You are on page 1of 3

Chiếc lược ngà là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn

Quang Sáng được viết vào năm 1966 tại chiến trường miền đông Nam Bộ trong
những tháng ngày sục sôi đánh Mĩ. Truyện tuy viết về đề tài chiến tranh nhưng lại
ca ngợi tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng mà bom đạn kẻ thủ
không thể nào tàn phá nổi. Nhân vật bé Thu để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong
lòng người đọc. Một em bé đáng yêu, cá tính mạnh mẽ, bướng bỉnh nhưng rất giàu
tình thương đối với cha mình

Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Sáu. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến khi bé
Thu chưa tròn một tuổi. Bảy năm trời em sống với mẹ, thiếu vắng tình yêu thương
của cha. Mãi đến khi Thu lên tám tuổi, cha mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Chỉ
vì vết sẹo trên mặt cha do chiến tranh gây ra đã khiến bé Thu không chịu nhận ông
là cha. Đến khi bé Thu hiểu ra thì cũng là lúc cha phải lên đường trở về cứ. Cuộc
chia tay trên bến sông đẫm đầy nước mắt khiến ai cũng ngậm ngùi. Chiến tranh đã
cướp cha của em mãi mãi. Chiếc lược ngà mà cha em đã nhờ bác ba gửi lại là kỉ
vật cuối cùng, là mối liên kết duy nhất tình cha con của bé Thu

Dưới ngòi bút của nhà văn, bé Thu hiện lên là một đứa trẻ ương ngạnh, bướng
bỉnh, có cá tình mạnh mẽ. Khi đã mang trong mình một niềm tin sâu sắc không gì
lay chuyển được rằng người đàn ông đang đứng trước mặt mình đây với vết sẹo dài
bên má phải không phải là cha ruột của mình. Bởi gương mặt của ông ta hoàn toàn
khác hẳn với hình ảnh người cha chụp trong bức ảnh chung với má thì bé Thu nhất
quyết không chịu gọi ông Sáu một tiếng ba. Mặc dù ông Sáu đã tìm đủ mọi cách
gần con, yêu thương chăm sóc cho con nhưng đáp lại bé Thu vẫn tỏ ra ngờ vực xa
lánh. Sự ương ngạnh, cứng đầu đó của bé Thu được tác giả miêu tả qua hàng loạt
các chi tiết rất cụ thể, sinh động. Mẹ bảo mời ba vô ăn cơm thì nó bảo lại: “Thì má
cứ kêu đi”. Mẹ nó nổi giận quơ đũa dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: “Vô
ăn cơm”. Ông Sáu vẫn ngồi im chờ nghe nó gọi một tiếng ba nhưng nó từ trong
bếp nói vọng ra: “Cơm chín rồi”, và quay sang bảo mẹ: “con kêu rồi mà người ta
không nghe”. Dù mọi người đã cố tình đặt nó trong tình huống gây cấn, bắt nó phải
gọi ông Sáu là ba nó cũng không gọi. Nó đã tự mình làm lấy công việc nguy hiểm
và quá sức, mà nhất định không chịu nhượng bộ, nhất định không chịu cất lên cái
tiếng mà ba nó mong chờ. hành động liều lĩnh của nó khiến cho ông Sáu cũng phải
lắc đầu, mỉm cười trước sự bướng bỉnh của con.
Xung đột lên đến đỉnh điểm khi bé Thu hất cái trứng cá mà ông Sáu đã gắp cho nó,
làm cơm văng tung tóe. Ông Sáu không thể chịu đựng nổi nữa trước thái độ lạnh
lùng của đứa con gái mà ông hết mực yêu thương, ông đã nổi giận và chẳng kịp
suy nghĩ. Ông vung tay đánh vào mông nó. Bị ông Sáu đánh, Thu không khóc, gắp
lại trứng cá rồi bỏ sang nhà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây lòi tói kêu rổn rảng.

Những chi tiết bình thường mà tinh tế này chứng tỏ nhà văn rất thấu hiểu tâm lí trẻ
em. Trẻ con vốn rất thơ ngây nhưng cũng đầy cố chấp. Nhất là khi chúng có sự
hiểu lầm, chúng kiên quyết chối từ tình cảm của người khác mà không cần cân
nhắc. Điều đó là hiển nhiên đối với một cô bé cá tính, bướng bỉnh như Thu. Người
đọc nhiều khi thấy giận em, thương cho ông Sáu. Nhưng thật ra em vẫn là cô bé dễ
thương. Sự thay đổi trên khuôn mặt của ông Sáu chưa có ai giải thích với nó. Tình
yêu đến tôn thờ, trung thành tuyệt đối với người ba trong tấm ảnh chụp chung với
má – người ba với gương mặt không có vết sẹo dài. Trong tâm hồn em chỉ có duy
nhất hình ảnh của người cha có trong bức ảnh chụp chung với má. Cho nên em
hoàn toàn cự tuyệt, không chấp nhận tất cả những sự yêu thương của ông Sáu dành
cho mình. Như vậy sự ương ngạnh, bướng bỉnh của bé Thu nhất quyết không chịu
nhận ông Sáu là cha cho thấy tình thương của em dành cho cha thật mãnh liệt. Em
chỉ gọi cho và đón nhận tình thương của cha khi em biết chắc đó là cha mình.
Không ai có thể thay đổi tình cảm và hình ảnh của cha trong lòng em. Cùng với cá
tình ương ngượng, bướng bỉnh, mạnh mẽ, ta còn nhận ra bé Thu là một cô bé giàu
tình cảm và rất thương cha mình. Sau khi được bà ngoại giải thích và hiểu ra vì sao
cha em, ông Sáu có vết sẹo dài trên má phải, em lấy làm ân hận vì bấy lâu nay đã
có những hành động ngỗ ngược với cha mình. Đêm đó em cứ “lăn lộn và thỉnh
thoảng lại thở dài như người lớn”. Nỗi buồn bã, day dứt ân hận, ngày mai ba đã ra
đi làm sao có thể chuộc lại lỗi lầm mình đã gây ra.

Sáng hôm sau, khi ông Sáu chuẩn bị chào từ biệt mọi người lên đường, nó chỉ dám
đứng từ xa nhìn ba nó. Mặt nó sầm lại buồn rầu. Rồi đến khi ông Sáu chào từ biệt
nó lên đường, tình cảm cha con trỗi dậy mạnh mẽ, không thể kiềm chế cảm xúc
của mình được nữa, nó bỗng kêu thét lên: “Ba…a…a…ba!”. Tiếng kêu của nó như
tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng
“ba” mà nó chờ đợi được thét lên trong mấy năm qua nay chợt vỡ tung ra từ đáy
lòng nó. Tiếng “ba…a…a…ba” ấy chứa đựng tất cả tình yêu thương, lòng mong
đợi, niềm hạnh phúc tột cùng và cả những xót xa, tủi hận mà nó cố kìm nén trong
lòng bấy lâu. Nó muốn cho cha nó biết tình yêu mà nó dành cho cha nó là rất lớn,
rất nhiều, nhiều đến vô cùng vô tân. Tiếng kêu đó nghe thật chua xót ẩn chứa trong
đó là biết bao tình yêu thương lẫn nỗi xót xa ân hận của nó dành cho cha mình. Rồi
nhanh như con sóc nó chạy lại ôm chầm lấy ba nó hôn cùng khắp. Nó hôn lên tóc,
…và hôn cả vết sẹo dài của ba nó. Giờ đây, nó không còn cảm giác ghê sợ nữa mà
là nỗi vui mừng hạnh phúc, tự hào hãnh diện của đứa con khi được sà vào lòng
cha, được cha ôm ấp, nâng niu. Giây phút thiêng liêng kì diệu ấy nó đã khao khát
được chờ đợi bấy lâu nay mới được thoả nguyện. Nó khóc, nó siết chặt vòng tay
như sợ ba nó đi mất. Ba nó dỗ dành, nó dặn ba mua về cho nó chiếc lược. Không
phải cần được ba tặng cho mình một món quà mà muốn dùng lời nói đó để cha
ngày đêm nhớ rằng nơi quê nhà con đang tha thiết mong đợi, cha hãy dũng cảm
chiến đấu, đánh đuổi thằng Tây để cha con sớm ngày gặp lại. Nhận chiếc lược ngà,
kỉ vật cuối cùng mà cha để lại hiểu được tình thương của cha dành cho mình. Bé
Thu tự hào về cha, lớn lên em làm công tác giao liên để nối tiếp truyền thống đấu
tranh hào hùng của cha. Hình bóng cha luôn sống mãi trong trái tim của người con
gái nhỏ. Đó cũng chính là sự chiến thắng của tình người tình cảm gia đình trong
hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

Qua những biểu hiện tâm lí và hành động của bé Thu, người đọc cảm nhận được
tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi của bé Thu. Sự
cứng đầu, tưởng như ương ngạnh ở Thu là biểu hiện của một cá tính mạnh mẽ .
Khi bác Ba tình cờ gặp lại Thu và trao cây lược, thì cô bé bướng bỉnh cá tính ngày
nào đã trở thành cô giao liên dũng cảm. Và nguồn sức mạnh tiếp thêm cho Thu là
tình yêu ba, tình yêu đất nước. Đến đây, những cảm nhận về nhân vật bé Thu còn
cho thấy đó chính là sức mạnh của tình yêu gia đình cùng tình yêu quê hương đất
nước. Tuy nhiên, cách thể hiện tình cảm của em vẫn rất hồn nhiên. Tác giả đã tỏ ra
rất am hiểu tâm lí trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến,trân trọng
những tình cảm trẻ thơ.

Truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu
nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Truyện còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những mất mát đau thương
mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. Nhân vật bé
Thu là hiện thân sinh động cho hình ảnh những nạn nhân nhỏ bé, vô tội của chiến
tranh, là lời tố cáo mạnh mẽ cuộc xâm lược phi nghĩa và tàn bạo của kẻ thù.

You might also like