You are on page 1of 4

ĐỀ 8

Phần 1. Đọc hiểu (3 điểm)


Đọc đoạn trich sau và trả lời câu hỏi ;
Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa,
người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành.
Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là
nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một
thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại
tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho
cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai
sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận,
thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu
bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra
ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán
chường, đau khổ, chia ly, mất mát.
Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Và đối với người có
tư duy tích cực, "nguy" (problem) sẽ được họ biến thành "cơ" (opportunity).
Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực
trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai
trời có sập.
(Trích Tư duy tích cực, theo Tony buổi sáng, NXB Trẻ 2016, tr. 37)
Câu 1: (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị
luận.
Câu 2: (0,5 điểm) Xác định nội dung chính của đoạn trích trên.
- Tác dụng của việc nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực.
Câu 3(1 điểm): Từ “cháy” trong câu cuối cùng của đoạn trích nên hiểu như
thế nào? Đó là từ được dung theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Dám dấn thân , dám đem hết nhiệt huyết để sống trọn vẹn cuộc đời và
tỏa sáng.
- Từ được dùng theo nghĩa chuyển(theo phương thức ẩn dụ).
Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em?
- Thông điệp: Hãy luôn nhìn mọi thứ theo hướng tích cực nhất có thể.
Khi chúng ta sống tích cực thì chúng ta sẽ luôn tìm thấy cơ hội tốt
trong những vấn đề nguy nan.
Câu 5: Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng
trong câu văn sau:Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng,
nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc
hết mình dù ngày mai trời có sập.
- Liệt kê: gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và
cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình
- Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm đồng thời thể hiện rõ ràng hơn
những biểu hiện của con người sống lạc quan.
Phần 2. Làm văn
Câu 1 (2,0 điểm) Từ đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu hỏi: Vì sao mỗi chúng ta
nên sống lạc quan, tích cực?
- Mở đoạn: Mỗi chúng ta nên sống lạc quan, tích cực
- Thân đoạn:
+ Khái niệm thế nào là sống lạc quan, tích cực?
+ Tại sao chúng ta phải sống lạc quan, tích cực?
+ Chúng ta phải hành động sống lạc quan, tích cực như thế nào?
- Kết đoạn: Liên hệ bản thân.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận bức tranh thiên nhiên qua hai khổ thơ sau:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
(Trích "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải)
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se,
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
(Trích "Sang thu" - Hữu Thỉnh)
a.Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác của hai bài thơ : Mùa xuân nho
nhỏ, Sang thu.
- Nội dung: cả hai khổ thơ trên đều là hai bức tranh thiên nhiên tươi đẹp,
đầy sức sống.
- Trích dẫn hai khổ thơ.
b.Thân bài:
*Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ “ Mùa xuân nho
nhỏ”:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong khổ thơ tập trung vào ba hình ảnh:
dòng sông, bông hoa, tiếng chim.Hai màu sắc chủ đạo: màu xanh của dòng
sông gợi sức sống tràn trề, màu tím của hoa gợi vẻ đẹp bình dị rất đặc trưng
của xứ Huế. Hai gam màu gợi lên bức tranh mùa xuân tươi thắm, rực rỡ.
Việc sử dụng động từ “mọc” đưa lên đầu câu thơ cũng là một dụng ý sáng
tạo: sự sống như căng tràn và trỗi dậy mạnh mẽ.
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
-Bức tranh còn có âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng chim chiền chiện hót
vang trời như đọng thành “từng giọt long lanh rơi”. Thù pháp nói quá làm
cho bức tranh mùa xuân càng thêm sinh động, tươi vui, náo nhiệt. Cảm xác
của tác giả trước mùa xuân của đất trời thể hiện qua cái nhìn trìu mến với
cảnh vật, trong những lời bộc trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên
“ơi, hót chi… mà…”.
-“Giọt long lanh’ cũng có thể được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm
giác.Tiếng chim từ chỗ là âm thanh ( cảm nhận bằng thính giác) chuyển
thành từng giọt ( hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy lại long
lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác “ Tôi đưa tay tôi
hứng”. Hai câu thơ thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước
cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hòa quyện vào thiên
nhiên, đất trời.
*Bức tranh thiên nhiên mùa thu trong những dòng thơ của Hữu Thình
Đây là bức tranh giao mùa từ hạ sang thu với những cảm nhận rất tinh tế
trước tín hiệu chuyển mùa.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se,
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
- Bức tranh mang vẻ đẹp hiện đại với “ hương ổi”, “gió se”, “ sương
chùng chình”. Tâm trạng nhà thơ: ngỡ ngàng, bâng khuâng.
- Bức tranh giao mùa được thể hiện qua hình thức nghệ thuật độc đáo.
*Đánh giá hai khổ thơ:
- Thanh Hải thành công khi miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân rất đặc
trưng của xứ Huế. Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc câu thơ
và biện pháp ẩn dụ giàu tính sáng tạo.
-Bức tranh thiên nhiên mùa thu trong thơ của Huu Thỉnh có những nét quen
mà lạ: mùa thu đẹp, trong trẻo, thanh khiết, mơ mộng. quyến rũ.
- Tuy ở hai thời điểm khác nhau nhưng cả hai bức tranh thiên nhiên trong
thơ của Thanh Hải và Hữu Thỉnh đều có điểm tương đồng; vẻ đẹp trong trẻo,
đầy sức sống của thiên nhiên.
C. Kết bài: Khẳng định giá trị của hai bức tranh thiên nhiên và tài năng của
hai tác giả qua những dòng thơ.

You might also like