tạo
nên chất nhạc chất họa mê li, say đắm cho khổ thơ.
Luận cứ 3: Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

- Hai câu thơ đầu đã khái quát và khẳng định được tình cảm của người ra đi, ta về là ta luôn
nhớ. Cụm từ “đắng cay ngọt bùi” là ẩn dụ, trong đó “đắng cay” là ẩn dụ cho những gian khổ,
vất vả; “ngọt bùi” tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc. Trong nỗi nhớ của người ra đi có
những kỉ niệm về những ngày tháng khó khăn, gian khổ những cũng có nhiều kỉ niệm ngọt
ngào, có niềm vui chiến thắng, có hạnh phúc tình yêu.
- Nếu hai câu thơ trước có ý nghĩa khái quát, thì hai câu sau đã cụ thể hóa những đắng cay,
ngọt bùi trong cuộc sống kháng chiến. Bao nhiêu gian khổ đã cùng nhau nếm trải như thiên
nhiên khắc nghiệt, thiếu thốn kham khổ về vật chất, giặc đến giặc lùng... Khó khăn gian khổ
lại làm người cán bộ kháng chiến và người dân Việt Bắc yêu thương, đùm bọc nhau hơn.
Nghệ thuật đảo ngữ với từ "Thương nhau" được đặt lên đầu cặp lục bát cho thấy đó là căn
nguyên, cội nguồn để dẫn đến những hành động nhường cơm, sẻ áo. Các động từ “chia”,
“sẻ”, “đắp cùng” thể hiện những hành động đầy ân nghĩa của người Việt Bắc, làm người ra
đi mãi ghi nhớ, khắc sâu.
Luận điểm 2: Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật
Luận cứ 4: Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
- Trong nỗi nhớ của người cán bộ, hình ảnh người dân Việt Bắc hiện lên chân thật và đầy
xúc động với hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng / địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”. Đó
là người lao động nghèo khổ, neo đơn nhưng dạt dào ân tình với cách mạng, không ngại
vất vả, cực khổ lao động góp phần tạo nên lương thực cho cách mạng nuôi quân. Hình ảnh
thơ giàu sức gợi, phản ánh tình cảm sắc son của đồng bào dân tộc đối với cách mạng.

- Hình ảnh những người mẹ tuyệt vời, kì diệu trong những cuộc kháng chiến còn được gặp lại
trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm:
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”
Chính người mẹ Việt Bắc, những người mẹ Việt Nam anh hùng với tình mẫu tử và tình cảm
cách mạng thiêng liêng đã góp phần to lớn làm nên chiến thắng của dân tộc, trở thành những
nhân vật lịch sử trong các cuộc kháng chiến vĩ đại.
Luận điểm 2: Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật
Luận cứ 5:
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
- Con người và cảnh vật gắn bó với nhau. Nhớ về con người Việt Bắc, người cán bộ cách
mạng lại nhớ trở lại những kỷ niệm gắn bó ở Việt Bắc. Đó là kỷ niệm với những lớp học
bình dân học vụ (lớp học i tờ), những đêm liên hoan văn nghệ giữa núi rừng, những ngày
tháng công tác ở cơ quan, gian nan nhưng lạc quan, đầy ắp yêu thương với tiếng hát , tiếng
ca vang dội cả núi rừng. Cho dù kháng chiến gian lao, còn nhiều thiếu thốn nhưng đồng bào
cùng cán bộ chiến sĩ Việt Bắc luôn tâm niệm đánh giặc ngoại xâm và đánh cả giặc dốt.
Luận cứ 6: Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...

- Trong nỗi nhớ của người ra đi còn có những âm thanh quen thuộc, bình dị,
thân thương là âm thanh tiếng mõ tiếng chày vang lên giữa núi rừng Việt Bắc.
Đó là tiếng mõ trâu buổi chiều trở về bản làng, là tiếng chày nhịp nhàng của
cối giã gạo bên suối. Mỗi một âm thanh lại gợi mở bức họa bình dị mà thơ
mộng. Những âm thanh của cuộc sống lao động thường ngày, khi sống cùng
có lẽ chẳng mấy ai để ý, nhớ nhung, nhưng khi xa rồi thì những âm thanh ấy
lại khiến con người bồi hồi, xao xuyến, thổn thức. Lời thơ dứt mà những âm
thanh ấy cứ ngân vang mãi trong lòng người chia xa Việt Bắc. Từ láy "đều
đều" không chỉ thể hiện âm thanh đều đều của tiếng mõ tiếng chày vào các
buổi chiều và vào ban đêm hòa quện giữa âm thanh của rừng núi mà còn thể
hiện nhịp sống đều đều, êm ả thanh bình trên chiến khu.
Luận điểm 3: Đánh giá

- Cả đoạn thơ là một khúc tình ca tha thiết thể hiện nỗi nhớ của người cán bộ về
xuôi với cảnh vật và con người Việt Bắc. Nó có cội nguồn sâu xa từ tình yêu
quê hương đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, truyền thống ân
nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ khắc sâu lời nhắn nhủ
của Tố Hữu: Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống yêu nước quý báu, anh
hùng, bất khuất, nhân nghĩa thủy chung của cách mạng, của con người Việt
Nam. 
Luận điểm 4: Nhận xét về nỗi nhớ và tình cảm của nhà thơ với Việt Bắc
- Đoạn thơ đã thể hiện nỗi nhớ về Việt Bắc. Nỗi nhớ ấy khó diễn tả cho hết, tha thiết và thể
hiện tình cảm sâu nặng. Nỗi nhớ gắn liền với từng cảnh vật, những địa danh quen thuộc bình
dị mà cũng rất nên thơ. Đó là nỗi nhớ rõ ràng, cụ thể, sống động: “bản khói cùng sương”,
“trăng lên đầu núi”, “nắng chiều”, “rừng nứa bờ tre”, “ngòi Thia, sông Đáy”, “suối Lê”…
Trong cảnh thấp thoáng bóng dáng con người Việt Bắc thân thương cần mẫn, chịu thương chịu
khó, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, cưu mang cán bộ, bộ đội trong những ngày kháng
chiến đầy gian khổ, thiếu thốn.

- Cảnh và người Việt Bắc, những ngày tháng ở Việt Bắc trở thành kỉ niệm, ấn tượng sâu sắc,
đẹp đẽ không thể phai mờ trong tâm trí người cán bộ khi trở về xuôi. Nhìn chung, qua nỗi
nhớ, nhà thơ đã tái hiện lại một giai đoạn kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, thiếu thốn
nhưng chất chứa ân tình. Đoạn thơ nói riêng và cả bài thơ là lời ngợi ca, tri ân Việt Bắc, là
khúc hùng ca, bản tình ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Qua đó tác giả thể
hiện lòng biết ơn, tình cảm thủy chung đối với con người Việt Bắc. Đoạn thơ góp phần làm
nổi bật phong cách thơ Tố Hữu và bồi đắp những tình cảm đẹp cho người đọc về tình quân
dân trong quá khứ và hiện tại, nhắc nhở lòng biết ơn cội nguồn…

You might also like