You are on page 1of 11

Ôn văn giữa kỳ I

I.Cách viết 1 bài văn:


1.Mở bài: Gián tiếp (Lý luận văn học hoặc dẫn và so sánh các bài khác vào bài chính)
2.Thân bài
Đoạn 1: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Dẫn vào đoạn thơ cần nghị luận
Đoạn 2: Trích dẫn đoạn thơ
Đoạn 3: Phân tích các luận điểm (Mỗi luận điểm viết 1 đoạn văn)
Đoạn …: Đánh giá về nội dung đoạn thơ
Đoạn…: Đánh giá về nghệ thuật đoạn thơ
3.Kết bài
Kết bài đánh giá về tác giả, tác phẩm. Có thể dẫn 1 vài lý luận văn học để kết bài
Lưu ý: Thêm dẫn chứng, lý luận văn học vào 1 vài đoạn phân tích luận điểm

II.Mẫu
Mở bài chung:
Standal đã từng nói: “ Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội” . Tố Hữu cũng cho
rằng: “ Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”. Thật vậy! Không một người
nghệ sĩ nào có thể sáng tác mà không phản ánh hiện thực. Văn chương chính là bén rễ từ đời
sống thực tiễn, sau đó qua lăng kính của từng nhà văn/ nhà thơ mà được khắc họa lên những
trang sách. Một nhà văn/ nhà thơ chân chính phải biết cách thông qua cái nhìn mới mẻ, qua
những quan điểm riêng biệt của mình mà đưa vấn đề cần truyền tải đến bạn đọc một cách mới
lạ và khác biệt. Và [ tác phẩm A ] cũng như thế, qua cái nhìn của chình mình, [ nhà văn B ]
đã cho ra đời [ tác phẩm A ]. Qua đó, ta có thể thấy [ vấn đề cần NL/ đề/ nội dung chính ] đặc
biệt là qua đoạn văn/ đoạn thơ: “ [ dẫn đoạn trích ] ”

Lý luận văn học:


Một bài thơ làm lay động lòng người luôn được tồn tại tựa như một bản nhạc du dương, mang
âm hưởng nhẹ nhàng mà người thi sĩ có thiên chức như người chỉ đạo ru hồn người vào
những giai điệu êm ái, hòa hồn người cùng chung nhịp với hồn thơ, nhịp đập của thi nhân.
“Sức gợi” của thơ ca không nhất thiết phải hiện rõ trên từng con chữ, đôi khi chúng được tạo
nên từ những khoảng trống hay những khoảng lặng trong các bản nhạc gợi sự sâu lắng trầm
bổng, đưa hồn người vào khoảng không gian lắng đọng, đầy suy ngẫm. Thế nên Lưu Trọng
Lư đã chia sẻ rằng “ Một câu thơ hay là một câu thơ giàu sức gợi”.

Kết bài chung:


Xuân Diệu quan niệm: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Tác giả A đã
đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên, đồng thời A cũng khiến
trái tim người đọc tan chảy khi suy ngẫm về ( vấn đề nghị luận) của tác phẩm B. Quả thực
văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian nên tác phẩm B vẫn sáng ngời cho
đến tận hôm nay và mãi mãi về sau”.
III.Phân tích
VIỆT BẮC
Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu tiên của nền văn nghệ cách mạng VN.
Ngòi bút của ông mang đậm nét trữ tình chính trị, đậm nét sử thi và mang tính dân tộc rất
đậm đà.
Điều đó đã được thể hiện rõ qua bài thơ “Việt Bắc” được trích từ tập thơ cùng tên, là tiếng ca
hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp
Bài thơ Việt Bắc thể hiện nỗi lòng, những tâm tư của các cán bộ chiến sĩ cách mạng phải
khi phải chia xa vùng núi rừng Tây Bắc thân thương để về một nơi căn cứ mới. Tác giả đã tái
hiện lại những kỷ niệm đẹp về thiên nhiên và con người nơi đây một cách chân thực và sinh
động.

Tác giả: Tố Hữu là nhà thơ chính trị, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố
Hữu thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn của người cách mạng. Ông sáng tác đều đặn và rất
thành công tới những tác phẩm luôn được đón đợi, mến mộ từ độc giả. Thơ ông đậm đà tính
dân tộc trong cả nội dung và hình thức thể hiện. Bài thơ “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố
Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Việt Bắc là khu căn cứ địa của cách mạng Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
Tháng 7 năm 1954, hiệp định Giø-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miễn
Bắc được giải phóng và đi lên xây dựng CNXH - một trang sử mới của đất nước ta được mở
ra. Tháng 10 năm 1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc ở Hà Nội để
thực hiện nhiệm vụ mới, những người kháng chiến (trong đó có nhà Tố Hữu) từ căn cứ miễn
ngược về miền xuôi chia tay Việt Bắc, chia tay khu căn cứ Cách trạng trong kháng chiến.
Nhân sự kiện có tính lịch sử này Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Bài thơ “Việt Bắc”
được mệnh danh là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

- Nội dung chính: Bài thơ được đặt vào một hoàn cảnh ouô cùng đặc biệt: Đó là cuộc chỉa
tay đầy lưu luyến giữa những con người đã từng gắn bó khăng khát, lâu dài, tình nghĩa với
nhau; từng chia sẻ cay đắng, ngọt bùi; cùng nhau gánh trên vai nhiệm vụ dân tộc. Nay,
nhiệm vụ đã xong, cán bộ phải về xuôi để nhận nhiệm vụ mới. Trong giờ phút chia tay, họ
cùng nhau tái hiện những kỉ niệm cách mạng trong kháng chiến giữa nhân dân Việt Bắc và
cán bộ.
Qua đó khẳng định là ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng, con người Việt Bắc ân tình, ân
nghĩa, thủy chung son sắt.

Phần đầu:

+ Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên: vừa nên thơ, trữ tình vừa hùng vĩ, tráng lệ.
+ Con người Việt Bắc: vừa hăng say lao động lại sâu nặng ân tình tới cách mạng.
Phần sau: Bài thơ còn gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước, ca ngợi công lao của Đảng và
Bác
Bác Hồ trong kháng chiến chống Pháp. Thể hiện tình cảm của Tố Hữu đối với quê hương
cách trạng
Việt Bắc: yêu mến, gắn bó, tự hào về truyền thống cao đẹp của dân tộc, đất nước.
Nhìn chung: Bài thơ “Việt Bắc” là khúc hùng ca, tình ca quê Cách mạng, về kháng chiến, vẽ
những con người trong kháng chiến chống Pháp.
Kết cấu bài thơ: theo cấu tứ của lối đối đáp giao duyên trong ca dao thông qua cặp đại từ
xưng hô “mình - ta”, “ta — mình” là thể thơ lục bát. Trong đó, các khổ thơ ïn nghiêng là lời
của người ở lại (của nhân dân Việt Bắc), các khổ thơ chữ thẳng là lời của người ẩi (cún bộ uê
xuôi). Tuy nhiên, bền trong lớp đối thoại của cấu tứ này chính là lời độc thoại, sự phân thân
của chủ thể trữ tình (chính là nhà thơ Tố Hữu).

Nội dung 5. Bức tranh tứ bình, nỗi nhớ về thiên nhiên bốn mùa tươi đẹp ở Việt Bắc.
Ta về, mình có nhớ ta
Ta tê, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người ñan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái trăng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

- 2 câu thơ đầu: Đây là đoạn thơ đặc sắc nhất thể hiện sinh động và thấm thía nỗi nhớ nhung
tha thiết về cảnh và người trong lòng người đi khi phải rời xa mảnh đất äã gắn bó gần rửa
đời người. Như lời mở đầu, chào sân cho bức tranh tứ bình đặc trưng này là hai câu thơ đề
từ:

Ta về, mình có nhớ ta


Ta tê, ta nhớ những hoa cùng người

+ Mở đầu là một câu hỏi tu từ bâng khuâng, thấm nào hồn người và cảnh vật. Từ đầu đoạn
trích, ta chỉ nghe thấy người ở lại hỏi: Người khi đi về xuôi rồi có nhớ đến mình hay không,
có nhớ về Việt Bắc những năm tháng đã qua không hay, chứ chưa hề thấy người đi hồi. Đây
là câu hỏi đầu tiên từ phía người đi, một câu hỏi phảng phất hương vị ngọt ngào của tình
yêu. Có thể thấy, đây cũng là câu hỏi chỉ để gợi nhắc chứ không mong muốn câu trả lời, uì
người đi thừa hiểu tấm lòng son sắt của người ở lại dành cho mình nên cần chỉ đâu câu trả
lời. Và cũng chính lẽ đó, ngay câu lục người đi đã khẳng định: “Ta về, ta nhớ những hoa
cùng người...”

+ Vẫn cách xưng hô “ta - mình” gợi nhiều cảm xúc. “Ta” chỉ người đi, “mình” chỉ người ở
lại.
Những gì mình nhớ, mình nhắc ta không được quên thì ta cũng khẳng định tới mình là ta
không
bao giờ quên, thậm chí những kỷ niệm ấy vẫn luôn thường trực trong tâm trí ta.
+ Điệp từ “ta” được nhắc đi nhắc lại bốn lần cùng với từ “hoa” khiến cho dòng cảm xúc của
người đi như bỗng trở nên mênh mang, sâu lắng hơn. Chính cách vận dùng điệp từ một cách
tỉnh tế của Tố Hữu đã cho thấy hình ảnh họ đầy ắp trong lòng nhau là nỗi lưu luyến nhớ
thương cứ giăng kín như tơ ương quấn quýt mãi không đời.
+ Nỗi nhớ của người ãi hướng tới “hoa cùng người”, “Hoa” ở đây có thể hiểu là vẻ đẹp của
thiên nhiên Việt Bắc như “hoa chuối đỏ tươi” hay “hoa mơ nở trắng rừng”... cũng có thể
hiểu “hoa” là hình ảnh hoán dụ cho ẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc núi rừng Việt Bắc; Còn
“người” là vẻ đẹp của con người Việt Bắc cần cù, chịu thương chậu khó, làm lũ, không quản
nhọc nhằn.
- Chính “hoa” - thiên nhiên là “người” —- con người Việt Bắc, sẽ là hai hình ảnh tà người
cán bộ sẽ nhớ da diết khi về xuôi. Hai đối tượng “hoa” và “người” thực ra không thể tách rời
mà luôn hòa quyện, đan xen một cách hài hòa. Điều đó được thể hiện trước tiên là ở các
động từ liền kết: “những”, “cùng”,... Thứ hai là ở sự đan xen giữa các câu thơ lục - bát, ta
thấy cứ câu thơ tục nói về nỗi nhớ tới thiên nhiên thì câu thơ bác lại nói về nỗi nhớ con
người.
+ Kết cấu này làm cho đoạn thơ mang bóng đứng của “thể hứng” trong ca dao:
Trên trời có đám mây xanh
Ö giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng uê xây
+ Nhưng nếu trong ca dao, cảnh tạo cảm hứng cho tình, tức cảnh sinh tình thì trong đoạn
thơ của nhà thơ Tố Hữu, cảnh vừa là nền cho sự xuất hiện của con người, làm nổi bật cho
hình ảnh con người lại ừa là một phần trong nỗi nhớ của người đi song song tới nỗi nhớ sâu
đậm với con người

8 câu thơ sau: Là bức tranh thiên nhiên bốn mùa tươi đẹp cùng sự xuất hiện của con người
Việt
Bắc trong nỗi nhớ của người ra đi.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ rừng
Nhớ cô em gái hái măng một trình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

1. Bức tranh mùa đông nở ra thiên nhiên núi rừng Việt Bắc đầy sức sống:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
- Thiên nhiên:
+ Bức tranh mùa đông vừa gợi lên không gian mênh mông với chiều rộng của rừng xanh đại
ngàn, vừa mở ra chiều cao ngút ngàn của đèo múi, chiều cao vời vợi của trời xanh.
+ Tô điểm trên cái nền xanh bao la bát ngát của núi rừng, là màu đỏ của “hoa chuối đỏ tươi”
đang nở rộ tung linh dưới ánh nắng mặt trời. Màu đỏ là gam màu nóng, lại thêm “đỏ tươi”
lại càng làm cho thiên nhiên Việt Bắc trở nên tươi sáng, ấm áp như tiềm ẩn một sức sống
xua đi cái hoang sơ, hiu hắt vốn có của núi rừng Tây Bắc.

- Con người:
+ Bức tranh mùa đông càng sống động, ấm áp và thơ mộng hơn với sự xuất hiện của con
người trên đèo cao: “Đèo cao nắng ánh, dao gài thắt lưng”, con người vùng chiến khu lên túi
làm nương, phát rẫy sản xuất lương thực cung cấp cho kháng chiến.
+ Ở đây nhà thơ không khắc họa gương mặt mà để đánh mặt trời lóe trên Lưỡi dao ở thắt
lưng.
Con người từ một điểm hội tụ của ánh sáng, con người ấy xuất hiện ở một vị trí, một tư thể
đẹp nhất - là trên “đèo cao”, là tư thế của người chủ động.
+ Cụm từ “nắng ửng” ở trạng thái động, câu thơ nhơ một góc cạnh nghệ thuật của một tị
nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp kỳ thú, khi tạo hình con người trong tư thế làm chủ, tỏa sáng từ
trên đỉnh đèo.
=>. Có thể nới, giữa sự hoang sơ, heo hút, giữa trời cao là rừng rộng mênh mông, con người
đã trở thành linh hồn của bức tranh mùa đông Việt Bắc. Điều đó lại càng làm tăng thêm sự
cảm phục, ngưỡng mộ và yêu mến vô cùng trong lòng người ra đi

2. Bức tranh rùa xuân lan tỏa oà bừng sứng một sức sống hoang dại và mãnh liệt của hoa
mơ:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người ñan nón chuốt từng sợi giang.

- Thiên nhiên:
+ Bao trùm lên cảnh vật là sắc trắng dịu dàng, trong trẻo, tinh khiết. Động từ “nở” nằm ở
giữa câu làm sức sống rùa xuân lan tỏa và tràn đầy nhựa sống. Hoa mơ ngày xuân nỗ trắng
cả khu rừng, trắng cả không gian núi rừng Việt Bắc.
+ Như vậy, màu trắng dường như lấn át màu xanh của lá, oà làm bừng sáng cả khu rừng bởi
sắc trắng đầu mát, tinh khiết của hoa mơ. Nhưng cũng chính cái gam màu trắng ấy, lại gợi ra
tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến trong lòng người ẩi.

- Con người:
+ Dưới bóng hoa mơ dịu mát là hình ảnh con người lao động äang cắn mẫn “chuốt từng sợi
giang”. Người Việt Bắc đẹp tự nhiên trong công việc hằng ngày, đó là công việc đan nón
bằng thủ công, một nghề truyền thống của Việt Bắc.
+ Động từ “chuốt” oà hình ảnh thơ đã nói lên phẩm chất con người lao động: cần mẫn, tỉ
mẩn, khéo léo, tài hoa. Đó cũng chính là phẩm chất tân tảo của con người Việt Bắc và cũng
là những nét đáng yêu, đứng nhớ khắc sâu trong lòng lòng người đi.

3. Mùa hạ như một bức tranh sơn mài vừa đậm chất cổ điển vừa mang đường nét hiện đại.
Ve kêu rừng phách đổ rừng
Nhớ cô em gái hái trăng một mình.

- Thiên nhiên:
+ Câu thơ có hai hình ảnh: tiếng ue oà hoa phách, là nét đặc trưng của mùa hạ ở Việt Bắc.
Tiếng ve vang lên báo hiệu mùa hè đã tới, gợi ra cái náo tức của thời gian qua một tín hiệu
rộn rã của âm thanh. Phách là một loại cây thuộc dòng gỗ lim, loại cây này nổ hoa tím nhạt
ào mùa hè, trước lúc nở, cả rừng cây đồng loạt thay lá, chuyển từ tàu xanh sang màu vàng
chỉ trong vài ngày.
+ Động từ “đổ” được dùng thật chính xác và tinh tế khi vừa miêu tả sự chuyển màu đột
ngột, mau lẹ, nhanh chóng vừa diễn tả tài tình từng đợt mưa hoa phách, vừa thể hiện chính
xác khoảnh khắc hè sang.
+ Qua hai câu thơ, với cách sử dụng âm thanh để khơi dậy màu sắc, dùng không gian để
miêu tả thời gian, nhà thơ Tố Hữu đã đem đến cho cảnh vật một sự tương quan kỳ diệu,
khiến cảnh vật như có linh hồn và sự giao cảm tới nhau: Tưởng như sau sự thúc giục của
tiếng ve kêu râm ran, có một sự náo nhiệt kì lạ của thiên nhiên, cả một rừng phách như có
tín hiệu bỗng chốc khoác lên mình tấm áo choàng lộng lẫy, kiêu sa để đón chào mùa hè.
- Con người:
+ Hiện lên giữa cái nên vàng của hoa phách là hình ảnh cô gái áo chàm cần mẫn đi hái măng
giữa rừng cung cấp lương thực cho bộ đội: “Nhớ cô em gái hái măng một mình”.
+ “Em gái” là cách gọi thân thương trìu mến trong mối quan hệ gia đình. Được gắn kết oà
cưu nang giữa tình thương yêu của đồng bào Việt Bắc, tình thân đã thấm đẫm hơn cả một
mối quan hệ. Vậy nên, cách gọi “em gái” của người cán bộ miền xuôi là hoàn toàn có cơ sở
và cũng là cách thể hiện tình cảm tới những người dân nơi đây.
+ Tuy lên rẫy hái măng “một mình” nhưng không hề cô đơn, không hề lạc lõng bởi cô gái ấy
đang làm bạn tới thiên nhiên tươi đẹp, đang làm chủ lao động, làm chủ tự do. Hình ảnh thơ
cũng gợi lên được vẻ đẹp chịu thương chịu khó của những cô gái vùng núi Tây Bắc. Đằng
sau đó ẩn chứa biết bao niềm cảm thông, trân trọng của tác giả.
=>. Cảnh phảng phất nét buồn nhưng vẫn đẹp, một nét đẹp tĩnh lặng và trong sáng, và cả
cảnh đẹp lẫn nỗi buồn đều làm lưu luyến bước chân người ra đi.

4. Bức tranh mùa thu khép lại bộ tranh tứ bình bằng tiếng hát chìa tay, giã từ để lại âm
vang nghĩa tình kháng chiến đẩy cảm động.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

- Thiên nhiên:
+ Bức tranh. mùa thu được phác họa trong gam màu dịu mát của ảnh tráng thanh bình.
+ Động từ “rọi” trong câu thơ rất hay, nó diễn tả được ánh trăng tràn ngập cả không gian
bao la, đó là hình ảnh ánh trăng của tự do, của hòa bình rọi sáng niềm vui lên rừng, lên
từng bản làng Việt Bắc. Cách đừng từ này không chỉ giúp nhà thơ miêu tả chính xác ánh
trăng lọt qua từng vòm cây, kẽ lá của núi rừng mà còn thể hiện được cảm xúc của con
người: Đêm nay, ánh trăng như nói hộ lòng người, trong giờ phút chia ly muốn dành cho
Việt Bắc, muốn tập trung sơi chiếu hình ảnh thiên nhiên và con người nơi đây trong nỗi nhớ
thương tha thiết của người ra đi.

- Con người:
+ Giữa “ánh trăng” thanh bình ấy là tiếng hát trong trẻo của đồng bào Việt Bắc, là tiếng hát
ân tình ân nghĩa, thủy chung son sắt. Tiếng hát vang lên giữa núi rừng mênh mông như làm
sống động mọi cảnh vật. Bức tranh mùa thu đã góp phẩm hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mã của
túi rừng oà khép lại đoạn thơ bằng tiếng hát “ân tình thủy chung”.
+ Có thể nhận thấy sự thay đổi trong cảm xúc của người ra đi oà hình ảnh người ở lại hiện
lên trong tâm trí người đi: Nếu ở ba bức tranh về mùa đông, màu thu, mùa hạ, nhà thơ
hướng nỗi nhớ tới những người lao động cụ thể như người đi rừng, người đan nón, người em
gái hái năng... thì ở bức tranh cuối cùng hình ảnh con người lại vô định trong cụm từ “nhớ
ai”, “ai là ai” ở đây không rõ, “ai” đang làm gì cũng không xác định. Cách nói ấy khiến hình
ảnh con người như nhòa đi, càng nhỏ thì nỗi nhớ càng trở nên sâu đậm, ứm ảnh hơn. Bởi khi
thời khắc chia ly chỉ còn tính bằng giây thì người ta lại càng thấy lẻ loi, trống vắng và cô
đơn.

+ Hòa bình là sự kiện lớn đem lại niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc cho cả dân tộc,
nhưng hòa bình cũng là thời điểm chìa tay đây bâng khuâng, lưu luyến giữa Việt Bắc và cán
bộ kháng chiến. Miêu tả tiếng hát gợi “ân tình” của người ở lại, nhắc sự “thủy chung” tới
người ra đi trên nền ánh trăng “hòa bình” có lẽ là dụng ý nghệ thuật sâu sắc của nhà thơ Tố
Hữu tới lời khẳng định đỉnh mình: Những thay đổi trong cuộc sống hòa bình sẽ không bao
giờ có thể làm người đi thay lòng đổi dạ; người về xuôi sẽ không bao giờ lãng quên ánh
trăng ân tình, tình nghĩa son sắt của người dân Việt Bắc trong suốt mười lăm năm qua.
=> Thành công của đoạn thơ là nhờ vào một số thủ pháp nghệ thuật cùng thể thơ lục bát
tới âm điệu ngọt ngào, sâu lắng. Cách miêu tả giàu hình ảnh sống động, sử dựng nhiều động
từ, điệp từ linh hoạt để lại trong lòng người đọc những dư vị khó quên. Tất cả đã làm nên
một đoạn thơ giàu tính tạo hình về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Rộng hơn, đó là tình
yêu quê hương, đất trước sâu nặng trong tâm hồn nhà thơ Tố Hữu.

TÂY TIẾN
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng
mạn và tài hoa.
Bằng ngòi bút tinh tế của mình, nhà thơ đã sáng tác nên bài thơ “ Tây Tiến”. Tác phẩm được
in trong tập “Mây đầu ô” và là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ của Quang Dũng.
Bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) đã nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội thân yêu,
những chiến sĩ hào hoa, dũng cảm, giàu lòng yêu nước trong đoàn binh Tây Tiến đã chiến
đấu và hy sinh vì Tổ quốc.

1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm:

Tác giả: Quang Dũng là người nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ mang hồn thơ
phóng khoáng, đôn hậu, tài hoa, đặc biệt là khi ông viết về người lính.
Tác phẩm: “Tây Tiến” là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng cũng như thơ ca kháng
chiến chống Pháp; tác phẩm khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến.
Hoàn cảnh sáng tác: Tây Tiến là một phân hiệu bộ đội được thành lập đầu năm 1947, thành
phần chủ yếu là những thanh niên trí thức Hà thành. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội
Lào đánh tiêu hao sinh lực địch ở vùng Thượng Lào và một phần của tỉnh Sầm Nứa. Năm
1948,
Tây Tiến giải thể thành lập trung đoàn 52, Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị khác. Sau
khi rời đơn vị cũ chưa được bao lâu, Quang Dũng đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu
Chanh
bên dòng sông Đáy. Lúc đầu bài thơ có tên là “Nhớ Tây Tiến”, nhưng về sau nhà thơ đổi lại
thành “Tây Tiến” và được in trong tập “Mây đầu ô”.

2. Chủ đề và bố cục bài thơ:

Chủ đề: Bài thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của chính nhà thơ Quang Dũng về cuộc sống chiến
đấu gian khổ hào hùng của người lính binh đoàn Tây Tiến, qua đó ca ngợi phẩm chất anh
hùng, tinh thần yêu nước, giàu lòng hi sinh của những người chiến sĩ Cách mạng thời kháng
chiến chống Pháp.
Bố cục: Gồm 4 đoạn thơ.
Đoạn thơ 3: Hình tượng người lính bi tráng, hào hùng cùng tinh thần lạc quan, lãng mạn
giữa những gian khổ, thiếu thốn:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm,
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh uê đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
* Dẫn dắt vào đoạn thơ 3:

Hình tượng người lính là hình tượng nổi bật của thơ ca, của văn học trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và MI. Viết về anh bộ đội cụ Hồ, các tác giả đều có chung một
cảm xúc yêu mến tự hào. Tuy nhiên, bên cạnh những vẻ đẹp chung, hình tượng người
lính trong thơ ca còn có vẻ đẹp riêng. Nhớ về giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp, có hai hình tượng người lính được phản ánh trong thơ ca. Có hình tượng người
lính mang vẻ đẹp chân thực mộc mạc qua cảm hứng và bút pháp hiện thực như “Đồng
chí” của Chính Hữu, “Nhớ” của Hồng Nguyên; lại có hình tượng người lính mang vẻ đẹp
lãng mạn như hình tượng người lính trong “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng...

Khi dựng lên tượng đài người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã sử dụng bút pháp nghệ
thuật lãng mạn đem đến cho vẻ đẹp này một tinh thần bi tráng. Vẻ đẹp lãng mạn bi tráng
của người lính được thể hiện qua dáng vẻ, tỉnh thần, lý tưởng và sự hi sinh.

- Những người lính Tây Tiến mang dáng vẻ bi tráng:


Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
+ Ngoại hình: ốm yếu, tiều tụy “không mọc tóc” (đầu trọc), “quân xanh màu lá” (da
dẻ xanh ngắt, tím tái).
+ Hiện thực gian khổ: do những ngày tháng hành quân vất vả vì đói, vì khát, vì
những trận sốt rét rừng ác tính đã làm tóc rụng không mọc lại được, da dẻ héo úa
xanh xao...
+ Bên cạnh cái bi ta còn thấy cái hào hùng nhờ thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa
ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong toát lên vẻ “oai hùm”. Điều đó cho thấy
người lính Tây tiến vẫn rất lạc quan, yêu đời, coi thường gian khổ.

* Liên hệ:

Viết về người lính Quang Dũng không hề né tránh những gian khổ hy sinh chỉ có điều
hiện thực không được miêu tả một cách trần trụi mà được nhìn qua cảm hứng lãng mạn.
Cũng như nhiều tác giả khác Quang Dũng cũng nói tới bệnh sốt rét rừng hiểm nghèo
từng hành hạ người lính từng gây nên tử vong. Tuy nhiên các tác giả khác thường sử
dụng bút pháp hiện thực để miêu tả còn nhà thơ Quang Dũng thì sử dụng bút pháp lãng
mạn. Bệnh sốt rét hiểm nghèo được gọi đúng tên của nó trong bài thơ “Đồng chí” của
Chính Hữu viết:

Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh.


Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Hay những câu thơ của nhà thơ Thôi Hữu cũng rất xác thực:
Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật
Đâu còn tươi nữa những ngày hoa

Bài thơ của Tố Hữu thì trên gương mặt của anh vệ quốc quân vẫn còn lưu lại dấu vết
của bệnh sốt rét hiểm nghèo, chứng tích của căn bệnh quái ác vẫn còn in hằn trên má:
Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Quang Dũng cũng nói về bệnh sốt rét, về gian khổ hy sinh của những chiến binh Tây
Tiến nhưng trên cơ sở lãng mạn hoá hiện thực. Sự thực là do bệnh sốt rét nên người lính
không mọc tóc trở lại, có cách hiểu khác “không mọc tóc” là không cho mọc tóc để thuận
tiện trong đánh giáp lá cà, nhưng qua cái nhìn lãng mạn thì mái đầu không tóc của anh
“bệ trọc” đã gợi lên vẻ đẹp oai phong lạ thường. Sự thực là do bệnh sốt rét lại thiếu án
mất ngủ nên da dẻ người lính xanh xao nhưng qua cảm hứng lãng mạn thì màu xanh ấy
lại hoà lẫn với lá ngụy trang với rừng đại ngàn. Qua cái nhìn lãng mạn người lính hiện lên
như mãnh hổ ngự trị giữa chốn rừng thiêng đúng là người lính ốm mà không yếu, sức
mạnh tinh thần của họ vẫn làm cho kẻ thù phải khiếp sợ...

- Tâm hồn người lính cũng mang một vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
+ Hình ảnh “mắt trừng” gợi nhiều liên tưởng: “mắt trừng” là mắt mở to nhìn thẳng về
phía kẻ thù với chí khí mạnh mẽ, thề sống chết với kẻ thù. Hoặc cũng là đôi mắt “gửi
mộng qua biên giới”, mộng giết giặc, mộng lập công, mộng hòa bình.
+ “Mắt trừng” còn là đôi mắt có tình, đôi mắt “mộng mơ” thao thức nhớ về quê hương,
nhớ về Hà Nội, và trong bóng Hà Nội là một “dáng kiều thơm”. Với ý thơ này, ta thấy
người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng, cầm gươm đi theo tiếng gọi thiêng liêng
của Tổ quốc mà còn rất hào hoa, lãng mạn.

* Dẫn dắt vào thơ và liên hệ:

Lính Tây Tiến phần đông xuất thân là học sinh, sinh viên, lại ra đi từ Hà Nội - người
Thủ đô thanh lịch. Chính vì vậy mà trong cuộc sống kháng chiến gian khổ những con
người ra đi từ trường xưa phố cũ trong tâm hồn vẫn mang nhiều nét “mộng mơ”. Họ
mộng chiến công truy kích giặc qua biên giới Việt - Lào, “mắt trừng” là để hướng về phía
kẻ thù mài sắc tinh thần cảnh giác, quyết tâm chiến đấu. Tâm hồn người lính không chỉ
mang nhiều mộng mà còn nhiều mơ. Họ mơ về một đôi mắt huyền, một mái tóc thề,
một tà áo trắng, một dáng kiều thơm. Họ mơ về Hà Nội “dáng kiều thơm” là để tâm hồn
về với người thương nơi Hà thành hào hoa thanh lịch, chữ “thơm” trong câu thơ là đồng
nghĩa với sắc nước hương trời.
Những người nông dân mặc áo lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, “Nhớ”
của Hồng Nguyên, tâm hồn chân thành mộc mạc như ca dao tục ngữ, họ có nhớ về kỷ
niệm là nhớ về “giếng nước gốc đa”, “gian nhà không mặc kệ gió lung lay”, nhớ về người
“bạn thân cày”, còn lính Tây Tiến của Quang Dũng lại thắp sáng tâm hôn mình bằng
“mộng” và “mơ”.
Cách diễn đạt của tác giả có phần sách vở khi dùng hình ảnh dáng kiều thơm để nói
về người phụ nữ đẹp dễ thương, điều này lại có tác dụng phản ánh những người lính vốn
xuất thân là học sinh, sinh viên, nên cách nói “dáng kiều thơm” chứng tỏ tâm hồn họ
thấm nhuần vẻ đẹp của những ứng Kiểu, Chỉnh Phụ Ngâm, Hoa Tiên mà một thời họ
được học khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến còn được thể hiện qua lý tưởng là sự hy sinh cao đẹp:
Người lính lên đường chiến đấu vì lý tưởng trong Tây Tiến với tư thế coi cái chết nhẹ
tựa lông hồng:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Lại một lần nữa khi viết về người lính, về chiến tranh, Quang Dũng không né tránh
những hy sinh mất mát, cái bi thương được gợi lên qua hình ảnh những nấm mồ nơi rừng
sâu biên giới. Những nấm mồ nơi rừng sâu không người hương khói, ít người qua lại gợi
lên sự bùi ngùi thương cảm xót xa.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
+ “Biên cương”, “viễn xứ” gợi không gian nơi biên giới xa xôi, heo hút, hoang vắng.
+ Câu thơ gợi lên ý niệm về cái chết: nhà thơ đã nhìn thẳng vào sự thật khốc liệt của
chiến tranh, đã chiến tranh là phải có mất mát, phải có hy sinh. Quang Dũng miêu tả
về cái chết chứ không hề né tránh hiện thực, như Trần Lê Văn từng nhận xét: “Tây
Tiến phảng phất nét buồn đau, những buồn đau mà không hề bi lụy” là bởi vậy!
+ Tuy nhiên cứ mỗi khi chìm vào trong đau thương thì cảm xúc thơ của Quang Dũng
được nâng lên đôi cánh lý tưởng của cảm hứng lãng mạn. Cái bi thương dường như
được vơi đi bởi câu thơ xuất hiện nhiều từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng cổ kính
“biên cương mồ viễn xứ” đã biến những nấm mồ hoang nơi rừng sâu biên giới thành
những “mồ chí” tôn nghiêm vĩnh hằng.
- Cái bì thương bị át đi bởi vẻ đẹp lý tưởng sáng ngời - “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
+ “Chiến trường” là nơi có bom đạn rơi khốc liệt, nơi cái chết cận kề, dữ dội và gian
nan có thể khiến những người lính trẻ hy sinh bất cứ lúc nào. “Đời xanh” là tuổi trẻ, là
cuộc sống non xanh mơn mổn, tràn đầy nhựa sống.
+ Thế nhưng, họ đã ra đi mà chữ “chẳng tiếc” đặt giữa câu thơ nói lên thái độ thanh
thản dứt khoát, hoàn toàn tự nguyện của những con người quyết tử cho Tổ quốc
quyết sinh. Tuổi trẻ với bao mơ mộng, hi vọng nhiều là thế, đẹp là thế, đáng yêu là
thế mà sẵn sàng hiến dâng cho Tổ quốc, hỏi có sự hy sinh nào cao đẹp hơn thế?
- Sự hy sinh của người lính được bao phủ bởi ánh hào quang của cảm hứng lãng mạn và
tỉnh thần bì trắng:

Áo bào thay chiếu anh về đất


Sông Mã gầm lên khúc độc hành

+ Nếu bằng cái nhìn hiện thực trần trụi thì cái chết của người lính gợi lên bao niềm
thương cảm xót xa khi các anh về nơi an nghỉ cuối cùng một manh chiếu che ngang
thi thể cũng không có, nhưng vẫn có một cách hiểu khác về câu thơ “áo bào thay
chiếu” (là có chiếu mà không có áo bào) nhưng qua cái nhìn lãng mạn thì chiếc áo bạc
vì mưa nắng, rách vì bom đạn đã trở thành chiếc “áo bào” sang trọng.
+ Nhà thơ Quang Dũng tâm sự rằng: “Sự thật khi người lính ngã xuống không có được
một mảnh vải liệm. Nói áo bào là nói theo cách nói của thơ xưa để an ủi những người
đã nằm xuống”. Cách nói “áo bào thay chiếu” là cách nói bi tráng hóa, tráng lệ hóa sự
hi sinh của người lính.
+ Người lính ra đi dẫu không có tiếng kèn đưa tiễn của đám quân nhạc thì đã có khúc
độc hành của dòng sông Mã, với chữ “gầm”, sông Mã đã “gầm lên khúc độc hành”, tác
giả đã trao cho con sông khúc nhạc hồn tử sĩ vừa đau thương vừa uất hận. Dường như
cả đất trời, cả quê hương đang nghiêng mình tiễn đưa người lính về nơi an nghỉ cuối
củng.
+ Nghệ thuật nói giảm, nói tránh “anh về đất” vừa làm vơi đi nỗi đau thương vừa vĩnh
viễn hoá sự hy sinh cao đẹp. Đối với người lính Tây Tiến chết chưa phải là hết, các
anh về đất là về với đất mẹ hiền, Tổ quốc đang giơ tay âu yếm đón người con thân yêu
trở về sau khi hoàn thành nghĩa vụ lớn lao, các “anh về đất” là để hoá thân vào sông
núi, để vĩnh viễn với núi sông này để:

Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy


Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.
+ Cái chết của người lính có gợi lên sự bi thương nhưng không bi lụy trái lại vẫn mang
vẻ đẹp hào hùng tráng lệ.

* Nghệ thuật: Thành công của đoạn thơ nói riêng và toàn bài thơ nói chung chính là việc
nhà thơ đã vận dụng linh hoạt nhiều thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ; phép tương
phản, đối lập gây ấn tượng mạnh. Đối lập giữa ngoại hình ốm yếu, tiều tụy với tinh thần
chiến đấu mạnh mẽ ở bên trong. Bên cạnh đó, nhà thơ còn sử dụng các từ Hán Việt một
cách tinh tế gợi sắc thái cổ kính, trang nghiêm. Ngôn ngữ sử thi, lãng mạn, hào hùng tất
cả đều tập trung thể hiện hình ảnh người lính Tây Tiến bi tráng, hào hùng, lãng mạn,
hào hoa.

You might also like