You are on page 1of 2

Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.

Sự nghiệp thơ ca Tố Hữu song hành


cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. “Việt Bắc” là bài thơ được trích trong tập thơ cùng tên của
Tố Hữu, được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu cho văn học thời kì kháng chiến chống Pháp, cũng là
thành tựu nghệ thuật nổi bật trong sự nghiệp thơ Tố Hữu. Đoạn thơ đặc sắc nhất nằm từ câu 25 đến
câu 42 của bài thơ. Đoạn thơ ghi lại nỗi nhớ của người về xuôi về những kỉ niệm sinh hoạt nghèo
khổ và ân tình ở chiến khu:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
...
Chày đêm nện cối đều đều suối xa.”
Mở đầu là lời giãi bày cảm xúc với Việt Bắc:
“Nhớ gì như nhớ người yêu”
Khi chia xa mảnh đất mình từng gắn bó, ai mà chẳng nhớ chẳng thương. Thế nhưng hiếm có thi sĩ
nào mang trong tim nỗi nhớ tha thiết, khắc khoải, cháy bỏng khi dã từ chiến khu Việt Bắc. Tố Hữu
sử dụng hình ảnh so sánh “Việt Bắc” với “người yêu” đó là cách so sánh độc đáo, chọn lọc. Việt
Bắc hiện lên rất đẹp và hấp dẫn. Nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh như “Nhớ người yêu” thể hiện một
nỗi nhớ khắc khoải, sâu đậm, mãnh liệt và luôn thường trực trong tâm tưởng. Tình cảm giữa cán bộ
Cách mạng và đồng bào chiến khu thiết tha, mặn nồng như tình đôi lứa khiến nhà thơ tìm đến cách
cấu tứ xưng hô như vậy. Có thể nói nhớ thương đã trở thành điệp khúc, lực hấp dẫn để hút về tất cả
kí ức hoài niệm dấu yêu.                “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
                                                        Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
                                          (Trích “Tiếng hát con tàu” - Chế Lan Viên)
Chảy về trong nỗi nhớ niềm thương là cảnh sắc VBắc thơ mộng hiền hòa với những nét đẹp riêng:
“Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khó cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa, bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.”
Chính sự liên tưởng ngọt ngào tới tình yêu đã khiến những hình ảnh sau đó của thiên nhiên Việt Bắc
cũng thấm đẫm hương vị tình yêu. Từng cảnh vật của Việt Bắc trong mọi thời gian và không gian
đã liên tiếp, dồn dập hiện ra trong nỗi nhớ của người ra đi: Việt Bắc khi thì huyền ảo lung linh với
ánh trăng trên đầu núi khi lại ấm áp nhạt nhòa trong nắng chiều lưng nương, lúc lại mộng mơ trong
là sương khói hay bập bùng bếp lửa. Hình ảnh thơ gợi tả tinh tế sự tần tảo, đảm đang, chịu thương,
chịu khó của những cô gái nuôi quân nơi chiến khu Việt Bắc: “Sớm khuya bếp lửa người thương đi
về”. Không quản khó nhọc gian nan, những thiếu nữ Việt Bắc vẫn sớm hôm cần mẫn nuôi cán bộ.
Hình ảnh bếp lửa gợi những buổi đoàn tụ ấm cùng và nghĩa tình quân dân nồng đượm. Tình quân
dân, cách mạng mà mang không khí ấm áp, yêu thương như tình cảm gia đình. Những đồi tre bát
ngát, những dòng suối mát trong, con sông hiền hòa, tất cả cứ in sâu trong nỗi nhớ người về. Họ nhớ
những địa danh lịch sử ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê. Điệp từ “nhớ” được lặp lại nhiều lần trong
những dòng thơ kết hợp với nghệ thuật liệt kê, nhiều hình ảnh chân thực về thiên nhiên Việt Bắc,
tác giả đã khắc họa một nỗi nhớ tha thiết và qua nỗi nhớ ấy thiên nhiên Việt Bắc hiện lên cụ thể và
sinh động.
Thấp thoáng hiện ra trong bức tranh rừng núi ở trên, những câu thơ sau, con người Việt Bắc đã
trực tiếp xuất hiện qua những hoài niệm xúc động về cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến:
“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
Ta – mình là sự phân đôi của cái tôi trữ tình khi chuyển hoá khi hoà nhập, tất cả đều diễn tả cảm xúc
nhớ thương của người ra đi đối với người ở lại. Con người Việt Bắc có tinh thần “đồng cam cộng
khổ” họ hết lòng vì kháng chiến cùng chia sẻ những đắng cay ngọt bùi. Những ngày tháng ấy đã
làm nên sự gắn bó, thấu hiểu và nghĩa tình. Xét cho cùng đó chính là nguyên nhân làm nên nỗi nhớ
sâu đậm của người ra đi với người ở lại. Người dân Việt Bắc sống nghĩa tình “chia củ sắn lùi”, “bát
cơm sẻ nửa”, “chăn sui đắp cùng”. Các động từ “sẻ”, “đắp cùng” đã đã thể hiện nghĩa tình cảm động
giữa người dân Việt Bắc với những chiến sĩ kháng chiến họ chia sẻ trách nhiệm với người cán bộ,
nhường cơm sẻ áo, sẵn sàng hi sinh những gì mình có cho kháng chiến. Tình thương, sự chia sẻ đã
làm cho họ thấy ấm lòng và có thêm sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng - đó là nghĩa cử cao đẹp.
Đặc biệt nhớ về người mẹ Việt Bắc đó là những người mẹ kháng chiến đã để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng người cái bộ về xuôi. Những người mẹ đó tuy nghèo khổ về vật chất nhưng tần tảo chịu
thương chịu khó, yêu cán bộ như con đẻ... Họ bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết vẫn đi nương
làm rẫy nuôi bộ đội kháng chiến. Câu thơ sau có tới 3 động từ: “địu… lên… bẻ” thể hiện công việc
lao động vất vả, cơ cực của người mẹ Việt Bắc, nhưng đổi lại kết quả chỉ là “từng bắp ngô” nhỏ
nhoi, ít ỏi. Sự tương phản giữa công việc và kết quả cho thấy sự cực nhọc của con người, làm tăng
thêm đồng thời cả nỗi xót thương và niềm cảm phục trong trái tim người ra đi.
Cuộc sống của đồng bào và cán bộ chiến sĩ ở Việt Bắc đầy khó khăn gian khổ nhưng tinh thần
lại rất lạc quan, yêu đời, gắn bó bên nhau:
“Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”
Vẻ đẹp tinh thần những con người ở nơi chiến khu Việt Bắc được gợi lên trong những lớp bình dân
học vụ, người dân Việt Bắc kiền trì học chữ để đẩy lùi giặc dốt. Người cán bộ nhớ về những buổi
liên hoan rộn ràng tiếng hát yêu đời, yêu cuộc sống. Cho dù kháng chiến gian lao, còn nhiều thiếu
thốn nhưng đồng bào cùng cán bộ chiến sĩ Việt Bắc luôn tâm niệm đánh giặc ngoại xâm và đánh cả
giặc dốt. Người về xuôi nhớ những âm thanh quen thuộc của miền núi rừng: tiếng chày giã gạo bên
suối, tiếng mỏ gọi trâu về. Tiếng suối róc rách nơ rừng xa lại gợi cái trong ngần, thơ mộng của cảnh
vật. Lời thơ rứt mà những âm thanh ấy cứ ngân vang mãi trong lòng người chia xa Việt Bắc. Tất cả
hiện lên trong nỗi nhớ của người miền xuôi: Một Việt Bắc tuy thiếu thốn gian khổ nhưng đầy ắp
nghĩa tình.
Đây là đoạn thơ mang giọng điệu trữ tình đằm thắm, vừa như những lời ru êm ái của ca dao, vừa
mang âm hưởng ngọt ngào của những bản tình ca.Việc sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng ngọt
ngào mang phong vị dân gian đã làm nên sức hấp dẫn lạ thường cho đoạn thơ. Với điệp từ “nhớ”,
lặp cấu trúc câu kết hợp với biện pháp tu từ liệt kê. Dấu chấm lửng cuối đoạn thơ tạo nên những
khoảng lặng thú vị. Đoạn thơ gợi rõ nét thấm thía khung cảnh đầy tình người, tình quân dân Việt
Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp. Tất cả đầm ấm tình người kháng chiến.
Tóm lại, chín cặp lục bát đã khắc họa rõ nét nỗi nhớ của người về xuôi. Đoạn thơ với cái tôi trữ
tình đầy xúc cảm nhà thơ gợi ra trước mắt người độc bức tranh thiên nhiên, con người, cuộc sống
Việt Bắc vừa thực, vừa thi vị và thơ mộng. Đoạn thơ hội tụ vẻ đẹp bình dị, mộc mạc nhất trong bài
thơ Việt Bắc và đã góp phần thể hiện cảm hứng chung của bài thơ, cũng khắc họa sâu đậm hơn
những đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

You might also like