You are on page 1of 4

Phân tích bài Chiếc lược ngà của

Nguyễn Quang Sáng

Phân tích bài Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Nếu biển khơi có sóng nổ sóng chìm khi dịu êm lặng lẽ lúc cuộn sóng trào dâng

thì cuộc đời cũng có bao tình huống bất ngờ xảy ra,nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh

ác liệt để thử thách tình cảm con người.Truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà” (1966) Của

Nguyễn Quang Sáng cũng được xây dựng nên từ một tình huống éo le như thế để khắc

sâu tình cha con thiêng liêng sâu nặng.Vang vọng suốt câu chuyện, suốt những quãng

đời, suốt những cuộc đời ấy chỉ là một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng

nhất trong cuộc đời mỗt con người: “Ba”

Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ,như bao nhiêu con người Việt Nam

“tuốt gươm ko chịu sống quỳ” khác ông Sáu khoác ba lô lên đường kháng chiến,tạm

biệt quê hương,gia đình và đứa con gái chưa tròn một tuổi.Giữa chiến trường bom rơi

đạn nổ không thể gặp con,bao yêu thương nhung nhớ chất đầy trong trái tim người cha

ấy. Ông trở về thăm nhà khi đứa con đã 8 tuổi. Ông vui mừng biết bao, xúc động biết

bao, đến nghẹn lại, đến cả vết sẹo bên má cũng giật giật khi được gặp lại đứa con gái
mà ngày đêm ông hằng nhớ thương. Đáp lại sự vồ vập mong chờ của người cha bé

Thu lại tỏ ra ngờ vực,lạnh lùng lảng tránh ba.Qua việc xây dựng một cô bé gái gan

góc t/g đã thể hiện bút pháp phân tích tâm lí đặc sắc.Trong tâm hồn ngây thơ của cô

bé thì người cha chụp ảnh với mẹ nó ngày xưa mới là cha nó còn người đàn ông có vết

sẹo dài trên má kia thì không phải,cha nó không có viết sẹo xấu xí đó nên nó nhất định

không chịu gọi ông Sáu là cha.Khao khát đốt lòng ông Sáu là được gặp con được nghe

con gọi ba, được sống trong tình ruột thịt ấm áp,có ba có con, có cả gia đình trong

những phút giây ngắn ngủi.Vì thế ông tìm mọi cách vỗ về làm thân và bày tỏ tình cảm

chân thật của mình nhưng đáp lại là sự hoảng sợ, căm ghét, xa lánh của con gái.Có

một tình thế người đọc tưởng như cô bé 8 tuổi kia sẽ không thể ương ngạnh được

nữa,nó sẽ phải gọi ba.Nồi cơm to đang sôi, mẹ thì không có ở nhà,nó cần sự giúp đỡ

của người lớn,chỉ một tiếng ba bé Thu sẽ giải quyết được khó khăn ngoài tầm với của

nó,nó sẽ phải gọi ba.Nhưng không !Dứt khoát là không! Người đàn ông có vết sẹo ấy

không phải là ba nó,nó không gọi,nó tự lấy muôi múc nước, nó tự làm lấy công việc

nguy hiểm và quá sức ấy.Chính điều ấy đã làm cho không chỉ người cha, bạn của

người cha mà làm cho cả người đọc chúng ta đau lòng bởi còn gì đau xót hơn khi tình

phụ tử thiêng liêng ấy của ông Sáu bị chính đứa con quyết chối bỏ.

Trong bữ cơm thân mật ấm áp của gia đình, ông Sáu ân cần gắp vào bát con gái

cái trứng cá,Thu cầm đũa xoi và trong bát, tưởng cô bé đã nguôi ngoai rồi,nhưng thật

bất ngờ nó hất tung cái trứng cá _món quà tình nghĩa của người cha ra khỏi bát cơm.

Người cha mong ngày mong đêm để được gặp con,được nghe con gọi một tiếng cha,

hết sức yêu thương chăm sóc con cũng không thể ngờ được có chuyện ấy. Đau xót,

bất lực, thất vọng, tức giận ông đã đánh con gái.Tình huống đã lên đến cao trào,mọi
chuyện rồi sẽ thế nào đây?Nhưng bị ba đánh,bé Thu không hề khóc lóc, van xin mà

lặng lẽ rời khỏi mân cơm bỏ về nhà bà ngoại.Hành động ương ngạnh tưởng như đáng

ghét ấy của Thu lại là biểu hiện tuyệt vời của tình thương yêu vô bờ mà nó dành cho

ba nó,người trong tấm ảnh chụp với má nó.Trong sự ương ngạnh quyết liệt ấy còn ẩn

chứa niềm kiêu hãnh trẻ thơ về tình phụ tử thiêng liêng mà không gì có thể mua chuộc

hay đánh đổi.Chính tính cách kiên định dứt khoát ấy đã làm nên bản chất ngoan cường

của cô giao liên sau này.

Bỏ về nhà bà ngoại, Thu được bà giảng giải cho vết sẹo dài trên má của ba.Lúc

ấy nó mới vỡ lẽ ra Thì ra bom đạn chiến tranh tàm bạo đã làm cho người cha anh dũng

của nó phải mạng viết sẹo dài trên má.Tình yêu thương cha của nó bây giờ còn có cả

lòng hãnh diện và ngưỡng một nữa.Nhưng lúc nó vỡ lẽ ra thì ba nó phải đi mất rồi,ba

nó lại phải xa mẹ con nó.Thu ân hận, day dứt,hối tiếc và cảm thấy có lỗi với ba nhiều

lắm, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn.”Những cảm xúc

của cô bé thật chân thực và sâu sắc.

Lại một ngày chia tay nữa, ông Sáu lại phải tạm biệt quê hương,gia đình và đứa

con gái bây giờ đã 8 tuổi,tạm biệt để lên đường và cuộc chiến đấu mới. Đúng lúc

không ai ngờ nhất, đúng lúc ông Sáu tưởng như đã hết hi vọng, đúng lúc ấy cô con gái

đã cất lên tiếng kêu “ba “xé lòng,tiếng kêu xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi

người.”. Tiếng kêu mà ông Sáu đã mong chờ suốt những năm tháng xa cách, đã mong

chờ suốt những ngày trở về bên con,cũng là “tiếng ba mà nó đè nén bao nhiêu năm

nay”,giờ thì nó đã vỡ oà ra nhưng trong lòng người đọc như có cái gì nghẹn ắng

lại.Không dừng lại ở đó nó còn bày tỏ tình cảm với người ba của nó một cách mãnh

liệt,nồng nàn: “Nó hôn ba nó khắp mọi nơi.Nó hôn tóc, nó hôn cổ,hôn vai và hôn cả
vết thẹo dài trên má của ba nó nữa” Người cha không cầm nổ nước mắt vì sung suớng,

vì cảm động và cũng vì cảnh ngộ éo le của mình, ông phải đi rồi.

Trong những ngày tháng chiến tranh gian khổ,khó khăn,thiếu thôn đủ thứ, ông

Sáu vẫn không nguôi nhớ con và lại càng day dứt khi đã đánh con.”Nỗi khổ tâm cứ

giày vò” ông.“Ba về !Ba mua cây lược cho con nghe ba” đó là mong ước đầu tiên của

đứa con gái bé bỏng trong lúc cha con từ biệt vì thế ông đã cố công kiếm một chiếc

ngà voi để làm lược cho con.Một phần là vì trong rừng không mua được lược mà vì

lược cho con gái ông phải làm từ vật liệu quý như thế,chiếc lược do chính tay cha làm

cho con gái.Chiếc lược gỡ rối tâm tư nhớ nhung và day dứt vì đánh con của ông. Đau

lòng biết bao, kỉ vật đầu tiên ông làm cho con gái cũng chính là kỉ vật cuối

cùng.Trong giờ phút đối mặt với thận chết thì phụ tử thiêng liêng vẫn sống trong lòng

ông,kỉ vật ấy ông nhất định phải tặng cho con gái, phải giữ lời hứa với con.Chỉ khi

người đồng đội hứa sẽ trao tận tay cho con ông mới nhắm mắt đi xuôi.

Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đắc sắc,ngôn ngữ giản dị mộc mạc, xây

dựng tình huống bất ngờ, éo le Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện 1 cách cảm động tình

cha con thiêng liêng sâu nặng,giữa đạn bom khói lửa,sự sống và cái chết mong manh

tình phụ tử thiêng liêng ấy không một thứ gì có thể tiêu diệt được mà nó lại càng bên

bỉ hơn, sáng đẹp hơn lúc nào hết. “Tình cha ấm áp như vầng thái dương…”

You might also like