You are on page 1of 2

 Khi anh Sáu về thăm nhà

Gặp lại con sau bao năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên khi tháng nhìn thấy đứa trẻ đứng trước
nhà trạc tuổi con gái mình, ông Sáu đã linh cảm đó là con. Đó là cái linh cảm của người cha hay
phải chăng hình bóng của con đã in đậm khắc sâu trong trái tim người cha nên ông đã nhận ra con
một cách dễ dàng. Ông nôn nóng gặp con đến mức thuyền chưa cập bến đã vội nhảy lên bờ xô chiếc
thuyền ra xa. Người cha bước những bước dài để nhanh chóng được gặp con. Vừa đi vừa khom
người giang tay chờ đón vào gọi con bằng giọng trìu mến: “Thu! Con!”. Tiếng gọi chất chứa bao
niềm thương nỗi nhớ bao sử dụng xúc động nghẹn ngào. Với lòng mong nhớ, ông Sáu cứ ngỡ con
sẽ chạy xô vào lòng mình, ông xúc động đến mức giọng lạc hẳn đi vết sẹo trên má giật giật trông rất
dễ sợ. Có lẽ khoảnh khắc được gặp con ấy ông Sáu đã từng tưởng tượng biết bao lần và khi giây
phút ấy đến khiến ông vô cùng xúc động. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ
lùng. Khi ông Sáu đến gần lặp đi lặp lại: "Ba đây con" thì con bé lại chạy đi và kêu thét lên Khiến
ông Sáu vô cùng hẵng hụt, buồn bã, đau đớn đến chết lặng người, hai tay buông thõng xuống như bị
gãy.
Vậy là cái khao khát của một người lính đã từng vào sinh ra tử mong được gặp con, được nghe con
cất tiếng gọi ba mà cũng không được. Đó là bi kịch thời chiến tranh. Chiến tranh không chỉ mang
đến những vết sẹo làm biến dạng khuôn mặt con người mà còn khiến cha con chia lìa xa cách trở
nên xa lạ, khiến đứa con không nhận ra bóng dáng người cha nữa. Chiến tranh không chỉ gây nên
cảnh đầu rơi máu chảy mà còn gây nên những nỗi đau tinh thần không thể kể hết bằng lời
 Trong mấy ngày nghỉ
Vì hoàn cảnh chiến tranh nên anh Sáu chỉ được ở nhà có ba ngày. Đó là một khoảng thời gian ngắn
ngủi so với 8 năm dài đằng đẵng. Vì vậy, anh muốn tận dụng thời gian quý giá đó ở bên con. Suốt
ngày anh không đi đâu xa lúc nào cũng vỗ về con, mong con gọi tiếng ba. Điều đó cho thấy anh Sáu
rất yêu thương con, khao khát tình yêu của con. Nhưng anh Sáu càng tìm cách vỗ về thì bé Thu lại
càng đẩy anh ra xa xa. Nó tỏ ra xa cách lạnh lùng kiên quyết không chịu gọi tiếng ba. Nhưng hơn ai
hết, ông Sáu hiểu được sự cự tuyệt của bé Thu là hoàn toàn tự nhiên. Ông hiểu con cần có thời gian
để chấp nhận người cha đã vắng bóng quá lâu trong 3 ngày nghỉ phép cũng không bỏ qua bất cứ cơ
hội nào dù là nhỏ nhất để được ở gần con nhưng bằng mọi cách để thu lại kiên quyết từ chối từ
không nhận cha khiến ông vô cùng buồn bã chỉ gượng cười trước đứa con gái bướng bỉnh và cá
tính. Ông càng khao khát được nghe tiếng ba thì con bé càng cố tình lảng tránh. Bữa cơm gia đình,
ông cẩn thận gắp cho con miếng trứng cá to. Trong con cá, miếng trứng là miếng ngon nhất nạc nhất
không có xương nên ông muốn phần con. Đó là cử chỉ thể hiện tình yêu thương sự quan tâm chăm
sóc con ân cần, chu đáo. Thế nhưng, bé Thu lại dùng đũa hất miếng trứng cá ra khỏi bát, làm cơm
văng tung tóe. Sự phản ứng và thái độ của cự tuyệt của bé thu ngày càng mạnh mẽ. Giận quá, ông
Sáu đánh vào mông con và nói: “Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”. Anh đánh con không phải vì
không yêu thương con mà là vì anh quá đau khổ và bất lực. Anh đã tìm đủ mọi cách nhưng con vẫn
không nhận ba. Thời gian nghỉ phép của anh đã sắp hết có thể chuyến nghỉ phép lần này của anh sẽ
trở nên vô nghĩa, sẽ là một kỷ niệm buồn.
 Lúc chia tay
Ba ngày nghỉ phép trôi qua, ông Sáu lại phải chia tay vợ con lần thứ hai để vào chiến trường trường.
Vẫn chưa được ôm con một lần, chưa được nghe tiếng gọi ba nhưng ông không dám ép buộc con
chỉ dám quay lại nhìn con nói lời từ biệt rưng rưng: "Thu ba đi nghe con". Tình yêu thương của
người cha vẫn vô cùng mãnh liệt song đã biến thành sự tôn trọng đứa con gái bé bỏng. Lúc này ông
Sáu mới vỡ òa niềm hạnh phúc khi được con gái thân yêu nhận ra mình, cất tiếng gọi ba. Ông Sáu
một tay ôm con, một tay lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc của con đó là giọt nước mắt sung sướng
hạnh phúc của người cha cảm nhận được tình yêu thương của đời con gái bé bỏng. Và ông Sáu đã ra
đi chiến đấu với nỗi nhớ thương vợ con không thể nào kể xiết
 Khi ông sáu trở lại chiến trường.
Trước hết là nỗi nhớ thương xen lẫn day dứt ân hận vì đã đánh con khi nóng giận. Ông luôn nhớ tới
mong muốn của cô con gái bé bỏng “Ba về, ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba”. Lời hứa
với con thôi thúc ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà cho con. Khi kiếm được khúc ngà,
người cha sung sướng như đứa trẻ được quà, rồi dồn hết tâm trí công sức vào việc làm cây lược.
Ông tỉ mỉ cẩn thận cưa từng chiếc răng, chuốt bóng rồi khắc vào đó dòng chữ đầy thương yêu “Tặng
thu con gái của ba”. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân. Đó là chiếc lược kết
tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con
nhưng đã gỡ rối phần nào tâm trạng ông, giúp người cha bớt ân hận day dứt, nguôi ngoai phần nào
nỗi nhớ thương đứa con bé bỏng. Hằng đêm, ông đã nhìn ngắm chiếc lược, cố mài lên mái tóc, cho
chiếc lược thêm bóng thêm mượt. Cái kỉ vật nhỏ bé thân thương ấy, mỗi ngày một đẹp lên, trắng
ngà, nhẵn bóng dưới đôi bàn tay nâng niu cẩn trọng của người cha. Đó là biểu tượng trắng trong,
quý giá, bất diệt của tình phụ tử. Chiếc lược nuôi dưỡng trong ông niềm mong mỏi khát khao sẽ
được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỉ niệm. ông Sáu luôn mang chiếc lược bên mình, giữ gìn
cẩn thận như mang theo hình bóng con gái ra trận.
- Nhưng chiến tranh thật lạnh lùng tàn khốc. Người cha ấy đã không thể trao cây lược ngà đến tận
tay cho con, ông đã hy sinh trong một trận càn của quân địch. Ước nguyện được gặp lại con một lần
nữa cũng không thể thực hiện được. Chắc hẳn khoảnh khắc ấy, Ông Sáu đã ra đi trong niềm tiếc
nuối sự nhớ thương vô bờ. Trước khi vĩnh biệt cõi đời ông vẫn đau đáu lời hứa với con, trăng trối
bằng ánh mắt và chuyển cho người bạn cây lược nhờ trao lại cho con như di nguyện cuối cùng trong
sự khẩn cầu tha thiết. Chiến tranh đã cướp đi nhiều thứ, hủy diệt nhiều điều nhưng chiến tranh
không thể làm phai mờ tình cảm cha con. Điều đó đã khiến ông Ba - người chứng kiến toàn bộ câu
chuyện phải thốt lên “chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Tình phụ tử là bất diệt.
* Hình ảnh ông Sáu là biểu tượng cho tình cha con sâu nặng. Đó là một người cha chịu nhiều thiệt
thòi nhưng trái tim tràn đầy tình yêu thương, một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào.
Chiếc lược ngà với dòng chữ thân thương mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về sự mất mát nhưng
cũng là kết tinh…Với việc tạo dựng tình huống truyện khéo léo cùng nghệ thuật kể chuyện tự nhiên
cuốn hút qua lời kể của ông Ba, Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa hình ảnh người cha thật chân thực
cảm động chịu nhiều mất mát đớn đau nhưng trên hết là tình yêu con sâu thẳm, thiêng liêng. Câu
chuyện chiếc lược ngà làm người đọc cảm động về tình cha con thắm thiết nhưng cũng khiến cho ta
nghĩ đến những đau thương mất mát mà con người phải gánh chịu vì cuộc chiến tranh.
* Ý nghĩa hình tượng nhân vật
- lên án chiến tranh: kẻ thù chia cắt tình cha con
- ca ngợi tình cha con bất diệt
* NT: (phần kiến thức trọng tâm)
- tạo tình huống độc đáo
- ngôi kể là nhân vật bác Ba - một người bạn thân của ông Sáu, người đã chứng kiến từ đầu đến cuối
câu chuyện và kể lại làm câu chuyện hiện lên một cách khách quan chân, thực và cảm động
- nghệ thuật khắc họa nhân vật thông qua hình dáng suy nghĩ nội tâm khiến cho nhân vật hiện lên
chân thực, sinh động.

You might also like