You are on page 1of 4

VIỆ T BẮ C

I.Mở bài
II.Thân Bài
Tố Hữu là lá cờ đầu của phong trào cách mạng và là nhà thơ tiêu
biểu của phong trào kháng chiến chống Pháp. Ông sinh ra ở xứ Huế mộng
mơ nên trong thơ ông đã được bồi đắp lên hồn thơ lãng mạn, bay bổng, trữ
tình. Thơ Tố Hữu thấm đẫm chất dân gian khi ông được sinh ra trong 1 gia
đình nhà Nho có truyền thống yêu nước và truyền thống Hán học. Cuộc đời
Tố Hữu gắn liền với Đảng với Bác, mỗi chặng đường cách mạng là 1 chặng
đường thơ của thi nhân
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Tố Hữu là nhà thơ mang phong cách trữ tình chính trị.Thơ Tố Hữu mang tính
dân tộc đậm đà. Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10/1954 khi cơ
quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà
Nôi. Nhân sự kiện thời sự trọng đại này, Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc để thể
hiện tình nghĩa sâu nặng của những người cán bộ, chiến sĩ về xuôi với quê
hương cách mạng. Việt Bắc là một địa danh lịch sử, là cái nôi cách mạng
trong những năm trên kháng chiến, là đầu não của cuộc kháng chiến chống
Pháp. Việt bắc còn là vùng rừng núi phía Đông Bắc của Tổ quốc, được lấy
làm căn cứ địa cách mạng. Bài thơ Việt Bắc được viết theo kiểu đối đáp nam
nữ, học theo lối hát giao duyên dân ca
Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo, ta đề bài thơ
Người đi chuyển cảm xúc nỗi nhớ sang những trải nghiệm thiên
nhiên Việt Bắc và con người Việt Bắc theo 4 bước vận động của tâm trạng.
Nhà thơ sử dụng cấu tứ gia duyên giã bạn và sử dụng cặp đại từ phiến chỉ hô
ứng “ ta-mình” trong ca dao dân ca để giãi bày nỗi nhớ sâu sắc, đậm đà thủy
chung:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Cách hỏi “ ta về, mình có” và cách khẳng định, thừa nhận một 1 thực tế chia
li “ta về, ta nhớ” khoogn chỉ nhấn mạnh ấn tượng mãnh liệt về khoảnh khắc
giã từ đồng thời cũng học tập từ dân gian cách giãi bày tình cảm thương nhớ
và khát khao đồng điệu, sẻ chia:
Ta về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Đó là câu hỏi của cán bộ cách mạng dành cho đồng bào Việt Bắc, câu hỏi
phảng phất hương vị ngọt ngào của tình yêu. Đó là câu hỏi nhưng không chờ
lời đáp, cũng không có sự băn khoăn, trăn trở mà chỉ để bộc lộ nỗi bồi
hồi,xao xuyến, nỗi nhớ thương khôn nguôi. Đây chỉ là cái cớ để người ra đi
bắt đầu trào dâng nỗi nhớ da diết hướng về Việt Bắc. “Hoa” Việt Bắc là
những bông hoa rừng “hoa chuối đỏ tươi”, “hoa mơ” hay đó còn là hình ảnh
hoán dụ cho vẻ đẹp thiên nhiên và cảnh sắc Tây Bắc. “Người” Việt Bắc là
những người kháng chiến ở Việt Băc thân thương như người mẹ nắng cháy
lưng, cô gái hái măng,...Tố Hữu đã sử dụng từ khéo léo, đó là “cùng” không
phải “là” không chỉ đơn thuần là sự gắn kết thông thường giữa 2 cá thể mà
là sự đồng hiên song hàng giữa “hoa” và “người” gắn bó thân thiết, kết nối
quấn quýt, hòa quyện. Câu thơ có cấu trúc đặc biệt, 1 câu thơ tả thiên nhiên
lại gắn với 1 câu thơ tả con người “hoa” nguôi “soi chiếu” tôn thêm vẻ đpẹ
của nhau. Sau 2 dòng thơ mang tính khái quát và thể hiện cao trào nỗi nhớ,
8 dòng thơ còn lại trải khai tâm trạng thương nhớ theo kết cấu của tranh tứ
bình cổ điển. Đó là bộ tranh được vẽ bằng ngôn từ theo công thức 4 mùa
gắn với 4 cảnh,4 người trong những hoàn cảnh kháng chiến khác nhau.
Trong đó, cảnh được thể hiện trong câu lục và người được thể hiện trong
câu bát. Nếu cảnh sắc thiên nhiên làm nền thường có 1 màu chủ đạo thì tâm
cảnh là hình bóng con người kháng chiến trong đời sống lao đông và đời
sống sinh hoạt. Nếu thơ ca Việt Nam đã từng nổi tiếng với 4 bức tranh tâm
trạng của Thúy kiều ở “ Lầu ngưng bích”- Truyện Kiều, thơ mới lại gây ấn
tượng mạnh mẽ với bộ tứ bình tâm trạng con hổ bị giam cầm vườn bách thú
và hồi ức trong những khoảnh khắc tự do trong “Nhớ rừng”-Thế Lữ thì trong
“Việt Bắc”, Tố Hữu đã giới thiệu bộ tứ bình cảnh và con người Việt Bắc ở 4
mùa cũng là 4 giai đoạn của cuộc kháng chiến. Mở đầu của bộ tứ bình bắt
đầu bằng cảnh sắc mùa đông, phá vỡ quy tắc truyền thống “ xuân, hạ, thu,
đông” vì mùa đông Việt Bắc cũng là khoảnh khắc đầu tiên của cuộc kháng
chiến:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Tính chất biểu tượng của ngôn ngữ lấy sắc màu “xanh”- gam lạnh biểu
tượng cho tính chất lạnh lẽo của mùa đông mà không cần tên mùa xuất
hiện. Thế nhưng giữa bạt ngàn mênh mông ngút ngàn, hoang vu của “ rừng
xanh” Tâu Bắc trong mùa đông lanh lẽo, người họa sĩ đã điểm 1 chấm “đỏ”
ấm nóng để bớt đi sự hoang lạnh, xơ xác của rừng Việt Bắc trong những
ngày đầu kháng chiến. Bông “hoa chuối đỏ tươi” nở trên cao là 1 nét chấm
phá tươi sáng, rực rỡ xuôi đi giá lạnh biểu tượng cho niềm hi vọng, lạc quan
kháng chiến ngay trong thời điểm khó khăn. Hình ảnh “hoa chuối” đã phá vỡ
đi công thưc tứ quý đã mặc định hàng ngàn năm trong hội họa “mai lan trúc
cúc” để thay thế bằng bông hoa chuối dân dã, mộc mạc. Nổi bật trên nền
cảnh của mùa đông là hình ảnh người đi rừng hái củi trong tư thế chủ động
vươn tới tầm cao của núi đèo và hòa mình trong ánh nắng rạng rỡ, hiếm hoi.
Không gian “Đèo cao” đã xuất hiện nhiều lần trong kháng chiếng chống Pháp
gợi lên không gian ngập ghềnh, hiểm trở của núi rùng Tây Bắc
Đèo cao thì mặc đèo cao,
Trên lên đến đỉnh, ta cao hơn đèo
Câu thơ lục bát không hề xuất hiện con người người 1 cách trực tiếp

You might also like