You are on page 1of 4

( DƯƠNG QUỲNH ANH ) PHÂN TÍCH TÌNH CẢM SÂU NẶNG CỦA ÔNG SÁU DÀNH CHO

BÉ THU

Nếu người mẹ là anh hùng trong việc nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái nên
người thì người cha sẽ có vai trò vô cùng quan trọng đến việc phát triển nhân cách và
tình cảm của đứa trẻ. Sự hiện diện của một người cha cũng quan trọng như sự hiện
diện một người mẹ vậy. Tôi đã từng rơi nước mắt trước rất nhiều câu chuyện về tình
phụ tử thiêng liêng và cao cả. Có những câu chuyện dù đọc ngàn lần vẫn không nhớ, lại
có những câu chuyện đọc một lần không thể quên. “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang
Sáng đã in sâu trong tâm trí người đọc hình ảnh ông Sáu, một người lính dung cảm và là
một người cha với tình yêu thương con gái mãnh liệt, sâu sắc. Qua đó truyện còn thể
hiện dù cho chiến tranh, bom đạn tàn khốc đến cỡ nào vẫn không thắng nổi tình yêu
thương ruột thịt thiêng liêng và bất diệt giữa hai cha con, VIẾT THÊM MỘT CÂU NỮA ĐỂ
GIỚI THIỆU LUẬN ĐỀ = MỘT TRONG HAI ĐỀ MÌNH CHỌN
Nguyễn Quang Sáng (1932-2014), quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông
tham gia kháng chiến chống Pháp và hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.Từ sau năm
1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Truyện ngắn “Chiếc
Lược Ngà” được viết vào năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì chống Mĩ. Là
một nhà văn quê ở miền Tây Nam Bộ, hầu như ông chỉ viết về cuộc sống và con người
của quê hương trong chiến tranh và sau hoà bình. Truyện ngắn này ra đời trong hoàn
cảnh đạn bom ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người, cụ thể là tình cha con của
người chiến sĩ cách mạng.
Truyện kể về ông Sáu, một người lính xa nhà đi kháng chiến khi con gái vừa
mới một tuổi. Mãi đến khi con lên tám, ông Sáu mới có dịp được về thăm nhà. Nhưng
buồn thay, con gái ông – bé Thu không chịu nhận ông là cha chỉ vì vết sẹo dài trên má.
Trong suốt ba ngày ở nhà, con bé luôn đối xử với ông một cách lạnh lùng mặc cho ông
tìm mọi cách để gần gũi với con hơn. Khi bé Thu hiểu ra chuyện thì cũng là lúc phải chia
tay ông, con bé gọi thật to một tiếng : “ Ba…a…a…ba!” một cách thắm thiết và hôn ba
cùng khắp. Khi quay lại đơn vị, ông Sáu dành thời gian và dồn hết tình cảm để làm chiếc
lược ngà tặng cô con gái bé bỏng như đã hứa. Thế nhưng ít lâu sau đó, ông Sáu đ4a hi
sinh trong một trận đánh, trước khi nhắm mắt, ông đã đưa chiếc lược cho một đồng chí
và nhờ anh trao tận tay con gái yêu quý của mình rồi ông mới nhắm mắt xuôi tay. ĐƯỢC
Ông Sáu, một hình tượng đẹp về người cha hi sinh cả cuộc đời để gìn giữa
tình cha con bất diệt, dù chiến tranh, hình thức bên ngoài thì tình cảm đó chưa bao giờ
phai nhạt trong trái tim người đàn ông. ĐƯỢC, CON DẪN THÊM MỘT CÂU NỮA CHO
NGƯỜI TA BIẾT TÌNH CẢM ÔNG SÁU ĐỐI VỚI BÉ THU ĐƯỢC MIÊU TẢ NHƯ THẾ NÀO

LUẬN ĐIỂM 1 ĐÂU? Ông Sáu về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu với cái
tình của người cha nôn nao, khao khát, cháy bỏng được gặp con. Suốt tám năm đi đáng
giặc, ông luôn mang theo mình tấm hình của cô con gái lúc nhỏ và xem nó như động lực
để ông cố gắng chiến đấu. Khi xuồng vừa cập bến, thấy bé Thu, ông đã vội cất tiếng gọi
con cùng với dáng vẻ “ vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con”. Có lẽ, ngay lúc
này ông rất vui vẻ và hạnh phúc vì nghĩ con sẽ chạy đến bên mình, ông kêu “Thu!Con !”.
Nhưng oái ăm thay, bé Thu đã từ chối, con bé không nhận ông là cha, chạy và kêu thét
lên gọi má khiến ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng và đau đớn. Việc bé Thu sợ hãi
chạy ào đi như một gáo nước lạnh dội mạnh vào trái tim đang nóng bỏng của ông Sáu.
ông đứng sững lại đầy sững sờ, thảng thốt.

LUẬN ĐIỂM 2??? Từ khi trở về, ông chẳng muốn đi đâu, chỉ quanh quẩn ở
nhà tìm mọi cách để gần gũi với con hơn với mong muốn được con gọi một tiếng ba, chỉ
một tiếng thôi cũng đủ để xoa dịu nỗi thương nhớ con chồng chất suốt tám năm trời.
Nhưng mỗi lần ông muốn xích lại gần thì con bé lại càng rời xa ông. Ông chẳng không
buông một lời trách móc, giận con mà chỉ khe khẽ lắc đầu, cười trước sự bướng bỉnh, xa
lánh của con. Có những lúc, lâm vào “ đường cùng”, nó cũng chỉ nói trống không là “ vô
ăn cơm” hay lúc nó muốn nhờ ông Sáu chắt nước cơm cũng vậy “cơm sôi rồi, chắt nước
dùm cái”, “cơm sôi rồi, nhão bây giờ”… Trong bữa cơm, ông âu yếm gắp cho con một cái
trứng cá, không ngờ con bé lại phản ứng vô cùng quyết liệt : “bất thần hất cái trứng ra,
cơm văng tung tóe cả mâm”. Ông Sáu tức giận, vung tay đánh vào mông nó : “ Sao mày
cứng đầu quá vậy, hả ?”, nhưng cũng chẳng thay đổi được nó. Rồi nó bỏ đi sang ngoại,
vừa đi vừa vùng vằng, đánh đổ một số thứ kêu loạng choạng như báo cho ông biết là
hãy để cho nó yên. Bởi lẽ không kìm được bình tĩnh mà đánh con, ông Sáu hẳn đã rất
hối hận vì giây phút nóng nảy đó của mình.

LUẬN ĐIỂM 3??? Chớp mắt một cái là đã tới ngày ông Sáu phải ra đi.
Trong ba ngày ngắn ngủi, ông đau khổ, bất lực vì không biết làm thế nào để san bằng
khoảng cách của không gian, thời gian giữa ông và con nhưng đáng tiếc thay bé Thu vẫn
không nhận ông là cha. Trăn trở dằn vặt, cùng tình yêu, khát khao bấy lâu mong gặp
mặt cha dồn nén, bùng nổ dữ dội, quyết liệt vào giờ phút trước khi người cha lên
đường. trong lúc không ai ngờ đến đó, một tiếng kêu đã xé lòng ông: "Ba... a...a... ba !”
Tiếng “ Ba” đó chính là sự dồn nén trong Thu tám năm nay và bây giờ nó vỡ tung ra từ
ngay trong sâu thẳm đáy lòng con bé. Và đó cũng là tiếng kêu mà ba nó chờ đợi trong
suốt mấy năm ròng. Tiếng kêu làm tim mọi người nhói lên. Ông Sáu sung sướng, hạnh
phúc nghẹn lời, không cầm được nước mắt. Thu không muốn ba rời xa nó nữa, “ nó hôn
ba nó cùng khắp”, nó hôn lên tóc, hôn cô, hôn vai và hôn lên vết sẹo dài trên má ba nó
nữa. Tình yêu mãnh liệt của cô con gái khiến ông cảm động “một tay ôm con, tay kia lấy
khăn chấm nước mắt”. Hai cha con vỡ òa trong cảm xúc, thế nhưng ông nào biết đây là
lần đầu tiên cũng như lần cuối cùng đươc con gọi là “ba”, bởi vì sau đó, ông chẳng thể
quay về được nữa.

LUẬN ĐIỂM 4??? Trong những ngày ở khu căn cứ, ông Sáu luôn cảm thấy ân
hận, khổ tâm vì đánh con. Ông vẫn luôn ghi nhớ lời hứa với con trước khi đi là tặng cho
con một chiếc lược ngà. Ông hiểu được mơ ước ngây thơ của cô bé, cô bé muốn có một
vật dụng để luôn nhớ về cha. Những ngày sau đó, bao nhiêu tình cảm yêu quý, nhớ
thương con ông đều dồn vào thời gian và công sức làm ra chiếc lược. Ông cặm cụi "cưa
từng răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc"để rồi khi chiếc lược
hoàn thành, ông còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". . . Mỗi
lần nhớ con, ông lấy chiếc lược ra ngắm, có khi lại mài lên mái tóc: “ Cây lược ngà ấy
chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của
anh”. Đáng tiếc thay, chiến tranh đã mang ông đi mất trước khi ông kịp trao cho cô con
gái chiếc lược. Ông đã hi sinh trong một trận càn. Trước khi hi sinh, “hình như chỉ có tình
cha con là không thể chết được”, anh cầm cây lược đưa cho người bạn thân với niềm
mong mỏi khó cất lên thành lời. Sau đó, cây lược được trao lại cho bé Thu, cây lược đó
chính là minh chứng rõ ràng nhất về tình cha con bất diệt của họ. Có lẽ vì vậy mà sau
này, khi lớn lên, Thu tiếp tục bước tiếp bước chân của ba trên hành trình bảo vệ Tổ
quốc. Cô bé tám tuổi ngang bướng ngày nào giờ trở thành cô giao liên nhanh nhẹn, linh
hoạt, lặng lẽ, âm thầm chiến đấu trả thù cho Tổ quốc, cho gia đình, cho tình cha con bất
diệt.

Chủ đề của chuyện tuy không đặc biệt, nhưng tác giả thành công bởi đã khai
thác tình cha con trong những tình huống éo le cảm động, nổi bật nhất chính là ý nghĩa
của chiếc lược ngà như chiếc cầu nối giữa hai cha con nhân vật và tượng trưng cho tình
phụ tử thiêng liêng. Cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp
lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lý trẻ
thơ đã giúp văn bản có được vị trí riêng trong lòng độc giả. Qua “Chiếc lược ngà",người
đọc nhận ra hậu quả tình thẩn không nhỏ mà chiến tranh gây ra. Nó phần nào làm sứt
mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người.
Đây là đóng góp quan trọng của tác giả - Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống
tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng
không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người. ĐƯỢC

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử
giản dị mà thiêng liêng, với những con người giàu tình cảm và đẹp đẽ,như nhân vật bé
Thu và ông Sáu. Câu chuyện không chỉ ca ngợi tình cha con sâu nặng thắm thiết, mà còn
gợi cho chúng ta những suy ngẫm và thấm thía được tình sự đau thương, mất mát của
chiến tranh tàn khốc gây ra… Vì thế mà ta càng quý cuộc sống thanh bình của ngày hôm
nay, quý tình cha cao thượng và vĩ đại. Mỗi người đều lưu giữ trong trái tim mình hình
ảnh một người cha, hãy biết trân trọng tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện mà cha đã
dành cho ta. Vòng đời mới ngắn ngủi làm sao, đừng mãi sống ích kỷ – chỉ biết nhận tình
cảm thương yêu từ cha mẹ mà chẳng bao giờ đền đáp lại. Nếu bạn còn cha, và một
người cha đúng nghĩa thì hãy cảm ơn thượng đế vì bạn đã được sinh ra trong cuộc sống
này! TỐT LẮM. GIỎI!

You might also like