You are on page 1of 3

Tình yêu làng và lòng yêu quê hương, tinh thần kháng chiến của người nông dân

được
thể hiện sâu sắc trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Hãy phân tích nhân vật ông Hai
để làm sáng tỏ điều đó.

Làng của Kim Lân là một khúc ca về tình yêu quê hương đất nước mà những người lao động
nghèo là những thanh âm trong trẻo, réo rắt nhất, để lại bao dư âm lắng đọng trong lòng độc
giả.

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã xây dựng thành công hình ảnh những con người
Việt Nam kiên cường, bất khuất với một tinh yêu quê hương đất nước tha thiết, sâu nặng. Bên
cạnh hình ảnh những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu trên mặt trận còn có những con người hi sinh
lặng thầm nơi hậu phương đế góp phần vào thắng lơi của kháng chiến. Đó là những người
nông dân có lòng yêu nước thiết tha, bình dị, sâu sắc. Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã xây
dựng thành công hình ảnh nhân vật ông Hai - một người nông dân chân chất nhưng mang
nặng tình yêu làng và lòng yêu quê hương, có tinh thần kháng chiến mạnh mẽ.

Phải di tản cư do làng bị địch chiếm đóng nhưng ông lại không lúc nào nguôi nỗi nhớ về làng
mìríh. Đó là nỗi nhớ da diết của một con người cả đời gắn bỏ sâu nặng với mảnh đất nơi mình
sinh ra, lớn lên. Tình yêu ấy được Kim Lân cảm nhận một cách sâu sắc và thể hiện hết sức
giản dị. chân thành.

Những ai đã đọc Làng đều cảm nhận được ở ông Hai tình yêu, sự gắn bó sâu sắc với làng
xóm, với quê hương. Đối với người nông dân chất phác ấy, tình cảm với làng quê, thôn xóm là
tình cảm tự trong tim, ngấm sâu vào máu thịt. Cũng như bao người dân lao động khác, cả một
đời ông Hai gắn bó với mảnh đất quê nghèo mà nặng sâu ân tình. Cái làng Chợ Dầu ấy đã trở
thành nguồn vui sống của ông. Tác giả đã để cho ông Hai bộc lộ tình yêu đó một cách chân
thật, nồng nhiệt, vừa có những .nét quen thuộc vừa có những nét riêng biệt chỉ có ở ông Hai.
Yêu làng, ông yêu tất cả nhửng gì thuộc về làng, thậm chí yêu cả những cái mà ông và biết bao
người đã phải khổ sở vì nó. Ông Hai tự hào vì làng Chợ Dầu của ông có những ngôi nhà ngói
san sát, sầm uất, đường trong làng toàn lát bằng đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối xóm
bùn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm và thóc tốt thượng hạng, không
có lấy một hat thóc đất... Ông tự hào về tất cả những nét độc đáo, những thứ đả làm nên bề
dày lịch sử của làng ông.

Nhưng tình yêu làng của người nông dân ấy không bất biến mà thay đổi theo thời gian, theo sự
biến chuyển của thời đại. Kháng chiến nổ ra mang theo những luồng tư tưởng mới chiếu rọi
tâm hồn ông. Giờ đây, đối với ông Hai, cái lăng cụ Thượng, cái sinh phần kia đều đáng căm
thù; niềm tin về làng là những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quán sự có cụ râu tóc
bạc phơ cũng vào gậy tham gia; những hố, những ụ, những hào ,chòi phát thanh. Tất cả những
điều đó, từ những cái nhỏ nhặt cho đến điều lớn lao, đều trở thành đối tượng của tình yêu tha
thiết, đậm sâu trong ông. Qua những lời khoe của ông Hai, ta có cảm tưởng như cảnh vật, làng
xóm đã hằn in trong ông chiếm trọn con tim, khối óc người nông dân ấy.

Yêu làng, ông Hai có nhu cầu thể hiện, thổ lộ tình vêu ấy với tất cả mọi người. Đi đến đâu ông
cũng khoe về cái làng của ông. Ông say sưa kể về làng của mình mà không cần biết người
nghe có chú ý hay không. Mỗi khi bắt đầu nói về làng, “hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mắt
biến chuyển”. Chỉ một chi tiết ấy thôi, Kim Lân đã khắc họa thành công tình cảm thiêng liêng
của ông Hai dành cho mảnh đất quê mình. Tình yêu ấy luôn ấm nóng trong trái tim ông và càng
trở nên mạnh mẽ hơn khi ông phải xa làng. Trong những ngày xa quê, sống nơi sơ tán xa lạ.
chính tình yêu làng đã trở thành sức mạnh trong ông. Những khi mệt nhọc, chỉ cần nghĩ về
làng, kể chuyện làng là ông quên hết tất cả.

Nếu như cuộc sống cứ diễn ra yên bình như thế thì tình yêu làng của ông Hai mới chỉ là “tâm lí
làng xã” của những người dân quê Việt Nam - những con người cả đời gắn bó với luỹ tre, cây
đa, bến nước, sân đình; yêu nơi “chôn rau cắt rốn” bằng một tình yêu bản năng, máu thịt. Kim
Lân đã để cho nhân vật trải qua tình huống truyện độc đáo: ông Hai nghe tin làng theo Tây. Đây
chính là tác nhân làm bùng nổ tình yêu nước thiết tha, sâu đậm của ông. ở người nông dân ấy,
tình yêu làng gắn liền với lòng yêu nước: Ta bắt gặp ở đây chân lí về cội nguồn của lòng yêu
nước theo quan điểm của nhà văn Liên Xô (cũ) I. Ê-ren-bua: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng
yêu những vật tầm thường nhất.. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu
Tổ quốc”'.

Nghe tin làng theo giặc, “cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân.., ông lão lảng đi, tưởng như
không thể thở đượ”. Trong ông đã diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt: ông tủi nhục,
đớn đau, ông tự giày vò, ông hồi nghi rồi lại tự nhủ mình phải tin vì mọi chuyện đã hết sức rõ
ràng. Cuốì cùng, ông cay đắng rít lên: “Chúng bay ăn miệng cơm hay ăn miệng gì vào mồm mà
đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này...”. Tiếng rít ấy là tiếng nói của lòng
căm hờn, sự căm giận đang ngùn ngụt trong lòng ông Hai. Trong ông đang có cuộc giằng co
dữ dội: Ông yêu làng, làng ông đáng tự hào là thế, mà giờ lại theo Tây. Tình cảm của ông phải
thế nào đây? Nhưng sự giằng co- ấy nhanh chóng đi đến kết luận: “Làng thi yêu thật, nhưng
làng theo Tây thì ta phải thù”. Một thái độ dứt khoát, một tình yêu mạnh mẽ nhưng không mù
quáng. Tình yêu làng trong ông rất mãnh liệt, nhưng làng phải gắn với nước. Giờ đây, làng Chợ
Dầu của ông theo Việt gian, tức là hại nước, hại cách mạng thì không thế yêu làng như xưa
được nữa. Niềm đau, sự oán trách cũng như thái độ kiên quyết... tất cả, tất cả đều là biểu hiện
sống động nhất của tình yêu nước trong ông Hai.

Những diễn biến trong cảm xúc, tâm trạng, những suy nghĩ và cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt
của ông Hai trong những ngày nghe tin làng theo Tây chính là tình huống giúp Kim Lân khắc
họa rõ nét hơn bức chân dung tinh thần và lòng yêu nước sâu nặng, tình yêu làng tha thiết của
ông Hai. Ông thấy tủi hổ vì niềm tự hào bấy lâu nay của ông giờ thành ra như thế. Ông chỉ biết
“cúi gằm mặt xuống mà đi”, ông thương lũ con ông vì chúng có một quê hương đáng xấu hổ:
“nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy
ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”. Suốt những ngày đó, ông không dám đi đâu, chỉ “nằm rũ ở
trên giường, không nói gì”, “quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội mà nghe ngóng”, lúc nào
cũng nơm nớp lo âu. Ta bỗng hiểu hơn tại sao tác giả lại kể và tả tỉ mỉ những biểu hiện của tình
yêu làng nơi ông Hai những ngày làng còn chưa bị đồn là theo Tây. Nó là sự đối nghịch với thái
độ kiên quyết khi nghe tin làng làm Việt gian, là sự khẳng định mạnh mẽ tình yêu nước lớn lao
trong ông. Tình yêu ấỵ không chỉ là bản năng mà đã trở thành ý thức của một công dân. Nó gắn
liền với tình cảm dành cho kháng chiến và đối với Cụ Hồ, được thể hiện thật cảm động khi ông
giãi bày tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với Cụ Hồ, với anh em
đồng chí và là lời tự nhủ của chính ông trong những lúc căng thẳng, thử thách. Ông mong “anh
em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông”. Những lời
bộc lộ chân tình ấy là biểu hiện của tấm lòng trung thành tuyệt đốì với cách mạng, với kháng
chiến mà biểu tượng là Cụ Hồ; cũng là thể hiện tình yêu đất nước thiết tha của ông Hai. Tình
cảm của một người nông dân nghèo đối với đất nước và kháng chiến thật sâu nặng và thiêng
liêng: “chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”.

Niềm vui sướng vỡ òa khi ông Hai biết rằng làng mình vẫn là làng Kháng chiến Không còn nỗi
tủi nhục đè nặng trong lòng, ông lại tiếp tục khoe về làng Chợ Dầu anh dũng của mình, “lại
ngồi, trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái Làng của ông”. Người
nông dân vốn gắn bó với nhà cửa ruộng vườn... Phải bỏ nhà ra đi họ đã xót xa lắm, ông Hai
cũng thế. Nhưng ta lại bắt gặp hình ảnh ông Hai tất bật đi khoe cái tin “Tây nó đốt hết nhà tôi
rồi, hết hẳn”, ông sung sướng bởi việc Tây đốt nhà là biểu hiện của làng ông trong sạch, làng
ông không làm Việt gian. Làng vẫn là tình yêu, là niềm tự hào tha thiết của ông Hai. Nhà ông bị
đốt hết nhưng như thế có là gì. Đó chỉ là một phần ông cống hiến cho đất nước. Tài sản riêng
mất mát nhưng cách mạng, đất nước sẽ vững mạnh hơn, đó mới thực sự là niềm vui, là hạnh
phúc.

Tình yêu làng, yêu nước, hòa quyện trong tâm hồn người nông dân mộc mạc, chất phác thật
đẹp biết bao. Làng của Kim Lân là một khúc ca về tình yêu quê hương đất nước mà những
người lao động nghèo là những thanh âm trong trẻo, réo rắt nhất, để lại bao dư âm lắng đọng
trong lòng độc giả

You might also like