You are on page 1of 7

ĐỀ ÔN SỐ 5:

I. ĐỌC – HIỂU:
Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
     “Sáng 22/2, đường dây nóng của Trung tâm Điều
phối tạng Hà Nội nhận một cuộc điện thoại đặc biệt. Đầu
dây bên kia tự xưng tên Nguyễn Trần Thùy Dương (33
tuổi, thôn Tân Mỹ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Chị
Dương nghẹn ngào đưa lời: “Con tôi – bé gái Nguyễn
Hải An mới 7 tuổi, 3 tháng đang trong tình trạng hôn mê
do u cầu não xâm lấn. Gia đình có nguyện vọng hiến
tặng nội tạng của cháu cho những bạn nhỏ khác đang bị
bệnh chờ ghép tạng, muốn sẽ được nghe tiếng trái tim
của con gái mình còn đập trong lồng ngực một bạn trẻ
nào đó…”
      Bé An nhập viện ngày 15/1/2018. Cũng kể từ ngày
đó, chị Dương xin nghỉ việc để đồng hành cùng con gái
bé nhỏ. Chị hay kể cho con nghe về chuyện hiến tặng nội
tạng cho người bị bệnh. Một lần, khi còn tỉnh táo bé An
tâm sự với mẹ: “Con cũng muốn sau này làm thế nào khi
mất đi, những bộ phận vẫn còn tồn tại, vẫn sống trên cơ
thể của người khác…”
(Theo Kenh 14.vn, ngày 27-2-2018)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
trên là gì ?
-PTBĐ chính: tự sự
Câu 2: Xác định các phép liên kết câu có trong đoạn ?
- Phép lặp: bé An
- Phép thế: bé An- cháu-con tôi
Câu 3: Xác định lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong
đoạn trích, cho biết dấu hiệu nào em nhận biết được.
- Tìm lời dẫn trực tiếp:
+“Con tôi – bé gái Nguyễn Hải An mới 7 tuổi, 3 tháng
đang trong tình trạng hôn mê do u cầu não xâm lấn. Gia
đình có nguyện vọng hiến tặng nội tạng của cháu cho
những bạn nhỏ khác đang bị bệnh chờ ghép tạng, muốn
sẽ được nghe tiếng trái tim của con gái mình còn đập
trong lồng ngực một bạn trẻ nào đó…”
+“Con cũng muốn sau này làm thế nào khi mất đi,
những bộ phận vẫn còn tồn tại, vẫn sống trên cơ thể của
người khác…”
- Dấu hiệu: Được đặt trong dấu ngoặc kép.
Câu 4: Từ “nóng” trong cụm từ “đường dây nóng” có
nghĩa là gì? Theo đó, từ được dùng theo nghĩa gốc hay
nghĩa chuyển?
- Khái niệm đường dây nóng( hotline) là một phương
tiện liên lạc trực tiếp để chia sẻ những thông tin…
- Từ được hiểu theo nghĩa chuyển.
Câu 5: Em có đồng ý với ý kiến :Cho đi là còn mãi mãi
không?
- Em đồng ý với ý kiến trên vì khi chúng ta cho đi,
chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều tình cảm, sự trân
trọng, biết ơn từ người khác. Và như vậy, chúng ta
cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì những điều mà
chúng ta đã chia sẻ với mọi người…..
Câu 6: Tìm thành phần biệt lập trong câu “Con tôi – bé
gái Nguyễn Hải An mới 7 tuổi, 3 tháng đang trong tình
trạng hôn mê do u cầu não xâm lấn”.
- Thành phần biệt lập: bé gái Nguyễn Hải An ( phụ
chú)
II.LÀM VĂN:
Câu 1:Từ nội dung đoạn tin trên, hãy viết một đoạn văn
ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Cho đi là
còn mãi mãi.”
- Mở đoạn: “Cho đi là còn mãi mãi”là một quan niệm
sống vô cùng tốt đẹp.
- Thân đoạn:
+ Tận hưởng cuộc sống là hành động bản năng của
mỗi con người.
+ Sống biết cho đi, biết chia sẻ những gì mình có để
giúp đỡ người khác vuợt qua khó khăn thử thách một
cách vô tư, không vụ lợi thì sẽ luôn được người khác
kính trọng, yêu thương và đền đáp.
+ Người chỉ biết sống ích kỷ, ỷ lại vào người khác,
không biết cho đi thì bị mọi người khinh bỉ, xa lánh.
+ Thước đo của cuộc đời mỗi người không phải là
thời gian mà là sự cống hiến. Hạnh phúc cuối cùng
con người nhận được chính là tình yêu thương và sự
tha thứ . Cho đi là còn mãi vì những gì mình đã cho
đi sẽ sinh sôi, nảy nở qua sức lao động của người
khác và một ngày nào đó sẽ quay trở lại với mình.
+ Khi cho đi, chúng ta cũng đừng mong người khác
đáp trả tương xứng mà hãy nghĩ rằng cuộc sống sẽ trả
lại cho mình giá trị ấy dưới một hình thức , một giá
trị khác. Đặc biệt nếu chúng ta đang trong hoàn cảnh
khó khăn mà vẫn biết cho đi lại chính là một hành
động vô cùng cao cả và có ý nghĩa, được mọi người
tôn vinh và trân trọng.
- Kết đoạn: Mỗi chúng ta cần biết cho đi để cuộc đời
mình tận hưởng được những giá trị đích thực của
cuộc sống.
Câu 2: Em hãy nêu cảm nhận về nhân vật ông Sáu
trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà”.
a.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật.
Nguyễn Quang Sáng sáng tác ở nhiều thể loại
như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu
như chỉ viết về cuộc sống của con người Nam Bộ
trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.
Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” được viết năm 1966
khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Truyện
đã ca ngợi tình cảm cha con sâu đậm trong hoàn cảnh
éo le của chiến tranh. Trong đó,hình ảnh nhân vật
ông Sáu đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người
đọc về tình yêu thương con sâu sắc. Đoạn trích
truyện trên đã thể hiện tình yêu thương con của ông
Sáu khi…….( tùy vào ngữ liệu: khi ông về thằm nhà
sau 8 năm xa cách/ khi ông quay trở về khu căn cứ)
b.Thân bài:
*Tóm tắt nội dung chính đoạn ngữ liệu. ( ngắn gọn).
*Tình cảnh éo le:
- Ông Sáu là một một người nông dân Nam Bộ giàu
lòng yêu nước. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, ông
tình nguyện lên đường vào chiến trường cùng anh em
đồng chí chiến đáu bảo vệ cho sự bình yên của đát
nước. Sau 8 năm xa cách , lần đầu tiên ông được trổ
về nhà thăm con nhưng xót xa thay, con gái đã không
nhận ra cha vì vết thẹo trên má. Mãi đến lúc đi , ông
mới được nghe tiếng gọi “ba” và đón nhận tình cảm
của con. Không ngờ đó lại là giây phút cuối ông được
hưởng niềm hạnh phúc bên con. Khi trở lại chiến
trường, nỗi ân hận luôn day dứt trong ông.Ông đã cố
gắng làm chiếc lược ngà để phần nào làm xoa dịu nỗi
thương nhớ con. Nhưng chẳng bao giờ ông còn được
tự tay tặng cho con chiếc lược ngà và ngắm nhìn
niềm vui sướng của con nữa.
- Ông cũng như con gái đã phải chịu đựng bao nỗi
đau thương mất mát, thiệt thòi do kẻ thù gây ra.
* Tình phụ tử thiêng liêng:
- Ông cũng như bao nhiêu người lính khác đã chấp
nhận hi sinh hạnh phúc gia đình , hi sinh bản thân vì
độc lập, tự do của Tổ quốc, vì mái ấm của bao gia
đình khác. Sự hi sinh của ông thật đáng khâm phục
và tự hào.
- Tình cảm ông dành cho con được thể hiện rõ trong
ba ngày về thăm nhà, đến khi trở về căn cứ thì tình
cảm này càng được thể hiện sâu sắc hơn.
+ Lúc mới về, “ cái tình cha con cứ nôn nao trong
người anh”, ông tưởng tượng cảnh con “ chạy xô vào
lòng” nhưng đã phải đau đớn thất vọng, hụt hẫng
trước thái độ lạnh lùng, hoảng sợ của con.
+ Ba ngày ở nhà, ông chẳng đi đâu xa, chỉ “quanh
quẩn ở nhà”, để được bên con, chăm sóc, bù đắp tình
cảm cho con và mong tiếng gọi “ba” của con. Nên
việc đánh con khi nóng giận đã trở thành “ nỗi khổ
tâm” day dứt mãi trong lòng người cha.
+ Lúc chia tay con để trở về chiến trường ‘ anh nhìn
với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu”, xúc động, hạnh
phúc khi được nghe con gọi “ba” và đón nhận tình
cảm thấy thiết , quyến luyến của con.
+ Khi ở căn cứ, lời dặn của con “ Ba về, ba mua cho
con một cây lược nghe ba” đã thôi thúc ông làm một
chiếc lược ngà tặng con.
+ Ông vui mừng khi kiếm được khúc ngà, dồn hết
tình thương, tâm trí, công sức làm thành cây lược: “
Anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố
công như người thợ bạc”, gò lưng tẩn mẩn khắc từng
nét chữ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba” trên sống
lưng lược.
+ Chiếc lược ngà đã trở thành một vật thiêng liêng,
quý giá với ông Sáu. Nó chứa đựng biết bao tình
thương, nỗi nhớ và xoa dịu phần nào nỗi ân hận của
ông. Có cây lược, ông lại mong được gặp con. Nhưng
chưa kịp ngắm nét mặt sung sướng , hạnh phúc và
nghe tiếng gọi “ba” lần nữa của con gái thì ông đã hi
sinh. Kẻ thù giết hại ông, nhưng “tình cha con thì
không thể chết được”. Trong giây phút cuối cùng,
ông vẫn nghĩ về con nên cố sức móc tùi lấy cây lược
nhờ bạn đưa hộ. Chiếc lược ngà trở thành kỉ vật
thiêng liêng vô giá đối với con gái ông.
c. Kết bài:
- Hình ảnh ông Sáu với chiếc lược ngà mãi là biểu
tượng cao đẹp cho tình cảm cha con trong chiến tranh
– một tình cảm mang giá trị nhân bản sâu sắc. Thật
có lí khi tác giả lấy hình ảnh chiếc lược ngà làm tựa
đề cho tác phẩm.
- Qua nhân vật, người đọc có một cách nhìn sâu sắc
hơn về con người Việt Nam trong chiến tranh: càng
trong đau thương chồng chất, họ càng kiên cường và
nồng nàn tình cảm. Sức mạnh chiến thắng của họ
chính là ở đây.Mượn hình thức trần thuật theo điểm
nhìn của nhân vật “tôi” ( một đồng đội của ông Sáu,
người đã chứng kiến câu chuyện cảm động của hai
cha con) đã góp phần làm nên tính chân thực cho
hình tượng nhân vật.

You might also like