You are on page 1of 4

Kiến thức cơ bản các văn bản 9

Chiếc lược ngà


(Nguyễn Quang Sáng)

I. Kiến thức cơ bản:


1. Tác giả:
- Nguyễn Quang Sáng (1932 -2014), quê ở An Giang.
- Ông là nhà văn quân đội, trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim...Ông chuyên viết về
cuộc sống và con người Nam Bộ.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ, trong thời kì kháng chiến
chống Mĩ đang diễn ra ác liệt
- Ngôi kể: ngôi thứ nhât - theo lời của ông Ba - người bạn ông Sáu
=> Tác dụng: + Giúp câu chuyện thêm chân thực, đáng tin cậy
+ Người kể chủ động điều khiển nhịp kể, chủ động xen vào ý kiến bình luận, suy nghĩ.
+ Góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: Tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo
le của chiến tranh.
- Chủ đề: Ca ngợi tình cha con sâu nặng, thiêng liêng.
- Nhan đề “Chiếc lược ngà”:
+ Chiếc lược ngà là kỷ vật cuối cùng ông Sáu giành cho con.
+ Là minh chứng cho tình cảm giữa hai cha con ông Sáu -> là biểu tượng thiêng liêng, bất
diệt của tình cha con.
- Tình huống truyện – ý nghĩa
+ TH1 : Sau tám năm xa cách, ông Sáu về thăm nhà nhưng bé Thu không nhận ông là ba.
Đến lúc em nhận ba và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải trở lại chiến trường.
Tình huống này đã bộc lộ tình cha con sâu nặng, đặc biệt là tình yêu thương ba mãnh liệt
của bé Thu.
+ TH2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình yêu thg và mong nhớ con vào việc làm một
chiếc lược bằng ngà để tặng con. Nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho
con. Tình huống này bộc lộ sâu sắc tình cảm của ông Sáu đối với con.
- Ý nghĩa chi tiết “vết thẹo”:
+ Chi tiết vết thẹo xuất hiện 3 lần trong tác phẩm (ở bến xuồng, trong lời kể của ngoại,
trong phút chia tay)
+ Là chi tiết thắt nút, mở nút cho câu chuyện.
# Thắt nút: vì vết thẹo mà bé Thu không nhận ông Sáu là ba. Tố cáo sự khốc liệt của
chiến tranh, ông Sáu mang cả nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần.
# Mở nút: khi được ngoại giải thích, bé Thu nhận ra ba, nó hôn lên vết thẹo như xao dịu
nỗi đau của ba và cũng bày tỏ tình yêu thương với ba.
+ Chi tiết đã góp phần thể hiện tính cách và tình cảm của bé Thu, một cô bé có cá tính
mạnh mẽ và có tình yêu thương ba sâu nặng.

Nguyễn Thị Duyên 1 Trường THCS Đại Áng


Kiến thức cơ bản các văn bản 9
+ Chi tiết đó góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình cha con sâu nặng trong hoàn
cảnh éo le của chiến tranh.
- Tóm tắt:
Anh Sáu đi kháng chiến từ lúc đứa con gái chưa đầy một tuổi. Vì hoàn cảnh công tác, 8
năm sau anh mới có dịp về thăm nhà. Anh càng muốn gần con thì bé Thu càng lạnh lùng
xa cách, không chịu nhận anh là ba. Vì thấy anh khác xa với tấm ảnh chụp chung với má
trước đây. Nhờ ngoại giải thích về vết sẹo bé Thu mới chịu nhận ba vào đúng thời điểm
anh Sáu phải lên đường. Ở chiến khu, anh dồn hết tình cảm làm cho con chiếc lược bằng
ngà. Nhưng anh Sáu đã hi sinh trong một trận giặc càn. Trước lúc nhắm mắt, anh chỉ kịp
trao chiếc lược ngà cho bác Ba. Lúc nhận được chiếc lược thì bé Thu đã trở thành một cô
giao liên dũng cảm.

II. Phân tích


1. Bé Thu - tình cảm của một người con
* Khi gặp ông Sáu ở bến xuồng:
- Nghe gọi tên, bé Thu “giật mình, tròn mắt nhìn”, “Nó ngơ ngác, lạ lùng”
- Khi ông Sáu tiến lại gần, dang tay và nói «Ba đây con!», bé Thu “Mặt nó bỗng tái đi…
vụt chạy… kêu thét lên: Má! Má!”
- Về nghệ thuật, tác giả miêu tả tâm lí nhân vật trẻ em rất tinh tế, phù hợp. Bé Thu không
chấp nhận một người lạ với khuôn mặt đáng sợ nhận là ba mình nên sợ hãi, tái mặt, gọi má
rồi vụt chạy. Đó là phản ứng mạnh mẽ khiến người đọc xúc động, cảm thương cho ông Sáu
và tò mò về bé Thu.
* Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép:
- Sự xuất hiện của ông Sáu khiến bé Thu ngờ vực, ông Sáu càng gần gũi, vồ vập nó thì nó
càng tỏ ra lạnh nhạt xa lánh.
- Ông Sáu vỗ về con, mong con gọi ba nhưng con bé chẳng chịu gọi.
- Khi phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, nhờ chắt nước cơm thì nó đều nói trổng, gọi ông Sáu là
“người ta’.
- Lúc ăn cơm, ông Sáu gắp cái trứng cá cho nó, nó hắt ra, không kìm được ông đã đánh nó,
nó lẳng lặng bỏ sang bà ngoại, khi xuống thuyền cố ý khua dây xuồng kêu rổn rang thật to.
- Cách miêu tả tâm lí trẻ con của tác giả bất ngờ nhưng hợp lí, chính thái độ gan lì, bướng
bỉnh, “đáo để”, “cứng đầu” của bé Thu lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con sâu
nặng. Thu chỉ yêu ba, dành tình cảm cho ba khi tin chắc đó đúng là ba của mình.
* Thái độ, hành động của Thu khi nhận ra ba (Lúc chia tay)
- Sau khi sang bà ngoại, được bà giải thích, Thu hiểu vì bom đạn chiến tranh mà ba có vết
thẹo dài trên mặt. Lòng yêu thương ba như nhân lên gấp bội, nó buồn rầu, thở dài, trằn trọc
không ngủ “nó nằm im lăn lộn, thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Có lẽ trong lòng
nó không chỉ có tình yêu thương, kính trọng ba mà có cả sự ân hận vì đã đối xử không
đúng với ba.
- Lúc chia tay:
+ Khi ba má bận tiếp khách, nó đứng ở một góc, vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, “nó
không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu”. Khi đối mặt
với ông Sáu “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”. Người đọc cảm nhận được
đằng sau đôi mắt mênh mông, xôn xao ấy đang xáo động biết bao tình cảm.

Nguyễn Thị Duyên 2 Trường THCS Đại Áng


Kiến thức cơ bản các văn bản 9
+ Tiếng gọi ba vỡ ào từ trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của nó, tiếng gọi mà nó cố kìm
nén trong bao nhiêu năm. Nó chạy xô tới, dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó hôn ba nó
cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ… hôn cả vết sẹo của ba nó. Nụ hôn của nó như một lời xin
lỗi ba, nụ hôn xoa dịu nỗi đau thương, nụ hôn của tình yêu thương, niềm tự hào về ba.
+ Nó không cho ba đi, mong ba ở lại, khi ông Sáu nói “Ba đi rồi ba sẽ về với con” nó thét
lên “không”, hai tay ôm chặt lấy cổ ba, hai chân câu chặt lấy ba nó. Nó khóc vì thương ba, vì
ân hận, vì k biết đến bao giờ mới được gặp ba.
+ Tác giả thật tinh tế khi diễn tả liên tiếp những hành động gấp gáp, cuống cuồng của bé Thu.
Nó như những lớp sóng tình cảm đang vỡ ào, dâng trào mãnh liệt. Trong tâm hồn con bé,
không chỉ có tình yêu thương ba vô bờ mà cao hơn là niềm tự hào, kiêu hãnh vì ba là chiến sĩ,
ba đã cống hiến cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
+ Cuối cùng con bé đồng ý để ba đi với lời dặn “Ba về! Ba mua cho con 1 cây lược nghe ba!”.
- Về nghệ thuật, tác giả đã xây dg tình huống đặc sắc, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật trẻ em
rất sâu sắc, tinh tế. Qua đó thể hiện rõ Thu là một cô bé bướng bỉnh, có cá tính mạnh mẽ
nhưng luôn hiểu chuyện và có tình yêu thương ba sâu nặng.

2. Ông Sáu – tấm lòng một người cha


a. Khi mới gặp con ở bến xuồng
- Năm tháng xa con, ông Sáu chỉ được thấy con qua những bức hình, ông luôn mong mỏi,
khao khát được gặp con. Khi về phép, cái tình người cha cứ nôn nao trong lòng ông.
- Thuyền chưa cập bến, vừa nhìn thấy con, ông đã “nhón chân nhảy thót lên bờ, xô chiếc
xuồng tạt ra”. Ông bước vội vàng, kêu tên con, khom người đưa tay đón chờ con. Vì xúc
động mạnh, vết sẹo dài trên mặt ông lại đỏ ửng lên, giần giật, trông dễ sợ. Ông lập bập, run
run cất tiếng gọi “Ba đây con”. Bao nhiêu tình cảm chất chứa trong lòng người cha như
dâng trào, không thể kìm nén.
- Nhưng trái với mong chờ của ông, bé Thu giật mình, ngơ ngác, hốt hoảng và vụt bỏ chạy
đã làm ông Sáu bất ngờ, khiến “mặt ông sầm lại”, “hai tay buông xuống như bị gãy”. Đó
là sự hụt hẫng, đau khổ tột cùng của một người cha.
b. Ba ngày nghỉ phép:
- Ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng tìm cách gần con, mong được nghe tiếng ba của con
bé nhưng mọi cố gắng đều không có kết quả. Lòng người cha ấy đau đớn nhường nào khi
đứa con là máu mủ của mình gọi mình bằng “người ta”. Sự ương ngạnh, cứng đầu của bé
Thu khiến ông chỉ biết “cười vậy thôi”, cái cười khổ tâm, thất vọng.
- Trong bữa cơm, ông Sáu gắp cho con miếng trứng cá nhưng bé Thu vùng vằng hất ra.
Ông Sáu quá bất ngờ, nỗi đau đớn, thất vọng trong lòng bỗng thành cơn giận dữ, không
kìm nén được, ông đã vung tay đánh con và quát lớn “Sao mày cứng đầu quá vậy?”. Bé
Thu giận dỗi, chèo xuồng sang nhà ngoại. Bao cố gắng, bao khao khát của người cha đã
không được đáp lại khiến ông Sáu hụt hẫng, đau khổ tột cùng.
- NQS xây dựng tình huống truyện bất ngờ, diễn tả sâu sắc tình cha con sâu nặng nhưng
đầy éo le trong chiến tranh.
c. Trong lúc chia tay:
- Hai cha con đang ở rất gần nhau nhưng ông Sáu không dám đến gần con, chỉ đứng từ xa
nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Ông khe khẽ chào con “Thôi! Ba đi nghe
con!”, lời chào ấy như làm thức dậy trong lòng bé Thu tình cha con sâu nặng. Để rồi ông
Sáu xúc động nghẹn ngào rơi nước mắt khi được nghe tiếng gọi “ba” của nó.
Nguyễn Thị Duyên 3 Trường THCS Đại Áng
Kiến thức cơ bản các văn bản 9
- Bé Thu càng biểu lộ tình cảm, càng muốn giữ chặt ba bao nhiêu thì ông Sáu càng xúc
động bấy nhiêu. Những giọt nước mắt hạnh phúc cứ lăn dài trên má người cha khiến người
đọc vô cùng xúc động.
- Để dỗ dành con, ông Sáu hứa sẽ mua cho con cây lược cùng lời hẹn “Ba đi rồi ba về với
con.” Cảnh chia tay ấy làm xúc động bao nhiêu người, không cầm được nước mắt, còn bác
Ba “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”.
- Về nghệ thuật, tác giả đã xây dựng tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lí nhân vật tinh
tế, làm nổi bật tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
d. Những ngày ở chiến khu
- Ông Sáu luôn ân hận, day dứt vì lỡ đánh con, lời dặn dò ngây thơ của đứa con bé bỏng cứ
vang lên trong tâm trí khiến người cha trăn trở, không yên.
- Khi tìm được khúc ngà, ông Sáu vô cùng vui sướng, tác giả đã so sánh “Mặt anh hớn hở
như một đứa trẻ được quà.”
- Việc làm chiếc lược ngà vừa giúp ông Sáu giải toả nỗi ân hận vừa giúp ông bày tỏ nỗi
niềm thương nhớ đối với con.
+ Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỷ mỉ và kì công như người thợ bạc
+ Dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” mà ông Sáu đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng
nét ấy chứa đựng bao yêu thương, nhớ nhung.
+ Những đêm nhớ con anh lấy cây lược ngà ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây
lược thêm bóng, thêm mượt… Có cây lược, anh càng mong gặp lại con.
- Chiếc lược ngà trở thành vật quý giá thiêng liêng với ông, nó chứa đựng bao nhiêu tình
cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha với đứa con xa cách.
- Nhưng trong một trận càn của kẻ thù, ông Sáu bị thương nặng không đủ sức trăng trối
điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi móc cây
lược đưa cho bác Ba. Và chỉ khi nghe được lời hứa của bác Ba “Tôi sẽ mang về trao tận
tay cho cháu.” người cha ấy mới nhắm mắt đi xuôi được. Cử chỉ ấy giúp ta hiểu tình cha
con mãnh liệt và sâu nặng biết nhường nào! Chiến tranh chỉ có thể hủy diệt con người về
thể xác còn “tình cha con thì không thể chết”.
- Về nghệ thuật, tác giả đã xây dựng tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lí nhân vật tinh
tế, làm nổi bật tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

III. Tổng kết


1. Nội dung: Tác phẩm thể hiện tình cha con cảm động và sâu nặng của cha con ông Sáu
trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
2. Nghệ thuật: + tình huống bất ngờ, tự nhiên nhưng hợp lý.
+ thành công trong việc mtả tâm lí và xây dựng tính cách nv (đặc biệt là tâm lí trẻ em)

Nguyễn Thị Duyên 4 Trường THCS Đại Áng

You might also like