You are on page 1of 2

8 Câu đầu: Lời hỏi của người Việt Bắc và tâm trạng của người đi kẻ ở trong buổi

chia tay.
* Bốn câu đầu: Lời hỏi của người Việt Bắc hỏi người cách mạng có nhớ thời gian và không gian Việt
Bắc:

“Mình về mình có nhở ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhở không

Nhìn cây nhở núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

- Câu 1-2: Người Việt Bắc hỏi người cách mạng có nhớ thời gian sống ở Việt Bắc:

+ Cặp đại từ xưng hộ mình, ta quen thuộc trong ca dao:

“Mình về có nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.”

+ Đại từ nhân xưng “mình”: là những người cán bộ về xuôi, là Đảng, là Chính phủ.

+ Đại từ nhân xưng “ta”: là người ở lại, là nhân dân Việt Bắc.

->Sử dụng cặp đại từ “mình – ta” trong ca dao tác giả thể hiện được tính dân tộc và ca ngợi mối quan hệ
gần gũi giữa người Việt Bắc và người cách mạng.

- Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết vừa thể hiện nghĩa tình cách mạng với người Việt Bắc.

-Trạng ngữ chỉ thời gian: “mười lăm năm” gợi liên tưởng đến một khoảng thời gian dài (1940-1954),
đồng bào cũng như thiên nhiên Việt Bắc đã từng cưu mang Đảng, Chính phủ, cán bộ trong thời kì kháng
chiến chống Pháp.

- Từ láy “thiết tha” cùng với cụm từ “mặn nồng” để giúp người đọc cảm nhận được một sự gắn bó sâu
nặng, đầy nghĩa tình giữa người cán bộ cách mạng với nhân dân Việt Bắc.

=> Hai câu đầu tái hiện khoảng thời gian gắn bỏ giữa người Việt Bắc và người cách mạng khi ở Việt Bắc.

- Câu 3-4: Người Việt Bắc hỏi người cách mạng có nhớ không gian thiên nhiên Việt Bắc:

+Điệp từ “nhớ” được lặp lại kết hợp với câu hỏi “mình về có nhớ” nhấn mạnh tâm trạng băn khoăn lo
lắng của người ở lại.

+ Hình ảnh núi, nguồn những hình ảnh quen thuộc, mang đặc trưng của núi rừng Việt Bắc để tái hiện
không gian sống và không gian chiến đấu quen thuộc của người cách mạng khi còn ở Việt Bắc.

+ Động từ chỉ hành động nhìn và nhớ tác động vào thị giác và tâm tưởng của người cách mạng.

- Hành động “nhìn cây nhớ núi”: hành động hướng tới hiện tại, tương lai.

-Hành động “nhìn sông nhớ nguồn”: hành động hướng về quá khứ.
-> Lời hỏi để nhắc nhở người cách mạng: hướng tới hiện tại và tương lai thì đừng quên về quá khứ, đừng
quên miền ngược, đừng quên những năm tháng gian khổ mà hào hùng của dân tộc.

=>Bốn câu thơ đầu thể hiện tâm trạng băn khoăn, lo lắng và lời nhắc nhở của người Việt Bắc và thể hiện
tình cảm gắn bó giữa Việt Bắc và người cách mạng trong buổi chia tay.

* Bốn câu cuối: Tâm trạng của người đi kẻ ở trong buổi chia tay:

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

- Địa điểm của cuộc chia tay bên cồn. Đây là một hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên Việt Bắc.

- “Tiếng ai”- Hình thức câu hỏi tu từ: day dứt, trẳn trở

-Từ láy “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” thể hiện tâm trạng, tình cảm của người ở lại và người ra
đi đó là sự nhớ nhung, nôn nao, thấp thỏm trong lòng khiến cho bước chân đi cũng ngập ngừng,bịn rịn
không muốn chia xa

- Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” chỉ người Việt Bắc. Người Việt Bắc xuất hiện trong buổi phân li để tiễn
đưa người cách mạng về xuôi, người Việt Bắc đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng người cách
mạng với bộ trang phục truyền thống.

- Hành động cầm tay nhau là hành động yêu thương, gắn bó nghĩa tình, là tình cảm lưu luyến, bịn rịn
không nỡ rời xa của người cách mạng với người Việt Bắc.

-Dấu chấm lửng cuối câu thơ (…) gợi ra những nốt lặng trong tâm hồn kẻ ở người đi với bao nỗi buồn
chia biệt

=> Bốn câu cuối thể hiện: Vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Bắc: thủy chung, nghĩa tình. Tác giả

trận trọng vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Bắc.

 Tiểu kết

-Về nội dung: thể hiện sâu sắc đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

- Về nghệ thuật: Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống, kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao, dân
ca trữ tình, cách tân hai đại từ “Mình-ta”, ngôn ngữ mang hồn cốt dân tộc, nhiều biện pháp tu từ.

You might also like