You are on page 1of 4

Thơ là tâm hồn nó diễn tả rất thành công một cung bậc tình cảm đa dạng và phong phú

của con
người - một nỗi niềm bâng khuâng khó tả, một sự run rẩy thoáng qua, một phút chốc ngẩn ngơ
khó nắm bắt. Có những tâm trạng, tình cảm chỉ có thể diễn tả bằng thơ, chính vì thế thơ không
chỉ nói hộ lòng mình, thơ còn là sự an ủi, vỗ về, động viên, khích lệ người ta đứng dậy mà đi
tới. Đúng vậy, có lẽ sẽ không một hình thức văn học nào đủ sức để diễn tả hết trái tim con
người yêu thơ và cũng sẽ chẳng có dòng văn học nào sẽ đi vào lòng người hơn thơ ca. Đó là lý
do tại sao trong những giờ phút chia tay lịch sử năm 1945 giữa cán bộ về xuôi và nhân dân Việt
Bắc, Tố hữu đã chọn thơ ca là cách thể hiện lòng mình, những rung động sâu sắc trong trái tim
đã thôi thúc ông viết nên kiệt tác Việt Bắc để rồi nó trở thành một trong những bài ca hay nhất
viết về quê hương, đất nước. Chìm đắm trong giai điệu của bài thơ, ta thực sự bị hấp dẫn và xúc
động bởi lời thề sắt son và nỗi nhớ thiên nhiên, con người cùng những kỷ niệm gắn bó với
người dân Việt Bắc và cán bộ về xuôi trong đoạn thơ nằm giữa bài thơ này.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, hiệp định Giơ ne vơ
được ký kết, miền bắc được độc lập. Một trang sử mới của đất nước, một giai đoạn mới của
cách mạng được mở ra. Tháng 10/1945, các cơ quan trung ương của đảng và chính phủ rời
chiến khu Việt Bắc- thủ đô gió ngàn để trở về Hà Nội- thủ đô hoa vàng, nắng Ba Đình. Nhân sự
kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Tác phẩm được in trong tập
thơ cùng tên, được sáng tác trong giai đoạn 1946-1954. Việt Bắc là đỉnh cao của đời thơ Tố
hữu, tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách nghệ thuật thơ Tố hữu. Việt Bắc trên hết làm một
bản tổng kết lịch sử của dân tộc trong giai đoạn lịch sử hào hùng. Việt Bắc là bản hùng ca, bản
tình ca về cách mạng, cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Đó là tiếng nói khẳng định
nghĩa tình thủy chung son sắt giữa người cán bộ cách mạng với đồng bào Việt Bắc. Đồng thời,
bài thơ còn đặt ra vấn đề về thái độ sống của con người cách mạng, sự tri ân đối với quá khứ,
với chiến khu Việt Bắc, với nhân dân đã từng đùm bọc, chở che người cách mạng trong suốt 15
mặn nghĩa nồng tình.

Trong dòng chảy cảm xúc chung của cả bài thơ và ở những đoạn thơ trước, ở đoạn thơ này nỗi
nhớ vẫn tiếp tục là cảm xúc bao trùm, là sợi dây kết nối mọi ký ức, kỷ niệm của người ra đi về
thiên nhiên và con người Việt Bắc. Đoạn thơ là tâm trạng của người ra đi nhưng cũng là hóa
thân của tác giả. Nhớ người yêu là nỗi nhớ ám ảnh, thường trực, không thể nguôi ngoai, vơi
cạn, một nỗi nhớ nhiều khi thật mãnh liệt đến phi lý như cảm nhận của Xuân Diệu:

“Uống xong lại khát là tình

Gặp rồi lại nhớ là mình với ta”

Có thể coi đây là một so sánh thể hiện sắc thái đặc biệt nhất và mức độ cao nhất cho nỗi nhớ
của con người. Nỗi nhớ ấy cồn cào, da diết, cháy bỏng trong tâm hồn của những người nghệ sĩ,
cảm xúc đó nghẹn ngào, mang đến cho người đọc biết bao khao khát, cảm xúc trước nỗi nhớ,
nghĩa tình sâu lắng của những người chiến sĩ cách mạng đang ngày đêm mong nhớ vùng đất
từng gắn bó máu thịt, nơi nung nấu những tâm hồn cách mạng, thể hiện được tâm hồn của
những người chiến sĩ, hết mình về quê hương, hết mình vì sự nghiệp của đất nước. Sao hình ảnh
so sánh sinh tử ấy là thiên nhiên và con người Việt Bắc hòa quyện trong nỗi nhớ của người ra đi
cũng thấm đậm hương vị tình yêu. Điệp từ “nhớ” cùng ngữ điệu liệt kê của đoạn thơ khiến cảnh
vật thiên nhiên và hình ảnh con người trong mọi không gian, thời gian hiện ra dồn dập liên tiếp:

“ Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khỏi cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngồi Thia sông đáy suối lê vơi đầy”

Thiên nhiên trong ký ức của người ra đi mang nét đẹp đặc trưng của núi rừng Việt Bắc:
“Trăng... nương”. Câu thơ ngắn gọn nhưng lạnh dùng sức gợi. Hình ảnh trăng, nắng là những
hình ảnh quen thuộc trong thơ ca nhưng ở đây, trong và nắng xuất hiện đồng thời trong không
gian Việt Bắc mang đến vẻ đẹp đặc trưng cho thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Nếu ánh trăng,
nắng chiều gợi thời gian thi vị của những cuộc hẹn hò đôi lứa của những buổi chiều đầm ấm
sum họp thì đầu núi, lưng lưng lại gọi khoảng không gian gắn với công việc lao động của đồng
bào miền núi. Hình ảnh thiên nhiên vì thế mà vừa lãng mạn, thơ mộng, trữ tình, lại vừa gần gũi,
giản dị và chân thực. Từ thiên nhiên bao quát ấy, ký ức người đi hướng về hình ảnh con người
trong không gian, thời gian:

“Nhớ từng... đi về”

Điệp từ “nhớ” được điệp lại cùng cách diễn đạt tinh tế nhớ từng, thể hiện ký ức tỉ mỉ, cặn kẻ về
từng cảnh vật thiên nhiên. Khói sương là những nét đặc trưng rất riêng, mang vẻ đẹp vừa thơ
mộng, huyền ảo, vừa xa xôi, mịt mù của những bản làng ẩn hiện nơi núi rừng. Những cảm giác
về sự xa xôi, mơ hồ ấy ngay lập tức được xua tan bởi sự xuất hiện của bếp lửa ấm áp cùng hình
ảnh người thương. Ở đây, trong cách gọi người thương đầy trìu mến, thân thương ấy vừa chất
chứa nỗi nhớ da diết nồng nàn của lứa đôi yêu nhau, vừa thấm đậm nghĩa tình của con người đã
từng gắn bó, từng cùng nhau đồng cam cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi. Bên cạnh đó, các từ “sớm
khuya, đi về” ở cả hai đầu câu thơ còn khéo léo gợi ra vẻ đẹp của sự tảo tần, đảm đang, chịu
thương chịu khó của những con người Việt Bắc:

“Nhớ từng... vơi đầy”

Điệp ngữ “nhớ” từng lập lại làm nỗi nhớ như trải dài mêng mang, phép liệt kê liên tiếp rừng
nứa, bờ tre, ngồi Thia, sông đáy, suối lê,... Khiến những kỷ niệm như được khơi ra hết hình ảnh
này đến hình ảnh khác. Tất cả cảnh vật thiên nhiên được gọi tên cụ thể hay không được gọi tên
đều trở thành ký ức in sâu trong nỗi nhớ của người về. Những dòng sông, con suối, không chỉ là
những không gian quen thuộc mà còn là những địa danh ghi dấu bao kỉ niệm của những năm
tháng kháng chiến. Chữ “vơi đầy” được nhà thơ sử dụng rất tinh tế, vừa diễn tả hình ảnh dòng
nước khi đầy khi vơi, lại vừa khéo léo gợi ra niềm thương, nỗi nhớ không bao giờ vơi cạn trong
tình cảm của người ra đi dành cho Việt Bắc.
Thấp thoáng hiện ra trong bức tranh rừng núi ở đoạn trên, đến đoạn thơ sau, con người Việt Bắc
đã trực tiếp suất hiện qua những hỏi niệm xúc động về cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến:

“Ta đi... suối xa”

Hai câu thơ đầu là lời thề thuỷ chung, nghĩa tình của anh cán bộ Việt Bắc. Cách xưng hô của
nhân vật trữ tình thật tình tứ “mình-ta”, với hình thức đối đáp giao duyên trong ca dao dân ca để
thể hiện tình cảm gắn bó, thủy chung giữa nhân dân với cách mạng. Ở khổ thơ này, đắng cay
tượng trưng cho gian khổ, khó khăn, ngọt bùi tượng trưng cho hạnh phúc, niềm vui. Bốn câu
thơ tiếp theo thể hiện lòng biết ơn, chân thành từ quê hương và con người cách mạng

“Thương nhau... bắp ngô”

Cảm động biết bao khi tối hữu viết về hình ảnh điệu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô dưới cái nắng
cháy lưng vậy mà người mẹ Việt Bắc vừa địu đứa con thơ, nhẫn nại bẻ từng bắp ngô để nuôi
con. Hình ảnh thơ được đặt trong thế tương phản, đối lập giữa thiên nhiên khắc nghiệt với ý trí
nghị lực của con người. Hình ảnh người mẹ trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp con người Việt Bắc
cần cù, chịu thương, chịu khó, dầu đức hy sinh, gọi cho người đọc nhớ tới hình ảnh người mẹ
dân tộc tà ôi trong “khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

“ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”

Trong tương quan ấy ta mới hiểu hơn hình ảnh “thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa
chăn sui đắp cùng”. Sắn lùi đơn giản chỉ là một món món ăn bình dị, dân dã. Hành động đó diễn
tả sự thiếu thốn khó khăn trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Các động từ “chia, sẻ, đắp”
thể hiện sự chở che, đùm bọc của nhân dân Việt Bắc với cán bộ cách mạng. Đó là một lối sống
nghĩa tình cao đẹp, Việt Bắc tuy xa xôi nghèo khó nhưng có tấm lòng son ấm áp dành cho cách
mạng. Bốn câu thơ đã làm nổi bật đức hy sinh, phẩm chất yêu nước, ý chí của cách mạng, của
nhân dân Việt Bắc, mặt khác còn thể hiện lòng biết ơn, khắc nghĩa ghi tình của cách mạng đối
với nhân dân

“Nhớ sao... núi đèo”

Trước khi cách mạng đến, Việt Bắc có biết bao cuộc đời tuổi cực, tăm tối, thiếu ánh sáng, cán
bộ đã mang đến cái chữ của Bác hồ đến Việt Bắc. Việt Bắc sôi nổi diệt giặc dốt, đêm đêm giữa
mênh mông núi rừng vang lên tiếng học y tờ đồng thời Việt Bắc còn chung vui trong những giờ
liên hoan văn nghệ đậm tình quân dân. Hai câu thơ cuối khẳng định nỗi nhớ nhịp sống Việt Bắc

“Nhớ sao... suối xa”

Viết nỗi nhớ ấy, có lẽ điều mà cán bộ kháng chiến không thể nào quên chính là những âm thanh
mang linh hồn của cuộc sống Việt Bắc. Tiếng mõ rừng chiều dục đàn trâu hung hăng trở về
trong niềm vui háo hức của đám trẻ mục đồng sau một ngày lao động hăng say. Âm thanh gọi
một không gian em ạ, thanh bình. Tiếng giã gạo đêm khuya bình dị mà ghi dấu bao nghĩa tình
sâu nặng. Tiếng suối róc rách nơi rừng sao lại gợi ra cái trong ngần, thơ mộng của cảnh vật.
Những âm thanh cuộc sống thật là em đềm, thanh bình đã lắng sâu vào tâm hồn người cán bộ
cách mạng về xuôi. Mặt khác, với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, hai câu thơ còn gợi lên bức tranh
thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển với không gian yên ả, bình lặng thanh bình rất đặc trưng của
núi rừng Việt Bắc. Lời thơ rứt mà những âm thanh ấy cứ ngân vang mãi trong lòng người chia
xa Việt Bắc.

Bằng thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, hình ảnh trong sáng giản dị, sử dụng hiệu quả
các biện pháp tu từ cùng điệp từ nhớ, đoạn thơ đã thể hiện sâu sắc nỗi nhớ da diết của người đi
về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Đoạn thơ hội tụ vẻ đẹp bình dị, mộc mạc nhất của con
người Việt Bắc, dấu chấm lửng cuối đoạn thơ tạo nên những khoảng lặng thú vị. Hình ảnh của
Việt Bắc trong nỗi nhớ của người ra đi được miêu tả khắc nghiệt, nhưng rất đỗi trữ tình, con
người hiện lên vừa giản dị, vừa sâu nặng thủy chung, một lòng một dạ hi sinh cho kháng chiến,
cho cách mạng, tất cả đều được tái hiện cho cảm xúc trữ tình mang đậm khuynh hướng sử thi
của Tố hữu. Với những thành công trong việc vận dụng các yếu tố nghệ thuật độc đáo để thể
hiện chân thực, sinh động vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, đoạn thơ trên đã góp phần đưa
Việt Bắc trở thành tác phẩm suất sắc, đỉnh cao của thơ kháng chiến chống Pháp. Quả đúng như
Xuân Diệu đã nhận xét: “với Việt Bắc, hồn thơ cũng như nghề thơ Tố hữu chín rộ,... không phải
là một cây bút trong tay TH nữa mà là nhiều ngọn bút nở cùng một lúc, bút tả tình, tả cảnh, tả
người. Người ta thấy văn chương cách mạng chí nghĩa chí tình, cái văn chương nên thơ nên
nhạc...”

Với một hành trình dài hơn sáu mươi năm hoạt động cách mạng và sáng tác thơ ca, trải qua bao
sóng gió, Tố hữu đã để lại một di sản văn chương vô giá. Không chỉ đủ sức bay cao, bay xa,
vượt qua cuộc chuyển giao thế kỷ như nhà thơ chế Lan Viên từng khẳng định, di sản thơ của Tố
hữu chắc chắn sẽ còn mãi cùng nhân dân, đất nước mà tối hữu đã hết lòng gắn bó, yêu thương
và trọn đời dâng hiến. Và bài thơ Việt Bắc nói riêng sẽ mãi mãi ghi lại dấu ấn khó phai trong
lòng người đọc với ân tình, sự gắn bó sâu nặng giữa nhân dân nơi đây. Đó là sức mạnh to lớn
làm nên độc lập của nước ta bây giờ

You might also like