You are on page 1of 5

Nhân vật ông Sáu

I. Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Sáu.


- Ông Sáu trong tác phẩm là người cán bộ cách mạng giàu ý thức trách nhiệm với quê
hương đất nước, đồng thời cũng là một người cha yêu thương con vô hạn. Ông xa nhà đi
kháng chiến suốt 8 năm trời đắng đẵng. Lúc đi, bé Thu con gái đầu lòng và cũng là đứa
con duy nhất của ông, chưa đầy một tuổi. Trong suốt thời gian ấy ông không hề được gặp
con, chỉ nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.
- Mỗi khi vợ vào thăm, ông đều giục mang con theo nhưng vì cái cảnh chiến trường ác liết
nên ông đành nén nỗi nhớ thương con trong lòng.
 Bởi vậy dịp nghỉ phép về thăm nhà lần này sẽ là cơ hội để ông được thỏa lòng mong
ước bấy lâu nay.
II. Diễn biến tâm trạng của ông Sáu.
1. Trong giây phút đầu gặp con sau 8 năm trời xa cách.
- Trên đường về nhà sau 8 năm trời xa cách, “cái tình người cha cứa nôn nao trong ông”.
Cảm xúc ấy choáng ngợp tâm trí khiến ông quên cả người bạn đi cùng.
- Xuồng chưa cập bến, nhìn thấy một bé gái đang chời dưới bóng cây xoài tước nhà, linh
cảm của người cha yêu thương con nhắc ông đó chính là con mình. Ông đã có một loạt
hành động:
+ Xô chiếc xuồng tạt ra, nhùn chân nhảy thót lên bờ.
+ Bước những bước dài vội vã, miệng gọi tên con.
 Một chuỗi hành động diễn ra vội vàng, gấp gáp chứng tỏ ong đang khao khát được gặp
con, được ôm con vào lòng. Niềm kha khát ấy khiến ông không thể nấn ná thêm một
dây phút nào nữa.
- Đáp lại nỗi khao khát , mong chờ của ông là thái độ ngơ ngác của con bé, nhưng ông vẫn
bước về phía con giọng lập bập, run run: “Ba đây con”. Nỗi xúc động của một người cha
được gặp con sau 8 năm biền biệt xa cách khiến vết sẹo bên má ông đỏ ửng lên, giần giật
trông thật dáng sợ.
- Tưởng rằng con bé sẽ chạy tới, nhào vào lông ông, nhưng khong ngờ con bé bỗng kêu
thét lên, gọi má và bỏ chạy trong nỗi sợ hãi. Hành động của con bé khiến ông Sáu đau đớn
đến sững sờ. gương mặt ông “sầm lại” và “hai tay buông xuống như bị gãy”. Trước đó,
ông hồ hởi háo hức bao nhiêu thì giờ đây ông lại ngạc nhiên đâu dớn bấy nhiêu. Nỗi đâu
tưởng như rụng rời cả cơ thể.
 Nhà văn đã miêu tar rất tinh tế tâm trạng của một người lính dạn dày trận mạc đồng
thời cũng là tâm trạng của một người cha yêu thương con nhưng chưa được con đón
nhận trong những giây phút đầu gặp gỡ sau 8 năm trời xa cách.
2. Trong ba ngày ông Sáu nghỉ phép.
- Thời gian ba ngày nghỉ phép quả là ngắn ngủi với những người lính như ông. Và trong
thời gian ấy, ông đã dồn tất cả tình cảm cho con.
+ Suốt ngày ông chẳn đi đâu xa.
+ Lúc nào cũng vỗ về con và mong được nghe một tiếng gọi “ba” từ con bé.
 Với những người cha khác, việc được nghe 1 tiếng gọi “ba” là điều rất đỗi bình
thường. nhưng với ông Sáu lúc này, nghe được tiếng gọi ấy lại trở thành niềm khoa
khát vô cùng da diết cháy bỏng, bởi ông chỉ có ba ngày ngắn ngủi ở bên con. Một giờ
trôi qua là một giờ ông càng thêm nôn nóng. Một ngày trôi qua là một ngày mong ước
của ông càng trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết.
- Nhưng thật trớ trêu, ông càng vỗ về thì con bé càng đẩy ra, ông càng mong được nghe
tiếng gọi “ba” thì con bé càng nói trống không những câu như “vô ăn cơm”, “cơm chín
rồi”. thậm chí khi bị đẩy vào thế bí phải chắt nồi nước cơm đang sôi trên bếp, nó vẫn
không chịu gọi ông 1 tiếng “ba”.
- Điều này khiến ông khổ tâm hết sức. ông chỉ biết “nhìn con bé vừa khe khẽ lắc đầu vừa
cười”.
 Ông cười mà như nuốt nước mắt vào trong lòng để kìm nén bao nỗi khổ tâm của một
người cha yêu thương con nhưng chưa được con đón nhận.
- Trong bữa cơm, ông Sáu gắp cho con một miếng trứng cá to, vàng.
 Điều này chứng tỏ ông đang rát kiên nhẫn thể hiện tình yêu thương con để mong bé
Thu hiểu ra mà đáp lại, dù chỉ là một tiếng gọi “ba” thôi.
- Thế nhưng hành động của bé Thu khi hất cái trứng cá ra khỏi bát đã làm ông không kìm
nén được mà trót đánh con.
 Đánh con không phải vì ông ghét con mà chẳng qua là ông quá tức giận. ông đánh con
mà ruột gan ông như bị ai xát mưới , đau đớn, xót xa vô cùng. Có ai ngờ ngày trở về
sau 8 năm trời xa cách lại là kết cục bi đát đến thế. Kết cục ấy quả là một vết thương
lòng không biết bao giờ mới có thể nguôi ngoai trong ông.
3. Trong giây phút chia tay lên đường.
- Đây là cuộc chia tay đầy lưu luyến, chia tay mà không hẹn ngày trở về bởi chiến trường
vẫn còn vô cùng ác liệt, hy sinh và mất mát là điều không thể đoán định được.
- Hiểu được điều ấy, nên sau khi chào mọi người, ông Sáu chỉ dám đưa mắt nhìn con trìu
mến lẫn buồn rầu.
 Đây là ánh mắt chứa đựng biết baoo yêu thương xen lẫn đau khổ của một người cha,
một người lính trước giờ rã biệt.
- Ông khe khẽ nói: “thôi ba đi nghe con”. Ông chỉ dám nói khẽ vì:
+ Ông đang cố kìm nén nỗi úc động
+ Ông cũng rất sợ con bé sẽ bỏ chạy thì vết thương trong lòng ông càng thêm nhức
nhối xót xa
- Thật bất ngờ, chính lúc ông buồn khổ nhất, thất vọng nhất thì cũng là lúc ông cảm thấy
hạnh phúc nhất khi được khi được chứng kiến một loạt những cử chỉ của bé Thu. Ông
không chỉ được nghe tiến gọi “ba” mà còn được ôm con trong tay, và được thỏa nỗi khao
khát mong chờ trong suốt 8 năm trời đằng đẵng.
- Nỗi xúc đọng khiến người lính chinh chiến dạn dày như ông cũng phải mềm lòng. “Ông
rút khăn lau nước mắt”.
 Đây là giọt nước mắt chứa đựng bao ý nghĩa:
+ Trước hết nó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha đã thỏa
nguyện nỗi mong chờ. Giữa lúc tưởng như tuyệt vọng nhất thì niềm hạnh phúc của
người cha trong ông đã được hồi sinh trở lại.
+ Đây cũng là giọt nước mắt ẩn chứa tâm trạng tiếc nuối, xót xa. Hạnh phúc đến với
ông thật lớn lao và bất ngờ, nhưng sao cũng thật trớ trêu đến vậy, bởi chỉ giây lát
nữa thôi ông đã phải chia tay, lên đường, không hẹn được ngày về. Thế mới hiểu tại
sao trong ba ngày qua ông đau khổ đến mức không khóc được mà chỉ cười thì giờ
đây ông lại khóc một cách dễ dàng đến vậy.
 Ai có thể ngờ được mọt người lính đã dày dạn nơi chiến trường và quen với cái chết
cận kề lại là người vô cùng mềm yếu trong tình cảm cha con.
- Ông có thể ở lại thêm vài ngày nữa với con nhưng vì nhiệm vụ ông vẫn tiếp tục lên đường
mang theo nỗi nhớ con da diết.
 Đó chính là nét đẹp của người lính bộ đội cụ Hồ. Họ rất giàu tình cảm yêu thương
nhưng cũng rất kiên định vượt lên hoàn cảnh cá nhân để làm tròn nhiệm vụ với đất
nước.
4. Ông Sáu ở khu căn cứ.
- Những ngày tháng ở khu căn cứ là những ngày tháng vô cùng gian khổ và ác liệt. Nhưng
tất cả những điều ấy vẫn không làm ông Sáu nguôi ngoai nỗi nhớ con. Nhớ con, ông lại ân
hận day dứt vì đã trót đánh con. Nỗi ân hận ấy biến thành nỗi khổ tâm trong ông và cứ dày
vò ông mãi.
- Một lần sau trận mưa rừng, ông hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà khoe với bác Ba. Nỗi
vui mừng khiến cho gương mặt ông trở lại “hớn hở như một đứa trẻ được quà”.
 Điều này chứng tỏ ông luôn dinh ninh lời dặn dò của con gái và nung nấu ý định làm
lược tặng con. Cây lược ấy lại được tạo nên từ một chất liệu quý hiếm sẽ thay ông nói
những lời yêu thương mãi mãi vững bền theo thời gian cùng cô con gái yêu.
- Ông làm lược với tất cả sự công phu, tỉ mỉ: “cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ”. Mỗi
ngày ông chỉ “sửa được một ài chiếc răng lược”, thận trọng và cố công như một người
thợ bạc.
 Lòng yêu con đã biến một người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng
tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời. khi ấy bàn tay trai sạn của ông như có thần, trái
tim của ông như có lửa – ngọn lửa tình yêu thương con tha thiết mãnh liệt
- Khi cây lược hoàn thành, ông còn tẩn mẩn khắc lên sống lưng lược hàng chữ “Yêu nhớ
tặng Thu con của ba”. Những lúc rỗi rãi, ông lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc
cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. có cây lược ông càng khao khát được gặp con.
 Như vậy, cây lược:
+ Đã xoa dịu đi bao nỗi ân hận vì đã trót đánh con và đốt cháy thêm ước muốn
được trở về gặp con
+ Như nhịp cầu nối liền tình cảm cha con ruột thịt, nối liền tiền tuyến với hậu
phương trong những năm dài xa cách.
+ Là hiện thân của đứa con gái bé bỏng mà ông hằng yêu quý.
- Thật trớ trêu, chiếc lược ngà luôn được người cha nâng niu, trân trọng ấy, chính ông lại
không thể trao tận tay cho con gái. Chiến tranh là thế, còn mất mong manh. Người cha ấy
đã hi sinh trong một trận đánh lớn của giặc. nhưng “hình như chỉ có tình cha con là không
thể chết được”.
+ Không còn đủ sức trăng trổi điều gì, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm
được một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu thân
thiết và cứ nhìn bạn hồi lâu.
+ Nó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng là thiêng liêng hơn cả một lời di chúc,
bởi đó là sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân, ước nguyện của
tình phụ tử!
 Kẻ thù chỉ có thể cướp đi mạng sống của ông chứ không thể dập tắt được ngọn lửa yêu
thương con lúc nào cũng rực cháy trong ông. Ngọn lửa ấy sẽ vẫn cháy mãi và tiếp nối
trong tình yêu thương của người đồng chí.

Nhân vật bé Thu


I. Giới thiệu khái quát về nhân vật bé Thu.
- Là cô bé sớm phải chịu thiệt thòi. Ngay từ khi chưa đầy một tuổi em đã phải xa cha. Trong
suốt 8 năm trời xa cách, em hưa một lần được gặp cha mà chỉ nhìn qua tấm hình chụp
chung với má.
- Tuy vậy lúc nào gương mặt, hình ảnh ấy cũng in sâu trong tâm trí em không thể phai.
II. Diễn biến tâm trạng bé Thu.
1. Trong giây phút đầu gặp cha sau 8 năm trời xa cách.
- hương cha là thế, yêu cha là vậy nhưng khi dược gặp cha em lại không nhận ra ông Sáu
chính là cha đẻ của mình.
- Nghe tiếng gọi tên mình từ một người đàn ông lạ mặt em chỉ biết:
+ Giật mình, tròn mắt nhìn ngơ ngác lạ lùng.
+ Khi ông Sáu đến gần, lặp đi lặp lại câu nói: “Ba đây con” thì bé Thu “vụt bỏ chạy”,
miệng kêu thét lên gọi má.
 Thái độ của bé Thu lúc này là hoàn toàn hợp lí (từ chỗ ngạc nhiên, giờ đây em thực sự sợ
hãi) bởi em chưa hề được ai báo trước về cuộc gặp gỡ này. Hơn nữa, vết sẹo dài bên má
người đàn ông lạ mặt đỏ ửng lên giật giật khiến em càng sợ hãi hơn.
2. Trong ba ngày ông Sáu nghỉ phép.
Trong ba ngày nghỉ phép của ông Sáu, con bé vẫn giữ thái độ lạnh lùng xa cách:
+ Ông Sáu càng vỗ về thì con bé càng đẩy ra.
+ Ông mong được nghe tiếng gọi ba thì con bé chỉ toàn nói trống không những câu: “Vô ăn
cơm”, “Cơm chín rồi”
+ Thậm chí khi phải chắt nồi nước cơm đang sôi trên bếp, nó vẫn kiên quyết không chịu gọi
một tiếng “ba” mà nghĩ ra một kế lấy cái vá múc từng vá nước ra, miệng lẩm bẩm điều gì
không rõ.
 Thu quả là một cô bé đáo để, bướng bỉnh và có phần nhanh trí. Càng bướng càng chứng tỏ
tiếng gọi “ba” với bé Thu không hề đơn giản chút nào. Tiếng gọi đấy đâu chỉ là lời xưng
hô mà nó còn chứa đựng biết bao tình cảm thiêng liêng ruột thịt. do đó, em chỉ dành tiếng
gọi ấy cho người mà em tin chắc đó là cha đẻ của mình.
- Đỉnh điểm của sự phản ứng gay gắt ở bé Thu, đó chính là hành động hất cái trứng cá ra
khỏi bát khi ông Sáu gắp cho nó.
 Điều này chứng tỏ bé Thu kiên quyết từ chối mọi sự chăm sóc của ông Sáu. Với em,
không ai có thể thay thế được vị trí của người cha trong trái tim mình cho dù họ có chăm
sóc quan tâm em đến đâu đi chăng nữa.
- Khi bị ông Sáu đánh, bé Thu không khoc trước mặt ông mà gắp cái trứng cá bỏ vào bát
sau đó ra bén lấy xuồng, cố ý khua dây lòi tói kêu rổn rảng, và bơi xuồng sang nhà ngoại
khóc ở bên đó.
 Tác giả quả là người có con mắt quan sát tinh tế và am hiểu tâm tí trẻ thơ khi miêu tả
chính xác hành động của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ nhưng vẫn rất đỗi hồn nhiên
ngây thơ. Ẩn sau cái cứng đầu cứng cổ của Thu lại là một niềm kiêu hãnh rất đỗi trẻ thơ
khi em kiên quyết rất đỗi trẻ thơ khi em kiên quyết bảo vệ bằng được vị trí của người cha
trong trái tim mình.
- Buổi tối ngủ bên nhà bà ngoại, mọi vấn đề đã được hóa giải. Thu không nhận ông Sáu là
ba chỉ vì vết sẹo trên gương mặt làm ông khác hẳn với tấm hình mà Thu vẫn từng gìn giữ
khắc ghi trong lòng.
- Và khi được bà ngoại giải thích thì hình ảnh người ba thân yêu trong tấm ảnh ấy mới hòa
vào người đàn ông có vết sẹo dài trên má. Thu đã nhận ra ông Sáu là cha đẻ của mình. Kể
từ đó em chỉ biết “nằm im, lăn lộn, thỉnh thoảng thở dài như người lớn”.
 Chắc hẳn, cô bé đang rất ân hận, day dứt vì đã có những hành động không phải với ba
khiến cho ba phải buồn khổ. Đằng sau nỗi ân hận đó còn là một tình cảm yêu thương ba
không thể nói thành lời.
3. Trong giờ phút chia tay lên đường.
Khi biết ngày mai ba lên đường, con bé cũng theo mọi người về bên nhà. Lần này ở nó có
một sự thay đổi lớn lao:
+ Lúc nó đứng góc nhà, lúc lại tựa cửa với vẻ mặt buồn rầu
+ Khi bắt gặp ánh mắt ông Sáu, đôi mắt mênh mông của nó bỗng xôn xao
 Đây là cái xôn xao của anh mắt hay cũng chính là cái xôn xao của dòng cảm xúc yêu
thương đang trỗi dậy chỉ chờ có dịp là tỏa mạnh mẽ.
- Quả thật, khi nghe ông Sáu khẽ nói, con bé bỗng thét lên một tiếng “ba…a…a…ba”
 Đây là tiếng gọi có ý nghĩa vô cùng sâu sắc:
+ Đó là tiếng “ba” nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡ tung từ đáy lòng nó.
Tiếng gọi thân thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu
là nỗi khát khao của tám năm trời xa cách thương nhớ. Đó là tiếng gọi của trái tim,
của tình yêu trong lòng đứa bé tám năm mong chờ giây phút gặp ba.
+ Trong tiếng gọi ấy còn chứa đựng cả nỗi niềm ân hận vì đã trót làm ba phiền lòng.
+ Và hơn tất cả là sự nuối tiếc bởi khi cất lên tiếng gọi ấy thì cũng là lúc em phải chia
tay ba, chưa biết bao giờ mới gặp lại. Vì thế tiếng gọi ấy vang lên như một tiếng xé “xé
ruột gan mọi người nghe thật xót xa”.
- Cùng với đó là hành động chạy xô tới nhanh như một con sóc dang hai tay ôm chặt lấy cổ
ba. Làn tóc tơ sau ót dựng đứng lên. Nó khóc, nó hôn ba, hôn cả vết sẹo dài bên má của
ba.

You might also like