You are on page 1of 4

CHIẾC LƯỢC NGÀ

Nguyễn Quang Sáng


I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Sinh năm 1932 – mất 2014, quê ở An Giang
- Là nhà văn chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ
- Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.
2. Tác phẩm
a/ Hoàn cảnh ra đời
- Năm 1966, khi tác giả đang sống và hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Đó là thời kì ác liệt
của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Xuất xứ: trích trong tập truyện “Chiếc lược ngà”.
b/ Thể loại: truyện ngắn  PTBĐ: tự sự.
c/ Đọc – Chú thích
d/ Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật bác Ba – người chứng kiến câu chuyện.
- Dễ dàng bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật
- Khiến câu chuyện, sự kiện trở nên chân thực, đáng tin cậy
- Làm cho nhân vật, sự kiện và người đọc trở nên gần gũi hơn
- Giãn nhịp kể, chủ động điều chỉnh nhịp kể theo cảm xúc.
e/ Tình huống truyện
- TH 1: ông Sáu xa nhà đã lâu, khi đứa con gái nhỏ chưa đầy 1 tuổi. Trong suốt thời gian đó,
ông luôn mong ngóng được gặp con mình. Vậy mà trong 3 ngày duy nhất ông về thăm nhà,
đứa con nhất quyết không chịu nhận cha  TH bộc lộ rõ nét tình cảm của con đối với cha.
- TH 2: trở lại chiến trường miền Đông, ông Sáu vô cùng nhớ con, day dứt về con. Ông dồn
tình cảm cho con vào việc làm chiếc lược ngà cho bé Thu. Tuy vậy, chưa kịp trao cho con,
ông đã trúng đạn qua đời; trước khi hi sinh ông chỉ kịp trao chiếc lược cho người bạn nhờ
tận tay đưa lại cho con  TH bộc lộ rõ nét tình cảm của cha đối với con.
 Tình huống truyện giúp NQS bộc lộ sâu sắc chủ đề: ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng
trong hoàn cảnh chiến tranh éo le, khắc nghiệt.
g/ Ý nghĩa nhan đề
- “Chiếc lược ngà” là chiếc lược được làm bằng ngà voi. Trong tác phẩm, chiếc lược ngà là kỉ
vật mà ông Sáu làm cho đứa con gái nhỏ.
Nó là biểu tượng của tình yêu thương tha thiết, của cả nỗi tiếc nuối và mong muốn bù đắp
mà người cha dành cho con.
- Chiếc lược bằng ngà còn là cầu nối giữa các nhân vật: bé Thu – ông Sáu – bác Ba.
 Sử dụng CLN làm nhan đề, tác phẩm ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh
chiến tranh éo le, khắc nghiệt.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhân vật ông Sáu ( = tình cảm cha dành cho con)  nhân vật ông Sáu là nv 1 đặc điểm –
người cha yêu thương con  phân tích nhân vật sẽ dựa vào những hoàn cảnh thể hiện đặc
điểm đó.
a/ Khi còn ở chiến trường:
- Ông luôn mong ngóng được gặp con gái.
b/ Trong 3 ngày phép về thăm nhà
- Khi thuyền chưa cập bến: nôn nóng
- Khoảnh khắc đầu tiên gặp con: háo hức, xúc động tột cùng, sững sờ đau đớn khi con bỏ
chạy
- Trong suốt 3 ngày ở nhà: cố gắng lại gần, mong con gọi là cha, chăm sóc, nổi giận khi đứa trẻ
nhất quyết từ chối
- Lúc chia tay: đứng từ xa buồn rầu chào con – con nhận cha: cảm động rơi nước mắt ,….
c/ Khi ông Sáu quay lại chiến trường
- Nhớ con, ân hận
- Ông tỉ mẩn như người thợ bạc làm cho con chiếc lược ngà
- Ánh mắt cuối cùng của người cha nhìn bạn mình, chờ được bạn nói sẽ gửi kỉ vật cho con…
 Tình cảm sâu nặng của người cha thể hiện 1 cách chân thành đầy cảm động.

2. Nhân vật bé Thu ( = diễn biến tâm trạng bé Thu trong 3 ngày cha về thăm nhà)
a/ Lúc ở bến thuyền: bé Thu ngỡ ngàng, lạ lẫm  hoảng sợ, bỏ chạy  khiến ông Sau hụt hẫng,
đau đớn.
b/ Trong 3 ngày ông Sáu ở nhà
- Bé Thu nhất quyết không chịu nhận cha: không gọi cha, không gần gũi, không cho ông được
chăm sóc mình:
+ nói trống không: Vô ăn cơm, chắt nước giùm cái
+ tự làm để không phải nói lời nhờ
+ khi ông Sáu gắp cho Thu cái trứng cá to vàng: lấy đũa xoi vào chén, bất thần hất ra tung
tóe
- Khi bị mắng, bị đánh đòn vì “cứng đầu”: bỏ sang nhà ngoại, mẹ dỗ dành thế nào cũng không
về  dứt khoát từ chối: không gặp, không giao tiếp
- Nguyên nhân: do ông Sáu có vết thẹo trên mặt – khác người cha trong ảnh  bé Thu nhất
quyết không nhận vì thấy không phải là cha
 Tính cách đặc biệt: bé Thu là đứa trẻ cá tính, quyết liệt: mọi sự ngang ngạnh, ương
bướng đều cho thấy tình cảm yêu ghét rõ ràng
 Tình cảm đặc biệt: trong lòng bé Thu, người cha và tình cảm cha con là điều tuyệt đối,
bất khả xâm phạm. Hình ảnh người cha trong em thiêng liêng, vô cùng tôn kính  không
ai có thể nhận làm cha của em  Bé Thu từ chối ông Sáu, thực ra là cách em bảo vệ tình
cảm cha con của riêng mình.
c/ Khi ông Sáu lên đường
- Vẻ mặt sầm lại buồn rầu, cái nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa
- Khi người cha đứng từ xa chào con, “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”
 Một điều gì đó đã thay đổi thực sự trong lòng đứa trẻ
- Khoảnh khắc người cha từ biệt:
+ bé Thu bỗng kêu thét lên – tiếng “ba” như vỡ tung từ đáy lòng
+ chạy xô tới, dang tay ôm chặt lấy cổ ba, làn tóc tơ như dựng đứng lên
 Nỗi xúc động mãnh liệt, tình cảm bao lâu bị dồn nén bỗng vỡ òa tột cùng: khiến “xé sự
im lặng, xé cả ruột gan mọi người”
+ nói trong tiếng khóc “ba ở nhà với con”, nó hôn ba nó cùng khắp... hôn cả vết thẹo dài
trên má, hai tay siết chặt lấy cổ, cả 2 chân câu chặt lấy ba nó  đứa trẻ không nỡ, không
muốn rời xa cha; nhưng trong đó còn có cả rất nhiều hối hận, tiếc nuối – dường như con bé
đang cố gắng bù đắp cho cha, cả cho mình khoảng thời gian 3 ngày nó đã từ chối cha  bao
nhiêu cảm xúc trào dâng đỉnh điểm trong lòng đứa trẻ tội nghiệp
- Bé Thu hẹn cha khi về mua cho mình chiếc lược  hi vọng thật nhiều vào việc còn được gặp
lại cha
 Tình cảm cha con mãnh liệt trong lòng bé Thu. Em là đứa trẻ cá tính, nên yêu ghét đều
đến tận cùng  tình yêu Thu dành cho cha cũng lớn lao, mạnh mẽ lạ thường
 Diễn biến tâm trạng của bé Thu chủ yếu được bộc lộ qua hành động, cử chỉ, lời nói –
tất cả đều biểu hiện 1 cách tự nhiên và cảm động  nhà văn NQS rất am hiểu tâm lí trẻ
nhỏ, ông quan sát, mô tả lại một cách chân thực, truyền cảm.
III. Tổng kết – Ghi nhớ
- Nội dung – Chủ đề: Truyện CLN thể hiện cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong
cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Nghệ thuật: sáng tạo tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí; miêu tả tâm lí và xây
dựng tính cách nhân vật
IV. Luyện tập

Đề 3: Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: BTVN (làm vào vở, chụp gửi Zalo trước
buổi học lần sau)
“…À ra vậy, bây giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó vì là cái vết thẹo, và bà nó cho biết, ba
nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương - bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ.
Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại bảo
ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.”(Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang
Sáng-Ngữ văn 9-tập 1)
1. Đoạn văn trên sử dụng các phép liên kết nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ dùng làm phương tiện liên
kết.
2. Tìm những từ ngữ địa phương và cho biết những từ ngữ ấy thuộc vùng miền nào? Nêu tác dụng
của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm.
3. Xác định các thành phần chính của câu: “Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.” Xét
theo mục đích nói, theo cấu tạo, đây là kiểu câu gì?
4. Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu khi
ông Sáu về thăm nhà, trong đó có sử dụng 1 câu phủ định và 1 phép liên kết nối.

You might also like