You are on page 1of 5

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra


Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
 Thu là cô bé có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt. Tình yêu thương ấy được thể hiện qua sự
thay đổi về thái độ của em trước giờ phút chia tay.. Trong đêm trước hôm ba lên đường, bà ngoại
đã giảng cho nó nghe, phân tích cho nó hiểu. Con bé đã biết rằng chính ông Sáu là cha của mình.
Nó hiểu rằng cái vết thẹo xấu xí trên mặt kia của ông là do chiến tranh gây nên. Ba nó cũng dũng
cảm và hiên ngang như bao người khác ấy chứ. Lúc này, bé Thu không chỉ yêu ba mà còn
thương ba nữa. Người đọc được chứng kiến cuộc chia tay cảm động vào buổi sáng hôm sau trước
khi ông Sáu lên đường. Bé Thu cũng có mặt ở buổi đưa tiễn nhưng lại mang một tâm trạng khác:
“ Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó
sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương.” Thu
không ngơ ngác, không lạnh lùng nữa mà nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. Phải chăng đó là ánh mắt
của cô bé ngây thơ bối rối xen lẫn sự hối hận. Hối hận vì không yêu ba sớm hơn, hối hận vì đã
trách lầm cha. Khi đối diện với ông Sáu, “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.” Độc
giả cảm nhận được ẩn sâu trong đôi mắt mênh mông xôn xao ấy đang xáo động biết bao tình
cảm. Khi ông Sáu chào mọi người, nói với bé Thu: “Thôi! Ba đi nghe con.” Tình thương cha bấy
lâu đã đè nén trong lòng cô bé đã trỗi dậy mạnh mẽ, bé Thu cất tiếng gọi bị kìm nén bấy lâu nay:
“Ba…ba….a….ba”. Tác giả sử dụng từ “kêu thét” mà không phải là kêu gào, kêu lớn, đã phần
nào diễn tả tâm trạng của bé Thu: lo sợ, buồn tủi. Bé kêu thét- sự đột ngột, sự dồn nén cảm xúc
đã từ lâu giờ mới có cơ hội để thổ lộ. “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột
gan mọi người, nghe thật xót xa”, tiếng kêu đó xé cả bức tường mỏng manh ngăn dòng cảm xúc
của người đọc , tất cả như vỡ òa. Người đọc thổn thức cùng bé Thu, thổn thức với tình cảm của
bé. Tình cảm trong sáng, chân thành từ một đứa trẻ vô cùng yêu ba. Miêu tả những biến đổi tình
cảm của bé Thu, tác giả đã một lần nữa tô đậm tình yêu thương ba của cô bé. Qua đó, ta thấy bé
Thu bướng bỉnh, gan góc nhưng cũng giàu tình cảm. Những đau đớn thay, giây phút nhận ra ba
lại là giây phút chia xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà cô bé hiểu không còn nhiều thời gian bên ba
nữa nên mới khóc nấc lên như vậy. Tình phụ tử trong giây phút này thật thiêng liêng biết bao
nhiêu. Nó khiến người đọc phải suy ngẫm đến tình cảm của bản thân với ba mẹ: “Liệu mình đã
làm đủ tốt chưa? Mình có phải hối hận vì điều gì không?”
 
Tiếng “ba” này em đã ấp ủ lâu biết bao nhiêu, nuôi dưỡng nó lớn lên từng ngày, tiếng “ba” như
“vỡ tung ra từ đáy lòng”. Tình cảm dồn nén biết bao năm nay vỡ tung qua tiếng gọi “ba”, qua
hành động của bé: “nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc”, em chạy thật nhanh vì
sợ ba đi mất, người ba mà em đã chờ thật lâu chuẩn bị phải chia xa, chuẩn bị đi rồi. Nó hôn ba nó
cùng khắp, hôn cả vết thẹo dài trên má, cái vết thẹo mà trước kia nó thấy ghê sợ và xấu xí vô
cùng. Đến bây giờ hiểu được vì sao ba có vết thẹo ấy, Thu tương ba lắm. Hành động của bé Thu
như muốn xoa dịu đi nỗi đau đã gây ra cho ba.Em leo lên người ba, vòng tay qua cổ ba, ôm thật
chặt rồi như sợ không giữ được ba, em còn giữ chặt bằng cả hai chân. Một suy nghĩ trẻ thơ đánh
mạnh vào trái tim người đọc, em dung tất cả sức mình để giữ chặt ba lại. Những giọt nước mắt
lăn trên má bé Thu. Em khóc vì thương cha, vì ân hận, vì đã không phải với người ba của mình,
vì không biết đến bao giờ mới được gặp lại ba. Tất cả những hành động của bé Thu lúc này đều
gấp gáp dồn dập chẳng muốn mất đi một điều gì. Tác giả tinh tế chỉ ra điểm đặc biệt, điểm nổi
bật của tình cảm mà bé Thu dành cho ba: “Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên”. Tóc
tơ rất nhỏ, rất mảnh, mềm và thường khó thấy nhưng tác giả lại thấy nó như dựng đứng lên- sự
run rẩy, sợ hãi của một đứa trẻ đến tột độ, đến ngay cả sợi tóc tơ dường như cũng có cảm xúc.
Bên cạnh tình yêu thương ba thì cô bé còn có niềm tự hào vô bờ, niềm kiêu hãnh về một người
cha chiến sĩ, người cha ấy đã hi sinh cả tuổi thanh xuân, đã cống hiến cả cuộc đời mình cho độc
lập dân tộc và giờ đây người cha ấy lại lên đường theo con đường vinh quang mà cả dân tộc đang
đi. Tình yêu thương cha của bé Thu đã trao cho ông Sáu niềm tin,sức mạnh vượt qua mọi xã
cách và gieo niềm hi vọng về ngày đoàn tụ.
 
Thu là một cô bé Nam Bộ ngây thơ hồn nhiên, trong sáng, cá tính mạnh mẽ. Vì đang ở độ tuổi
hồn nhiên, trong sáng nên khi thấy anh Sáu không giống cha mình, em đã kiên quyết không nhận
ba. “Ba không giống cái hình ba chụp với má”, “Cũng không phải già, mặt ba con không có cái
thẹo trên mặt như vậy.”Nó không cho phép ai mạo nhận làm ba nó- một người ba đáng kính mà
nó ngưỡng mộ xưa nay, phải là người ba trong bức hình chụp cùng với má. Bởi vậy, người đọc
hoàn toàn có thể thông cảm trước sự ương bướng của bé Thu, và còn thương em thật nhiều. Một
cô bé Nam Bộ có cá tính mạnh mẽ, là người yêu ghét rạch ròi, rõ ràng. Khi Thu chưa nhận cha,
cô bé kiên quyết từ chối mọi sự quan tâm của ông Sáu. Khi được ông Sáu quan tâm trong bữa ăn
giấc ngủ, thể hiện tình yêu thương nhưng Thu đã gạt phắt đi, thẳng tay chối bỏ những tình cảm
của ba mình. Nhưng khi hiểu được ông Sáu là cha, Thu chủ động tìm về với cha, kiên trì chờ đợi,
trực tiếp bộc lộ tình cảm mãnh liệt, sâu sắc.
 
Vì nhiệm vụ đối với đất nước, ông không thể ở lại với con. Trở về khu căn cứ, ông mang nỗi ân
hận đã đánh con và lời con dặn trước lúc chia tay vào việc làm một chiếc lược ngà tặng con. Chỉ
kiếm được khúc ngà voi, ông đã vô cùng sung sướng, dành hết tâm trí, công sức vào làm chiếc
lược: “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ, kì công như một người thợ
bạc. Trên sống lưng lược có khắc dòng chữ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Chiếc lược ấy chưa
chải được mái tóc con nhưng như gỡ được phần nào tâm trạng của ông. Nó trở thành vật thiêng,
an ủi ông, nuôi dưỡng trong ông tình cha con và sức mạnh chiến đấu. Hàng đêm, ông nhìn ngắm
chiếc lược, mài nó lên tóc cho thêm bóng thêm mượt. Tác giả không miêu tả rõ nhưng người đọc
vẫn hình dung được cái kỉ vật nhỏ bé mà thiêng liêng ấy. Đó cũng là biểu tượng trắng trong, quý
giá, bất diệt của tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Do đó, trước lúc hi sinh, không đủ sức nói
một lời trăng trối, ông vẫn nhớ tới chiếc lược và chuyển giao nó cho người bạn như một cử chỉ
chuyển giao sự sống, một ước nguyện gìn giữ muôn đời tình cha con ruột thịt. Điều đó đúng như
ông Ba đã nói: “Có lẽ chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Chiếc lược ngà – kỉ vật của
người cha – kỉ vật của người đã khuất mãi mười năm sau mới tìm được địa chỉ, mới được trao lại
cho đứa con gái bé bỏng để “tình cha con không chết”. Và hơn thế nữa, nó đang sống lại trong sự
sống của người bạn, người đồng chí với bé Thu. Như vậy, câu chuyện Chiếc lược ngà không chỉ
ca ngợi tình cha con đậm đà sâu nặng bất diệt, ca ngợi tình đồng chí đồng đội mà còn gợi cho
người đọc thấm thía những nỗi đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gieo xuống cho bao
con người, bao gia đình trên đất nước Việt Nam.

Văn hào I-li-a, Ê-ren-bua từ ng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên
lòng yêu tổ quốc”.
“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi ,tưởng như đến không
thở được”. Dưới ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ, thế giới nội tâm của nhân vật được
miêu tả đầy chân thực qua nét mặt và cử chỉ. Ông lão bàng hoàng và sững sờ vô cùng,
dường như có một bàn tay vô hình đang bóp nghẹt trái tim ông. Lúc đầu ông không thể
tiếp nhận được, ông cứ hỏi đi, hỏi lại như thể ông đang hi vọng cái tin dữ kia chỉ là do
miệng đời đàm tiếu, giọng ông như lạc hẳn: “Liệu có thật không hở bác. Hay là chỉ
lại…”. Đối diện với những lời nói chắc như đinh đóng cột rằng làng ông “Việt gian từ
thằng chủ tịch mà đi”, bao nhiêu niềm tin, bao nhiêu niềm tự hào về ngôi làng mà ông
luôn khoe khoang với mọi người bỗng chốc sụp đổ.
Nếu trên đường đi tới phòng thông tin ông hiên ngang bao nhiêu thì giờ ông lại “cúi
gằm mặt mà đi”. Bởi cõi lòng ông Hai giờ đây tựa như vỡ tan thành từng mảnh, trái tim
ông rỉ máu, đâu đây như thể một nỗi chua xót, ô nhục và tủi thân.
Bởi gia đình ông là người làng Chợ Dầu nên đè nặng trên những đôi vai hao gầy và yếu
ớt là bản án mang tên “cái giống Việt gian bán nước”. Ông Hai căm phẫn lũ tội đồ phản
nước theo giặc. Tất cả như dồn nén trong từng con chữ đanh thép :”Chúng bay ăn
miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã
thế này”. Ông kiểm điểm lại từng người anh em đã cùng nhau đồng cam cộng khổ thuở
trước, từng người con của làng Chợ Dầu. Trong trí óc của ông, họ đều là những người
sung sức, tràn đầy tinh thần yêu nước nồng nàn. Giờ phút ấy, ông Hai vẫn cố bám víu
chút giọt nắng “niềm tin” giữa cơn đại hồng thủy dữ dội. “Mà thằng chánh Bệu thì đích
là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói ? Ai người ta hơi đâu bịa tạc
ra những chuyện ấy làm gì ?”. Những dòng suy nghĩ đó cứ ồ ạt kéo đến đâm vào trái
tim ông, phủ phàn dập tắt ngọn lửa niềm tin. Ông Hai bất lực chấp nhận cái tin dữ ấy,
nỗi đau xâm chiếm linh hồn, một nỗi đau không lời nào tả xiết. “Chao ôi ! Cực nhục
chưa, cả làng Việt gian”. Đó là tiếng nói thốt lên từ một trái tim bị tổn thương, từ một cõi
lòng suy sụp tột cùng, từ niềm tự hào bị vùi dập tả tơi. Ông đâu chỉ đau cho mình, đau
cho làng mà ông còn đau cho những người đồng hương cùng cảnh ngộ:”Lại còn bao
nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cớ sự này
chưa?”. Nỗi bứt rứt trong tâm can của ông bị dồn nén quá nhiều nên sinh gắt gõng khi
nói chuyện với bà Hải. Ông Hai không muốn nghe ai nhắc đến chuyện tồi tệ đó, không
muốn ai sát muối vào vết thương trong lòng ông. Bủa vây ông là nỗi lo trăm bề “trằn
trọc đến không ngủ được”, là tiếng thở dài bất lực làm sao. Nỗi lo ấy hành hạ cả tinh
thần lẫn thể xác khiến “chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được” hay
“trống ngực ông lão đập thình thịch”. Như một điều tất lẽ dĩ ngẫu, dân ta từ Nam ra Bắc,
từ miền ngược đến miền xuôi đều ghét cay ghét đắng, ghê tởm và thù hằn bọn Việt
gian bán nước nên ông càng lo sợ mụ chủ nhà đuổi gia đình ông đi, dồn gia đình ông
vào thế cùng cưc, tuyệt đường đất sinh nhai.

You might also like