You are on page 1of 10

CHIẾC LƯỢC NGÀ – NGUYỄN QUANG SÁNG

Các vấn đề:


1. Nhân vật ông Sáu
2. Nhân vật bé Thu
3. Tình phụ tử
4. Tình cha con qua tình huống ông Sáu trở lại chiến trường
5 Tình phụ tử qua chi tiết ông Sáu hy sinh.
6. Cảm nhận về giây phút chia tay của cha con ông Sáu
7. Hình tượng chiếc lược ngà
8. Nhân vật bác Ba.
HƯỚNG DẪN CÁC VẤN ĐỀ:

1. Tình huống ông Sáu trở lại căn cứ.


Y1: Tình huống: Ông Sáu trở lại miền Đông Nam Bộ mang theo lời dặn của con,
ông làm chiếc lược ngà chưa kịp trao cho con thì đã hy sinh.
 Đánh giá: Tình huống bất ngờ
Y2: Y nghĩa tình huống:
ND: 1. Thể hiện nỗi đau thương, mất mát của con người trong chiến tranh:
A. Người cha tiếp tục đi vào chiến trường mang theo nỗi day dứt ân hận vì đã
lỡ tay đánh con. Nỗi day dứt đó không một phút nào nguôi ngoai. Càng
yêu thương con thiết tha mãnh liệt nỗi day dứt khổ tâm càng trở nên
thường trực, ám ảnh.
B. Người cha khổ công làm chiếc lược ngà để gỡ rối cho lòng mình, thay cho
lời chuộc lỗi với con nhưng chưa có dịp trở về trao cho con gái thì ông đã
hy sinh ở chiến trường miền Đông Nam Bộ.
C. => Nỗi đau thương mất mát không sao kể xiết. Biết bao cảnh ngộ éo le,
biết bao điều… có thể xảy ra trong cuộc chiến…
1. Tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp, tình người bất diệt, lung linh trong đau
thương, mất mát:
+ Ông Sáu đi vào chiến trường mang theo nỗi nhớ thương con cũng như nỗi day
dứt ân hận vì đã lỡ tay đánh con:
- “ Những đêm rừng, nằm trên võng,…lúc nhớ con anh cứ ân hận sao mình
lại đánh con”
 Cuộc sống ở rừng vô cùng gian khổ, bì giặc lùng sục vây bắt ráo riết, không gạo
ăn, ăn toàn bắp…
 Thế nhưng, ông Sáu luôn sống trong nỗi ân hận dày vò. Người cha tội nghiệp ấy
đã vô cùng khổ tâm. Vì quá yêu con nên ông đã không tha thứ cho mình.
+ Yêu thương con, Ông Sáu mang lời dặn của con khắp mọi nẻo đường đánh giặc:
làm chiếc lược ngà tặng con
+ Việc tìm được ngà voi đã gỡ rối cho lòng ông. Ông vào tận
rừng sâu tìm được một khúc ngà quý hiếm để làm lược cho con trong niềm vui
khôn tả. Ông reo lên, mặt hớn hở như đứa trẻ được quà…-> Niềm hạnh phúc sung
sướng đã biến người cha thành trẻ nhỏ.Có ai ở trong hoàn cảnh của người cha mới
hiểu được nỗi lòng người cha.
+ Công việc làm lược thật tỉ mỉ, công phu nhưng lại là niềm
vui vô hạn của người cha. Bàn tay thô ráp của người nông dân, bàn tay sạm đen
khói súng của người lính dã trở thành bàn tay khéo léo người thợ bac. Người nghệ
nhân ấy đã cưa từng chiếc răng lược với bao yêu thương mong nhớ dồn nén. Việc
làm công phu ấy đã phần nào làm vợi đi bao day dứt, khổ tâm trong lòng.
+ Đêm đêm, ông Sáu đưa chiếc lược ngà ra ngắm nghía rôi
mài lên tóc cho bóng. Chiếc lược ấy đã đồng hành cùng ông qua mọi gian khó
hiểm nguy ở chiến trường . Nó trở thành minh chứng bất diệt cho tình cha con
trong khói lửa đạn bon, trở thành niềm hy vọng về ngày mai độc lập, gia đình
đoàn tụ, ông sẽ được gặp lại con trao cho con trong niềm vui khôn xiết…
+ Ông Sáu hy sinh nhưng tình cha con là không thể chết:
D. Giây phút lâm chung không đủ sức trăng trối điều gì anh đưa tay vào túi
móc cây lược đưa cho người bạn.-> Phút cuối của cuộc đời, nhưng trái tim
người lính ấy vẫn hướng trọn về con, đập những nhịp đập gấp gáp cuối
cùng cho con, vẫn khắc khoải bởi tâm nguyện chưa thành.
- Giay phút ấy, ông nhìn bạn hồi lâu.-> Cái nhìn của ông
Sáu trong giây phút đó thiêng liêng hơn cả lời trăng trối. ->
Cái nhìn đau đớn vì không thê gặp lại con để thực hiện lời
dặn trong nước mắt của con ngày chia tay.
-> Cái nhìn khẩn cầu, đầy tin cậy để ủy thác
trao gửi kỷ vật, niềm tin; trao gửi điều hệ trọng thiêng liêng nhất trên đời. Nhờ
người đồng đội thay mình trao tận tay con chiếc lược ngà, minh chứng bất diệt
của tình cha con trong đạn bom, khói lửa. -> Một cái nhìn của người
ra đi làm ta xúc động bởi sự ám ảnh sâu xa của nó. Vì thế, mãi sau này bác Ba
không thể nào quên được “ Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng,
cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.”
- Chỉ đến khi bác Ba nhận lời hứa “ Toi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.” Ông
Sáu mới yên lòng nhắm mắt ra đi.-> Ông Sáu đã ra đi nhưng tình cha con là
không thể chết, nó mãi bất diệt. Trong chiến tranh bom đạn, tình cảm đó càng trở
nên rất đỗi thiêng liêng diệu kỳ. Chiếc lược ngà kì lạ đã đi trọn hành trình yêu
thương. Sau này bác Ba đã trao tận tay bé Thu nối dài thêm tình phụ tử.
3. Đằng sau nỗi đau chiến tranh, tình phụ tử thiêng liêng là vẻ đẹp người lính
cách mạng:
- Gác tình riêng vì sự nghiệp chung của dân tộc. Hoàn cảnh éo le, phải nếm trải
bao đau thương mất mát nhưng người lính vẫn sẵn sàng lên đường, tiếp tục ra đi
chiến đấu để góp sức mình vào công cuộc giải phóng nước nhà.
- “ Trong một trận càn lớn, ông Sáu đã hy sinh.”Sự hy sinh dũng cảm thầm lặng
của ông Sáu ở chiến trường làm cho hình ảnh người lính trở nên lung linh, ngời
sáng, bất diệt, làm cho ta mãi trân trọng, tự hào.
* Đánh giá:
- Qua tình huống truyện đặc sắc ta thấy được tình yêu thương con sâu sắc cảm
động của người lính trong chiến tranh bom đạn. Tình cảm gia đình, tình cha con
nó thiêng liêng và bất diệt hơn bất cứ tình cảm nào. Nó trở thành cội nguồn sức
mạnh tinh thần của dan tộc ta trong kháng chiến để làm nên bao điều kỳ diệu.
Đồng thời ta cũng thám thía bao đau thương mất mát của con người trong cuộc
chiến tàn khốc.
- Tác giả: Tài năng kể chuyện: dặt nhân vật vào tình huống éo le, bằng cách kể
chuyện theo ngôi 1 từng chi tiết hiện lên vô cùng chân thưc. Người đọc như đang
nghe bác Ba kể câu chuyện tình người trong chiến tranh với bao xúc động rưng
rưng. Đặc biệt ngòi bút miêu tả tâm lý vô cùng tinh tê, chân thực, sắc sảo kết hợp
với biệc tạo dựng những khoảnh khắc thời gian đáng nhớ câu chuyện mãi mãi là
bài ca cảm động về tình người, ly giải sâu sắc cội nguồn sức mạnh của dân tộc
trong cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại ở thế kỷ hai mươi. Đằng sau câu chuyện
còn là tấm lòng của nhà văn, cái tình của ông dành cho người dân Nam Bộ dũng
cảm kiên cường nhưng rất nhận hậu thủy chung, nghĩa tình. Có thế, câu chuyện
mới hấp dẫn ta đến ngày hôm nay.

CHI TIẾT ÔNG SÁU HY SINH NHUNG TÌNH CHA CON LÀ KHÔNG
THỂ CHẾT
Mở bài: 1. Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn vô cùng cảm
động về tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
1. Tác phẩm được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam
Bộ.
2. Trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” ông Sáu hy sinh là một chi tiết vô
cùng dặc sắc, là một minh chứng hùng hồn cho tình phụ tử thiêng liêng
bất diệt.
Thân bài:
Y1: Vai trò, vị trí chi tiết:
Y2: Y nghĩa chi tiết:
1. Thấm thía sự hy sinh anh dũng cua người chiến sỹ cách mạng trong cuộc
chiến tranh yêu nước của dân tộc ta (ý phụ)
2. Góp phần thể hiện tình phụ tử thiêng liêng bất diệt:
- Giây phút lâm chung: không đủ sức trăng trối điều gì anh đưa tay vào túi móc
cây lược đưa cho người bạn. -> Cây lược ngà chính là biểu tượng thiêng liêng của
tình phụ tử. Hành trình của nó được bắt đầu từ lời dặn trong nước mắt của bé Thu
ngày chia tay “ Ba về nhớ mua cho con một cây lược nghe ba.”. Ông Sáu mang
theo lời dặn của con vào chiến trường. Ông lặn lội vào rừng sâu tìm bằng được ngà
voi đê làm lược cho con. Ông muốn làm cho con một chiếc lược thật đặc biệt trên
đời. Công việc làm lược khổ công như người thợ bạc. Ông cưa từng chiếc răng
lược thật khéo léo trong niềm vui khôn tả. Nó chính là sợi dây nối kết tình cha con
trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, giúp ông vơi đi phần nào nỗi nhớ thương
cũng như niềm day dứt ân hận trong những ngày xa con. Nó là niềm hy vọng về
một ngày mai thống nhất, ông sẽ trao cho con trong niềm vui sum họp…
. -> vì thế, giây phút lâm chung, mọi suy nghĩ, tình cảm của ông
đều hướng về chiếc lược ngà. Dù không còn đủ sức trăng trối điều gì nhưng trái
tim người lính ấy vẫn hướng trọn về con, đập những nhịp đập gấp gáp cuối cùng
cho con, vẫn khắc khoải bởi tâm nguyện chưa thành.
- Giay phút ấy, ông nhìn bạn hồi lâu.-> Cái nhìn của ông Sáu trong giây phút đó
thiêng liêng hơn cả lời trăng trối. -> Cái nhìn đau đớn vì không thê gặp lại
con để thực hiện lời dặn trong nước mắt của con ngày chia tay.
-> Cái nhìn khẩn cầu, đầy tin cậy để ủy thác
trao gửi kỷ vật, niềm tin; trao gửi điều hệ trọng thiêng liêng nhất trên đời. Nhờ
người đồng đội thay mình trao tận tay con chiếc lược ngà, minh chứng bất diệt
của tình cha con trong đạn bom, khói lửa. -> Một cái nhìn của người
ra đi làm ta xúc động bởi sự ám ảnh sâu xa của nó. Vì thế, bác Ba không thể nào
quên được đôi mắt ấy “ Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho
đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.”
- Chỉ đến khi bác Ba nhận lời hứa “ Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói “ Toi sẽ
mang về trao tận tay cho cháu.” Ông Sáu mới yên lòng nhắm mắt ra đi.-> Ông
Sáu đã ra đi nhưng tình cha con là không thể chết, nó mãi bất diệt. Trong chiến
tranh bom đạn, tình cảm đó càng trở nên rất đỗi thiêng liêng diệu kỳ. Chiếc lược
ngà kì lạ đã đi trọn hành trình yêu thương. Sau này bác Ba đã trao tận tay bé Thu
nối dài thêm tình phụ tử.
3. Thấm thía hơn những nôi đau thương mất mát của con người trong cuộc
chiến:
- Ông Sáu làm chiếc lược ngà chưa kịp trao cho con thì đã hy sinh.
- Sự ra đi thầm lặng vô danh ấy của ông Sáu cũng như bao người lính cách mạng
là mất mát vô cùng to lớn của dân tộc ta trong chiến tranh.
* Đánh giá:
- Qua tình huống truyện đặc sắc ta thấy được tình yêu thương con sâu sắc cảm
động của người lính trong chiến tranh bom đạn. Tình cảm gia đình, tình cha con
nó thiêng liêng và bất diệt hơn bất cứ tình cảm nào. Nó trở thành cội nguồn sức
mạnh tinh thần của dan tộc ta trong kháng chiến để làm nên bao điều kỳ diệu.
Đồng thời ta cũng thám thía bao đau thương mất mát của con người trong cuộc
chiến tàn khốc.
- Tác giả: Tài năng kể chuyện: dặt nhân vật vào tình huống éo le, bằng cách kể
chuyện theo ngôi 1 từng chi tiết hiện lên vô cùng chân thưc. Người đọc như đang
nghe bác Ba kể câu chuyện tình người trong chiến tranh với bao xúc động rưng
rưng. Đặc biệt ngòi bút miêu tả tâm lý vô cùng tinh tê, chân thực, sắc sảo kết hợp
với biệc tạo dựng những khoảnh khắc thời gian đáng nhớ câu chuyện mãi mãi là
bài ca cảm động về tình người, ly giải sâu sắc cội nguồn sức mạnh của dân tộc
trong cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại ở thế kỷ hai mươi. Đằng sau câu chuyện còn
là tấm lòng của nhà văn, cái tình của ông dành cho người dân Nam Bộ dũng cảm
kiên cường nhưng rất nhận hậu thủy chung, nghĩa tình. Có thế, câu chuyện mới hấp
dẫn ta đến ngày

CẢM NHẬN GIÂY PHÚT CHIA TAY CỦA CHA CON ÔNG SÁU
1. Xúc động trước tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt.
Luận cứ 1: Tình cảm của bé Thu trong giờ phút chia tay làm người đọc rơi
nước mắt:
- Tiếng gọi “ Ba” của em vang lên đau đớn xé lòng: Tiếng kêu của nó như xé đi
sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ ba” mà nó
cố đè nén bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó…->Lời
bình luận của bác Ba làm người đọc quặn lòng, thắt ruột. ->
Niềm hạnh phúc tột cùng của đứa con tội nghiệp cũng như bao yêu thương, đau
đớn, ân hận, tủi hờn đã vỡ òa ra trong tiếng “ba” nức nở nghẹn ngào đó.
-> Ta hình dung khoảnh khắc chia tay của cha con ông Sáu, mọi người đều lặng đi
trong nước mắt.
.
-> -> Tiếng “ba” đơn
sơ đó giúp ta hiểu chiến tranh dù có tàn khốc dữ dội đến đâu cũng không thể hủy
diệt được những tình cảm thiêng liêng cao quý của con người. Trong hoàn cảnh
ngặt nghèo, nó lại càng trở nên thiết tha, mãnh liệt.

-> Ngòi bút miêu


tả tâm lý trẻ thơ của tác giả vô cùng tinh tế. Phải từ cuộc chiến đau thương của
dân tộc mà bước ra, phải hiểu sâu sắc đời sống tình cảm của người dân Nam Bộ
mới miêu tả được chân thực và cảm động như thế
-Tình yêu thươn gtha thiết của em dồn vào những cử chỉ cuống quýt vội vàng:
+ Ôm chầm lấy cổ ba. Nó hôn ba nó khắp cùng. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vài
và hon cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa…” -> Những cử chỉ vội
vàng cuống quýt diễn tả niềm yêu thương mãnh liệt xen lẫn niềm ân hận, xót xa
hối tiếc.
-> Dường như em đang gấp
gáp bù đắp yêu thương cho ba, bù đắp lại những thiếu hụt của ngày qua. Những
ngày phép ngắn ngủi của ba em đã làm cho ba em đau khổ,tuyệt vọng.
+ Vẫn ôm chặt lấy ba. Rồi em hét lên, hai tay siết chặt lấy cổ, nó dang cả hai
chân câu chặt lấy cổ ba nó, và đối vai nhỏ vé của nó run run…”-> Tình yêu
thương thiết tha mãnh liệt tiếp tục dồn vào những khoảnh khắc cuối cùng của
cuộc chia tay.
->Cách bày tỏ tình cảm của
trẻ thơ được nhà văn miêu tả thật tinh tế chân thực làm người chứng kiến “ không
cầm được nước mắt”, và bác Ba nghẹn ngào thốt lên “ tôi bỗng thây khó thở như
ai nắm lấy trái tim tôi.” Tình phụ tử trong hoàn cảnh chiến tranh thật thiêng liêng,
cảm động.
+ Tình yêu thương của con trẻ dành cho ba còn dồn hết cả lời dặn trong tiếng nấc
“Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba”. Lời dặn này của con người cha đã
mang đi khắp mọi nẻo đường đánh giặc với bao yêu thương da diết quặn lòng
không một phút nao nguôi ngoai.
KQ: Tình yêu thương ba của bé Thu thật mãnh liệt, sâu sắc và cảm động. Đó là thứ
tình cảm thiêng liêng, cao quý vô ngần không có một thế lực nào có thể chia cắt.
Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, tình cảm đó lại càng nồng nàn, mãnh liệt,
thiết tha hơn bất cứ tình cảm nào.
Luận cứ 2; Tình yêu thương của người cha dành cho con trong giây phút chia
tay làm ta rưng rưng xúc động:
A. Sau khi băt tay mọi người, khoác ba lô trên vai, anh
muốn ôm con vào lòng nhưng lại nhìn con bằng đôi mắt
buồn rầu-> Nỗi buồn trĩu nặng của người cha ẩn sâu
trong đôi mắt ấy.
B. Bất ngờ nghe bé Thu cất tiếng gọi “ba”: ông Sáu bế con
vào lòng ôm chặt, xúc động mạnh ông một tay ôm con,
một tay rút khăn mùi xoa lau nước mắt, rồi hôn lên mái
tóc con..”-> Niềm hạnh phúc tột đỉnh khi được đón nhận
tiếng gọi ba tha thiết, nghẹn ngào của đứa con bé bỏng.
-> Niềm hạnh phúc ấy đến quá đột ngột bất ngờ. Ông Sáu chẳng thể
ngờ rằng tận giây phút cuối cùng tiếng ba thiêng liêng đó lại vang lên, không thể
ngờ rằng mình thực sự có được niềm hạnh phúc làm cha vào giây phút ấy.
-> Những cử chỉ của người cha ôm chặt con vào lòng, lau nước mắt
diễn tả niềm hạnh phúc vô bờ, niềm yêu thương mãnh liệt thiết tha của người cha
trong phút giây chia tay. Ông Sáu nghe rất rõ lời dặn trong nước mắt của con “ Ba
về ba mua cho con một cây lược nghe ba”. Lời dặn đơn sơ của con trẻ đã theo
ông suốt mọi nẻo đường đánh giặc, là động lực mạnh mẽ để ông làm cho con một
cây lược thật đặc biệt trên đời.
2. Bằng tình huống truyện đặc sắc, tài năng tạo dựng được những khoảnh khắc
đáng nhớ kết hợp với ngòi bút miêu tả tâm lý tinh tế, đặc sắc Nguyễn Quang
Sáng đã làm ta xúc động trước tình yêu thương con sâu sắc, mãnh liệt của
người lính. Trong cuộ c chiến đầy đau thương này, tình cảm gia đình thiêng
liêng hơn bất cứ tình cảm nào. Nó trở thành sức mạnh tinh thần to lớn để dân
tộc ta làm nên bao điều kỳ diệu…
3. Thấm thía nỗi đau của con người trong cuộc chiến tàn khốc và dữ dội:
- Nỗi đau con trẻ yêu ba tôn thờ ba và ngưỡng mộ người lính Cách
mạng nhưng đã cự tuyệt đến cùng, kiên quyết không nhận để rôi võ
òa trong phút chia tay nghiệt ngã.
- Nỗi đau của người lính chỉ đên khoảnh khắc ra đi, không còn có cơ
hội để yêu thương, vỗ về; để bù đắp cho con mới thực sự được làm
cha, con mới kịp nhận ra mình. Ân sâu trong niềm hạnh phúc là nỗi
đau. Nỗi đau chiến tranh hiện hữu qua tiếng gọi “ ba” đau đớn, xé
lòng của trẻ thơ trong nước mắt.
- Chiến tranh nghiệt ngã khiến cho tiếng gọi “ ba” của con trẻ chỉ
vang lên duy nhất một lần trong đời và khoảnh khắc chia tay. Chiến
tranh đã chia cắt tình phụ tử, đẩy con người vào những hoàn cảnh éo
le, làm cho con người phải đau khổ.
- Chiến tranh làm cho người lớn không phải chịu nỗi đau về thể xac
mà còn phải gánh chiu nỗi đau về tinh thân.
- Trong cuộc chiến tàn khốc đó, đến cả con trẻ cũng phải gánh chịu
nỗi đau. Nếu như không có chiến tranh thì tiếng gọi “ba” đơn sơ, tha
thiêt ấy đâu phải là lần cuối cùng em được gọi.
=> Chiến tranh thật khủng khiếp. Những ai đã từng đi qua cuộc chiến đều thấm thía.
Chiến tranh đã lùi xa gần bốn mươi năm nhưng nỗi đau đó đâu đây vẫn còn hiện hữu.

3. Đằng sau đó là vẻ đẹp của người lính cách mạng trong kháng chiến chống
Mỹ: Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ vẫn biết gác tình riêng vì sự nghiệp chung
của dân tộc…

* Đánh giá: chung

HÌNH TƯỢNG CHIẾC LƯỢC NGÀ


Y1: Vai trò vị trí
E. Chiếc lược ngà là hình tượng xuyên suốt tác phẩm-
F. xuất hiện ở nhan đề khép lại ở cuối tác phẩm: với một hành trình đầy bất
ngờ cảm động.
Y2: Tái hiện:
G. Là một cây lược làm bằng ngà voi dài hơn một tấc, bề ngang độ ba phân
rưỡi, chỉ óc một hàng răng thưa.
H. Trên sống lược có ghi hàng chữ nhỏ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
 Một cây lược đơn sơ đã trở thành kỷ vật thiêng liêng vô giá gắn kết ba con người,
kết nối hai cuộc gặp gỡ bất ngờ cảm động, làm nên bài ca tình người bất diệt trong
chiến tranh, chứa đựng bao ý nghĩa sâu sắc.
Y3: Y nghĩa:
1. Chiếc lược ngà là biểu tượng của tình cha con thiêng liêng, bất diệt, khẳng
định chiến tranh có thể cướp đi tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm
gia đình thiêng liêng.
I. Lời dặn trong nước mắt của con ngày chia tay đã trở thành tâm nguyện
của người cha đi vào chiến trường.
J. Chiếc lược ngà trơ thành sợi dây kết nối tình cha con trong hoàn cảnh xa
cách, éo le của chiến tranh:
+ Ông Sáu mang lời dặn của con khắp mọi nẻo đường đánh
giặc cùng nỗi nhớ thương con vô hạn và ân hận, day dứt vì đã lỡ tay đánh con.
+ Hành trình tìm ngà voi thật gian khó đã gỡ rối cho lòng ông.
Ông vào tận rừng sâu tìm được một khúc ngà quý hiếm để làm lược cho con trong
niềm vui khôn tả, niềm hạnh phúc tột cùng.
+ Công việc làm lược thật tỉ mỉ, công phu nhưng lại là niềm
vui vô hạn của người cha. Bàn tay thô ráp của người nông dân, bàn tay sạm đen
khói súng của người lính dã trở thành bàn tay khéo léo người thợ bac. Người nghệ
nhân ấy đã cưa từng chiếc răng lược với bao yêu thương mong nhớ dồn nén. Việc
làm công phu ấy đã phần nào làm vợi đi bao day dứt, khổ tâm trong lòng.
+ Đêm đêm, ông Sáu đưa chiếc lược ngà ra ngắm nghía rôi
mài lên tóc cho bóng. Chiếc lược ấy đã đồng hành cùng ông qua mọi gian khó
hiểm nguy ở chiến trường trở thành niềm hy vọng về ngày mai độc lập, gia đình
đoàn tụ, ông sẽ được gặp lại con trao cho con trong niềm vui khôn xiết.
->Nó trở thành sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ trong cuộc đấu tranh giành
độc lập.
- Chiếc lược ngà trở thành kỷ vật thiêng liêng, nối dài thêm tình phụ tử thiêng
liêng, bất diệt:
+ Ông Sáu ra đi khi tâm nguyện chưa thành. Phút cuối của cuộc đời khi
không còn đủ sức trăng trối điều gì trái tim người lính ấy vẫn hướng trọn về con,
vẫn đập những nhịp đập gấp gáp cuối cùng cho con. Ông đưa tay vào túi, móc cây
lược, đưa cho bác Ba và nhìn bác hồi lâu. Sau khi nghe lời hứa của bạn ông mới
nhắm mắt đi xuôi.
 Ông Sáu đã ra đi nhưng chiếc lược ngà ở lại để đi trọn hành trình yêu thương.
Kỷ vật thiêng liêng ấy đã nối dài thêm tình phụ tử. Bác Ba nhận lời hứa, nhận
trách nhiệm làm cha, Kỷ vật thiêng liêng ấy đã nối dài thêm tình phụ tử. Chiến
tranh dù có tàn khốc dữ dội đến đâu cũng không thể hủy diệt những tình cảm
thiêng liêng cao quý của con người. Ngược lại trong bom đạn chiến tranh tình
cảm đó càng mãnh liệt, thiết tha hơn bất cứ tình cảm nào.
2. Chiếc lược ngà làm thắm thiết, sâu sắc hơn tình đồng chí, đồng đội trong bom
đạn chiến tranh.
K. Người động đội của ông Sáu chứng kiến câu chuyện cảm động về tình cha
con, chia sẻ cùng ông niềm vui làm chiếc lược ở chiến trường.
L. Nhận lời trăng trối thiêng liêng của người đồng đội trao gửi.
M. Chiếc lược ngà trở thành vật thiêng bác Ba luôn mang theo bên mình với
niềm mong ước gặp lại bé Thu để hoàn thành sứ mệnh với người đồng đội
thân yêu đã khuất.
3. Chiếc lược ngà còn được xem như là một minh chứng nói lên những mất mát,
đau thương của con người trong cuộc chiến, cất tiếng nói tố cao chiến tranh:
N. Chiếc lược ngà xuất hiện trong khoảnh khắc chia tay ngập tràn nước mắt,
trong giây phút cha con vừa kịp nhận ra nhau thì ông Sáu lên đường.
O. Người cha khổ công làm chiếc lược ngà để gỡ rối cho lòng mình, thay cho
lời chuộc lỗi với con vì đã vô lỡ tay đánh con, nhưng chưa có dịp trở về
trao cho con gái thì ông đã hy sinh ở chiến trường miền Đông Nam Bộ.
P. => Nỗi đau thương mất mát không sao kể xiết. Biết bao cảnh ngộ éo le,
biết bao điều… có thể xảy ra trong cuộc chiến…đều gợi lên qua hình
tượng chiếc lược ngà đơn sơ, bình dị.
4. Về nghệ thuật: Chiếc lược ngà có vai trò quan trọng trong bố cục, kết cấu tác
phẩm. Nó xuyên suốt mọi tình huống, gắn kết mọi tình tiết, sự việc trong câu
chuyện, là đầu mối gợi nhớ câu chuyện về tình cha con.
 Chiếc lược ngà khái quát chủ đề tác phẩm vì vậy được tác giả đặt tên cho nhan đề
tác phẩm.
NHÂN VẬT BÁC BA
Y1: Khái quát nhân vật: Là người kể chuyện, xuất hiện trong thời gian hiện tại,
lúc đơn vị đóng quân ở miền Đông Nam Bộ.
Q. Là người chứng kiến và kể lại câu chuyện về tình cha con cảm động của
người đồng đội mình trong quá khứ.
R. Tuy là nhân vật phụ nhưng bác Ba có vai trò quan trọng trong tác phẩm:
+ Góp phần bộc lộ chủ để tư tưởng tác phẩm
+ Là nhân vật để Nguyễn Quang Sáng gửi gắm tình cha con.
+ Là nhân vật giúp người đọc thấm thía hơn nỗi đau của con người trong
cuộc chiến, thấm thía hơn tình cha con sâu sắc cảm động trong chiến tranh.
Y2: Phân tích nhân vật bác Ba.
LDD1: Đó là một người lính suốt đời thầm lặng hy sinh cho Tổ Quốc:
S. Ra đi từ lúc quê nhà bị chiếm đóng năm 1946, tham gia hai cuôc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ.
T. 1954: Hòa bình lập lại, bác Ba không tập kết ra Bắc mà ở lại Nam Bộ tieps
tục cuộc chiến đâu thầm lặng không mệt mỏi.
U. Những ngày ở rừng bị giặc vây bắt không có gạo ăn, chỉ toàn ăn bắp. Gian
khổ, thiếu thốn nhưng không sờn lòng, nản chí.
V. Những năm tháng tuổi trẻ của bác Ba là những năm tháng vào sinh ra tử ở
chiên trường, đối mặt với bao khó khăn, thử thách…
Lđ2: Bác Ba là người bạn, người đồng chí có tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu
thương, thấm thía sâu sắc những mất mát đau thương mà chiến tranh gây ra
cho con người.
W. Bác Ba hiểu được nỗi khát khao trong lòng người cha yêu con:
+ Hiểu được nỗi lòng ông Sáu khi được về thăm nhà
+ Chứng kiến cảnh ông Sáu bị con từ chối bác Ba quặn lòng xót xa thương cả
hai cha con.
+ O nhà ba ngày phép cùng ông Sáu: bác Ba cảm thông, và chia sẻ với nỗi
niềm của người đồng đội mình, xót xa trước tình cảnh người cha bị con chối
từ:
- Hiểu được niềm mong ước của người đồng đội “Anh mong
được nghe một tiếng “ ba” của con bé…
- Lặng lẽ quan sát chờ đợi bé Thu đón nhận cha mình
- Bác Ba sống trong tâm trạng buồn bất lực, thương bạn mà chẳng
biết làm gì để gỡ rối cho hai cha con.
+ Phút chia tay:
- Nghe bé Thu cất lên tiếng “ba” nức nở, nghẹn ngào bác Ba đau
đớn, xúc động “ Tiếng kêu như tiếng xé, xé cả sự im lặng, xé cả ruột gan mọi
người nghe thật xót xa”
- Chứng kiến cảnh bé Thu siết chặt lấy cổ ba nó, dang hai chân
câu chặt lấy ba nó, tiếng nó hét lên bác Ba xúc động nghẹn ngào, thấy khó thở
như có bàn tay ai bóp nghẹt trái tim mình.
-> Tấm lòng của người đồng đội làm ta thật xúc động.
- Chia sẻ với đồng đội nỗi lòng thương nhớ con cũng như nỗi day dứt ân hận vì lỡ
tay đánh con:
- Rất vui trước niềm vui của đồng đội tìm được khúc ngà voi quý
hiếm để làm lược cho con.
- Quan sát ông Sáu cưa từng chiếc răng lược, hiểu được nỗi niềm
của người cha gửi gắm vào công việc ấy.
- Chứng kiến phút giây hy sinh của đồng đội, hiểu được điều hệ trọng thiêng
liêng mà người đồng đội mình trao gửi trước lúc ra đi.
- Thực hiện tâm nguyện của đồng đội, gặp bé Thu trao cho em chiếc lược ngà kỷ
vật thiêng liêng của người cha đã khuất làm nên điều kỳ diệu nối dài thêm tình
phụ tử thiêng liêng bất diệt. Chiêc lược ngà đã đi trọn hành trình yêu thương.

You might also like