You are on page 1of 12

Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Cô Oanh PcD

MÙA XUÂN NHO NHỎ


- THANH HẢI-

I.KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Tác giả:
- Thanh Hải (1930 – 1980) , tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn
- Quê : Thừa Thiên - Huế - mảnh đất cố đô trầm lắng đã để lại dấu ấn sâu đậm trong
tâm hồn nhà thơ và in bóng trong những bài thơ của Thanh Hải.
- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp.
- Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ , ông ở lại quê hương hoạt động và là một trong
những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam trong những
ngày đầu.
- Thơ Thanh Hải là tiếng lòng đồng bào Thừa Thiên Huế: khi là tiếng thét cam hờn tố
cáo tội ác của kẻ thù, có khi là khúc nhạc tâm tình thiết tha sâu lắng. Đúng như nhà
nghiên cứu Trần Hữu Tá có nói: “Nói đến thơ Thanh Hải là nói đến hồn thơ chân chất,
bình dị, đôn hậu, chan thành”.
- Một số t/p chính: “Những đồng chí trung kiên” (1962), “Huế mùa xuân” (1970),
“Dấu võng Trường Sơn”, “Mưa xuân đất này”, “Thanh Hải thơ tuyển”.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 11 – 1980, trong một hoàn cảnh
đặc biệt:
- Hoàn cảnh chung: đất nước vừa trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì chưa
được bao lâu. Đây là thời điểm cả nước đang khẩn trương kiến thiết đất nước, xây dựng
cuộc sống mới. Hoàn cảnh đó rất cần đến sự cống hiến của mỗi cá nhân.
- Hoàn cảnh riêng: Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh
và không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời
 Đặt bài thơ trong hoàn cảnh đó, ta càng thêm trân trọng tình yêu cuộc sống và
khát vọng được dâng hiến cho đời của nhà thơ.
b.Đề tài :Viết về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, đất nước và khát vọng cống hiến của
con người.
c. Chủ đề:
Bài thơ thể hiện niềm tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó với đất nước, với cuộc đời và
ước nguyện chân thành của tác giả được cống hiến cho đất nước, góp “một mùa xuân
nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
d. Thể thơ:
Thơ 5 (chữ) , gắn với các điệu dân ca có âm hưởng nhẹ nhàng và tha thiết, đặc biệt
là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Việc sử dụng cách gieo vần
liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.
e. Bố cục – mạch vận động cảm xúc:
* Bố cục: 4 phần
- Khổ thơ đầu: cảm xúc vui tươi của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.
- Khổ 2, 3: Cảm xúc tự hào của tác giả trước mùa xuân của đất nước và con người
- Khổ 4, 5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
- Khổ 6: Lời ca ngợi quê hương đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế.

Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi – Để ta khắc tên mình trên đời!
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Cô Oanh PcD
* Mạch cảm xúc: Bài thơ khơi nguồn bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp và sức sống
của mùa xuân thiên nhiên. Từ đó, mở rộng ra thành hình ảnh mùa xuân của đất nước,
con người. Lắng đọng lại là những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ được hòa nhập
và cống hiến cho đời. Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự
hào về quê hương, đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế.
g. Nhan đề:
“Mùa xuân nho nhỏ” là một nhan đề đặc biệt, một sáng tạo độc đáo, một phát hiện
mới mẻ của Thanh Hải.
- Mùa xuân gợi đến một đề tài quen thuộc, một nguồn cảm hứng bất tận trong
thơ ca.
- “Mùa xuân” là một danh từ trừu tượng được đặt cạnh một tính từ “nho nhỏ” có
giá trị gợi hình, gợi cảm khiến cho hình ảnh mùa xuân vốn vô hình trở nên hữu hình, cụ
thể, có hình, có khối.
- Nhan đề còn mang ý nghĩa ẩn dụ bởi “mùa xuân” là biểu tượng cho những gì
tinh túy, đẹp đẽ nhất của cuôc sống và cuộc đời của mỗi con người, “nho nhỏ” thể hiện
thái độ sống khiêm nhường. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân nghĩa là muốn sống
đẹp, sống có ích với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng lại rất khiêm nhường. Từ
đó tác giả bày tỏ niềm ước ao: mỗi người hãy nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ để
góp phần vào mùa xuân lớn lao của đất nước, của cuôc đời chung.
 Nhan đề đã thể hiện đươc mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa cá
nhân với cộng đồng.
Nhan đề góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của bài thơ.
h. So sánh:
- Cùng giai đoạn sau 1975:
+ Sang thu- Hữu Thỉnh
+ Ánh trăng – Nguyễn Duy
+ Nói với con - Y Phương
- Cùng đề tài, chủ đề cống hiến: Lặng lẽ Sa Pa.
- Cùng hình ảnh so sánh:
+ Bức tranh mùa xuân trong “Cảnh ngày xuân”- Truyện Kiều – Nguyễn Du.
+ Hình ảnh biểu tượng: con chim, cành hoa – Viếng lăng Bác – Viễn Phương
i. Nội dung:
- Bài thơ là tiếng lòng thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện
ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân
nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc
k. Nghệ thuật:
- Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết gần gũi với dân ca,
nhiều hình ảnh đẹp, giản dị gợi cảm, so sánh ẩn dụ và sáng tạo
- Cấu tứ bài thơ chặt chẽ: từ mùa xuân đất trời  đất nước  con người.
- Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng
- Cảm xúc của tác giả qua từng đoạn: vui, say sưa  trầm lắng, trang nghiêm  sôi nổi,
tha thiết

Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi – Để ta khắc tên mình trên đời!
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Cô Oanh PcD
III. PHÂN TÍCH
1. Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời
* Câu CĐ: Khổ thơ đầu tiên trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của thi sĩ Thanh Hải là
một bức tranh mùa xuân tươi sáng, tràn ngập sức sống của thiên nhiên, đất trời.
- Hai câu thơ đầu với nghệ thuật phối màu tài tình, Thanh Hải đã thể hiện được vẻ
đẹp hài hòa của bức tranh mùa xuân xứ Huế. Đó là một bức tranh được vẽ bằng trí
tưởng tượng nhưng hiện ra vô cùng sống động:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
+ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân mở ra với hai hình ảnh: “sông xanh” và “hoa
tím”. Cùng là một gam màu lạnh nhưng sắc tím biếc của bông hoa nổi bật đã làm nồng
ấm cả dòng sông xanh và bầu trời xanh.
+ Đây có thể coi là dòng Hương Giang – con sông của xứ Huế mộng mơ và bông
hoa lục bình dân dã, hay đó cũng là những hình ảnh quen thuộc của các miền quê khác
nhau trên khắp mọi miền đất nước mỗi độ xuân về.
+ Tác giả đã rất khéo léo khi đảo động từ “mọc” lên đầu câu thơ nhằm:
 Nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của cây cỏ hoa lá mỗi độ xuân về
 Thể hiện cảm xúc ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước sự xuất hiện bất ngờ của bông
hoa nhỏ bé giữa mênh mang trời nước.
- Gieo vào bức tranh xuân ấy là tiếng chim chiền chiện hót vang trời:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
+ Bằng biện pháp nghệ thuật nói quá: “hót vang trời”, Thanh Hải đã giúp ta cảm
nhận được mm thanh tiếng chim đã khuấy động cảnh sắc mùa xuân khiến cho không
gian mùa xuân đang tĩnh lặng với vẻ dịu dàng, nên thơ bỗng trở nên sống động, vui
tươi, rộn rã.
+ Biện pháp nghệ thuật nhân hóa “ơi” kết hợp với câu hỏi tu từ “Hót chi mà vang
trời” thể hiện cảm xúc say mê, ngây ngất của tác giả trước một mùa xuân tươi đẹp.
- Trước khung cảnh của bức tranh TN mùa xuân tươi đẹp, Thanh Hải đã thức dậy mọi
giác quan để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của cuộc sống:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
+ Hình ảnh “giọt long lanh” gợi đến nhiều liên tưởng thú vị:
 Đó có thể là giọt mưa, giọt sương mùa xuân lấp lánh qua kẽ lá trong buổi sớm
mùa xuân.
 Đó có thể là từng chuỗi âm thanh của tiếng chim chiền chiện từ trên cao vọng
xuống, âm thanh như lắng đọng lại thành từng giọt trong trẻo. Biện pháp nghệ
thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã tạo nên một hình ảnh thơ giàu chất tạo
hình. Ân thanh tiếng chim vốn vô hình đã trở nên hữu hình với hình hài là “giọt”,
với màu sắc “long lanh” và cả trạng thái chuyển động “rơi”.
+ Hành động “đưa tay hứng” của nhân vật trữ tình vừa thể hiện cảm xúc đắm say,
ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa thể hiện thái độ nâng niu trân trọng từng
giọt sự sống.
 Câu CĐ chốt: Tóm lại, bằng ngòi bút giàu chất tạo hình, ngôn ngữ giàu chất
nhạc, Thanh Hải đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp, qua đó thể
Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi – Để ta khắc tên mình trên đời!
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Cô Oanh PcD
hiện cảm xúc đắm say, ngây ngất của lòng người trước mùa xuân của thiên nhiên đất
trời.
2. Khổ 2+ 3: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước, con người (10
câu tiếp theo)
a. Khổ 2: cảm xúc về mùa xuân của con người
- Câu chủ đề:
- Nhà thơ đã sử dụng một hệ thống các điêp ngữ cách quãng “mùa xuân, lộc, tất
cả” đã tái hiện không khí vui tươi, tưng bừng, náo nức của đất nước giữa mùa xuân hòa
bình.
- Mùa xuân của đất nước được mở ra với những hình ảnh độc đáo, mới lạ:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”
- “ Người cầm súng – người ra đồng” là hình ảnh hoán dụ để chỉ người chiến sĩ và
người nông dân. Họ là đại diên cho nhân dân giản di mà vinh quang, là những con
người đang thưc hiện hai nhiệm vụ quan trọng nhất lúc bấy giờ: lao động và chiến
đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Gắn với 2 hình ảnh trên là từ “lộc” được hiểu theo nhiều nghĩa:
+ Nghĩa gốc : lộc là chôi non mới nhú, cành biếc mơn mởn, là cành lá ngụy trang
trên lưng những người chiến sĩ ra trận; là cánh đồng mênh mông một màu xanh mướt
của lúa ngô, khoai sắn.
+ Nghĩa chuyển : là biểu tượng cho sức sống khi xuân về, là sinh sôi nảy nở, may
mắt tốt hành, là hi vọng và niềm tin chiến thắng, là thành quả cách mạng, là ấm no,
hạnh phúc, được mùa.
- Lộc gắn liền với người cầm súng gợi h/ảnh :
+ Những người lính khi ra trận mang theo những cành lá ngụy trang như mang
theo sức sống mãnh liệt của dân tộc và niềm tin chiến thắng vào mỗi trận đánh.
+ Họ cầm súng chiến đấu bảo vệ mùa xuân, bảo vệ màu xanh, sự sống trên quê
hương, đất nước mình.
- Hình ảnh “lộc” gắn với người ra đồng” gợi liên tưởng đến :
+ Không khí tấp nập, đông vui của những con người bắt tay tạo dựng cuộc sống
mới. Dường như bước chân họ đi tới đâu là màu xanh trải theo tới đó.
+ Đọc câu thơ ta có thể hình dung về những cánh đồng màu mỡ, phì nhiêu đang
hứa hẹn những vụ mùa ấm no.
=>Từ đó ý thơ trở nên vô cùng sâu sắc: chính những người cầm súng, người ra
đồng – những con người bình dị và thầm lặng của cuộc đời, bằng mồ hôi và xương máu
của mình đã mang đến lộc xuân vĩnh cửu trường tồn cho dân tộc.
-Từ hình ảnh người cầm súng, người ra đồng, nhà thơ khái quát ngợi ca sức sống
kì diệu của nhân dân, đất nước:
Tất cả như hối hả,
Tất cả như xôn xao…
Thanh Hải đã cảm nhận mùa xuân đất nước bằng hai từ láy gợi cảm “hối hả” và
“xôn xao”:
+ “Hối hả” là vội vã, khẩn trương, liên tục không dừng.
Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi – Để ta khắc tên mình trên đời!
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Cô Oanh PcD
+ “Xôn xao” khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hòa lẫn với nhau
xao động thể hiện trạng thái vui vẻ, hồ hởi, phơi phới của mọi người khi mùa xuân đến.
=> Đây chính là tâm trạng của tác giả, là cái náo nức trong tâm hồn trước tinh thần
lao động khẩn trương của con người.
=> Sức sống của đất nước, của dân tộc cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nức
của người cầm súng, người ra đồng.
b. Khổ 3: Những suy ngẫm về lịch sử dân tộc với 1 niềm tự hào, xúc động sâu lắng.

Đất nước bốn ngàn năm


Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
- Điệp ngữ “đất nước” được lặp lại hai lần gắn với thời gian, với cái nhìn biện
chứng của lịch sử: từ đất nước của quá khứ đến hiện tại và tương lai.
- Bằng giọng thơ ngậm ngùi trầm lắng, Thanh Hải đã gợi lại những thăng trầm của
1 dân tộc tuy nhỏ bé về diện tích nhưng kiên cường suốt bề dày lịch sử 4000 năm.
+ Đó là khoảng thời gian mà cả dân tộc phải trải qua muôn vàn khó khăn vừa
chống thiên tai vừa ngăn bước quân thù.
+ Biện pháp nhân hóa: Đất nước vất vả và gian lao, cứ đi lên phía trước, gợi
cho ta liên tưởng tới hình ảnh người mẹ, người chị tần tảo mà kiên cường và rộng ra là
hình ảnh bà mẹ Tổ quốc vượt qua bao gian lao vất vả nhưng vẫn vững vàng đi lên …
+ H/ả so sánh: Đất nước như vì sao là hình ảnh so sánh đẹp gợi lên nhiều liên
tưởng sâu xa. Sao là nguồn sáng lấp lánh không bao giờ tắt của bầu trời; sao cũng là
hình ảnh rạng ngời trên lá cờ tổ quốc. Từ đó nhà thơ bộc lộ niềm tự hào, tin tưởng vào
sức sống trường tồn và tươi đẹp của đất nước.
+ Phó từ “cứ” kết hơp cụm động từ “đi lên”: Khẳng định sức sống bền bỉ, kiên
định, vững vàng và ý chí xây dựng đất nước vững bền của nhân dân ta.
Đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời năm 1980- đất nước còn nhiều khó khăn gian
khổ, ta mới thấy hết được niềm tin tưởng, lạc quan, yêu tổ quốc sâu sắc của nhà thơ
Thanh Hải.
3. Khổ 4+5: Ước nguyện hóa thân và khát vọng dâng hiến
a. Khổ 4: Ước nguyện của nhà thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
- Từ cảm xúc về mùa xuân của đất nước, cách mạng, tác giả bày tỏ khát vọng
được sống có ích, sống cống hiến cho cuộc đời chung. Điều tâm niệm ấy được thể hiện
một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giàu sức gợi tả.
- Nghệ thuật điệp cấu trúc, điệp ngữ ( ta làm/ta nhập) :
+ Vừa tạo nên điệp khúc của bài ca yêu đời
+ Vừa nhấn mạnh được ước muốn giản dị, khiêm nhường nhưng tha thiết của
nhà thơ. Đó là:
 Làm “con chim hót” giữa muôn ngàn tiếng chim cống hiến tiếng
hót vui cho đời
Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi – Để ta khắc tên mình trên đời!
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Cô Oanh PcD
 Làm “một cành hoa” giữa vườn hoa xuân rực rỡ cống hiến hương
sắc
 Làm “một nốt trầm” không ồn ào nhưng xao xuyến nhập vào bản
hòa ca của dân tộc.
- Hình ảnh bông hoa, tiếng chim hót đã được phác họa ở khổ thơ thứ nhất được
lặp lại ở khổ thơ này đã tạo ra sự đối ứng chặt chẽ và mang một ý nghĩa mới. Nếu ở khổ
thơ đầu đó là hình ảnh thực trong bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế thì đến đây
những hình ảnh này đã mang ý nghĩa ẩn dụ: Đó là niềm mong muốn được sống có ích,
được hòa nhập và dâng hiến một phần nhỏ bé nhưng đẹp đẽ nhất của mình vào cuộc đời
chung.
- Mở đầu bài thơ tác giả xưng “tôi” khi ông say sưa hòa mình vào cảnh sắc mùa
xuân đến đây lại xưng “ta” :
+ Vừa mang sắc thái kiêu hãnh
+ Vừa như một lời khẳng định: lời tâm niệm thiết tha, chân thành đó không chỉ
của riêng tác giả mà nó là khát vọng chung của nhiều người.
d. Khổ 5:Khát vọng dâng hiến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
- “Mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện ước
nguyện cống hiến phần nhỏ bé nhưng tốt đẹp vào mùa xuân của đất nước, dân tộc
- Ước nguyện hóa thân đó vô cùng cháy bỏng, nhưng được tác giả âm thầm “lặng
lẽ dâng cho đời”. Nghệ thuật đảo ngữ (đảo hai từ “lặng lẽ” lên đầu câu) nhằm nhấn
mạnh cách thức hiến dâng âm thầm, bình lặng, không ồn ào khoa trương (liên tưởng tới
những con người lao động bình dị ở Sa Pa – anh thanh niên...). Nhà thơ nguyện làm
một mùa xuân nho nhỏ hòa vào cuộc sống, được sống có ích, được dâng hiến cho đời
như Tố Hữu đã viết trong “Một khúc ca xuân”:
Nếu là con chim, chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

- Biện pháp nghệ thuật:


+ Hoán dụ “tuổi hai mươi, tóc bạc” đã cho ta thấy sự thống nhất trong tâm niệm
của nhà thơ: dù tuổi trẻ căng tràn sức sống hay tuổi già tóc bạc đã đi qua những thăng
trầm của cuộc đời thì vẫn giữ cho mình ý thức trách nhiệm. Như vậy, khát vọng sống
cống hiến đã trở thành ý thức bất diệt.
+ Điệp ngữ “dù là” thể hiện thái độ sống kiên định, bất chấp thời gian, tuổi tác,
bệnh tật để cống hiến cho cuộc đời.
- Hai câu thơ cuối nhấn mạnh ước nguyệ chân thành, đồng thời giống như một lời
tự hứa của tác giả: còn một hơi thở là còn cống hiến, cống hiến suốt cuộc đời.
Đặt những câu thơ này trong hoàn cảnh sáng tác, ta càng thêm trân trọng hơn
tấm lòng của Thanh Hải – một con người đã cống hiến cả cuộc đời cho đất nước, quê

Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi – Để ta khắc tên mình trên đời!
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Cô Oanh PcD
hương vậy mà đến những ngày tháng cuối cùng vẫn luôn muốn sống có ích. Bài thơ là
một minh chứng cao đẹp cho sự cống hiến cao cả.
4. Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam Bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
- Một lần nữa hình ảnh “mùa xuân” được lặp lại có lẽ bởi mùa xuân với những gì
đẹp đẽ nhất đã đánh thức và khơi nguồn cảm xúc trong lòng thi nhân để nhà thơ cất lên
câu hát. Đó là câu hát dành cho tổ quốc thân yêu, dành cho xứ Huế mộng mơ:
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam Bình
“Nam ai, Nam bình” là hai điệu hát quen thuộc và nổi tiếng của xứ Huế mộng mơ.
Câu Nam ai với giai điệu buồn thương da diết, câu Nam bình với giai điệu dịu dàng,
trìu mến như nâng đỡ hòa quyện nhau. Đó là câu hát của quê hương, câu hát của xứ sở.
- Câu hát đó ngợi ca quê hương dất nước rộng lớn, trải dài, trù phú, thanh bình và
chan chứa yêu thương:
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc ngữ pháp “nước non ngàn
dặm” kết hợp với điệp vần ‘inh” và hàng loạt những thanh bằng đã tạo ra nhạc tính cho
lời thơ khiến cho âm hưởng của lời ca trở nên du dương, lan tỏa.
- Câu thơ cuối khép lại bài thơ chính là cảm xúc và ý thức về nguồn cội của nhà
thơ:
Nhịp phách tiền đất Huế
+ Trong âm thanh hòa quyện của nhịp phách tiền, địa danh xứ Huế được nhà
thơ gợi ra. Đó là mảnh đất cố đô yên bình, trầm lắng, mộng mơ, là mảnh đất chôn nhau
cắt rốn, là nơi Thanh Hải sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Có lẽ khi người thi sĩ trở về
cát bụi, mảnh đất quê hương yêu thương đó sẽ là nơi chở che, ôm ấp và đón ông trở về.
+ Câu ca nghe như một lời từ biệt để hòa vào vĩnh viễn nhưng đây không phải
là lời ca buồn bã mà nghe giòn giã, vang xa . Phải yêu đời lắm, phải lạc quan lắm mới
có thể hát lên trong hoàn cảnh nhà thơ lúc đó (đang ốm nặng và sắp qua đời). Điều đó
làm ta càng yêu quý tiếng hát và tấm lòng nhà thơ.
------------------------------------
VIẾNG LĂNG BÁC
– VIỄN PHƯƠNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả: Viễn Phương.
- Tên khai sinh : Phan Thanh Viễn ( 1928 - 2005.)
- Quê : An Giang.
- Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ , ông hoạt động ở Nam Bộ. Là một trong những
cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ
cứu nước.
- Thơ ông nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu cảm xúc, mang đậm phong cách Nam Bộ
Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi – Để ta khắc tên mình trên đời!
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Cô Oanh PcD
- Tác phẩm chính: Mắt sáng học trò, Nhớ lời di chúc, Như mây mùa xuân,…
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi, đất nước thống
nhất, lăng Bác cũng vừa mới khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng
viếng Bác Hồ.
- Bài thơ được sáng tác trong dịp đó và in trong tập Như mây mùa xuân (1978)
b. Đề tài: viết về lãnh tụ
c. Chủ đề của bài thơ:
- Bài thơ thể hiện niềm kính yêu và biết ơn vô hạn của nhà thơ nói riêng, của nhân dân
nói chung đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.
d. Bố cục: 4 phần
- Khổ 1: cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng.
- Khổ 2: Cảm xúc trước dòng người vào lăng viếng Bác và sự vĩ đại của Bác.
- Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác.
- Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về.
e. Cảm hứng bao trùm và mạch vận động của cảm xúc
* Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết
ơn và tự hào pha lẫn niềm đau xót khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
=> Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang
nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ. Cùng với
giọng suy tư, trầm lắng là nỗi đau xót lẫn niềm tự hào.
* Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự thời gian và không gian 1 cuộc vào viếng
lăng Bác.
+ Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm nét về hàng tre
bên lăng gợi hình ảnh quê hương đất nước.
+ Tiếp đó là cảm xúc khi vào lăng .
+ Cuối cùng là tâm trạng lưu luyến, bịn rịn khi rời lăng.
g. Nhan đề:
* Hình thức: 1 cụm ĐT
* Nội dung:
- Dùng từ “viếng” để thể hiện sự thành kính, trân trọng của tác giả đối với Bác khi ra
thăm Bác, vào lăng viếng Bác.
- “Viếng” là đến chia buồn cùng với thân nhân người đã mất -> nhan đề dùng từ viếng
theo đúng nghĩa đen.
- “Thăm” là gặp gỡ, hỏi han người còn sống.
h. Thể loại : thơ 8 chữ
i. PTBĐ: Biểu cảm
k. Nội dung:
- Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người
đối với bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
m. Nghệ thuật:
- Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm,
ngôn ngữ bình dị và cô đúc .
n. So sánh
Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi – Để ta khắc tên mình trên đời!
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Cô Oanh PcD
- Cùng đề tài viết về lãnh tụ: Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ; “Phong cách Hồ Chí
Minh” – Lê Anh Trà; “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng.
- Cùng giai đoạn sau 1975: Ánh trăng – Nguyễn Duy ; Nói với con – Y Phương ;
III. PHÂN TÍCH
1.Khổ thơ 1: Cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của nhà thơ khi đến lăng Bác.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ô! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
Câu CĐ: Chỉ với bốn câu thơ đầu trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương đã giúp
ta cảm nhận được cảm xúc chân thành, xúc động của mình trước không gian, cảnh vật
bên ngoài lăng Bác.
a. Câu thơ mở đầu: Câu thơ đầu giản dị, ngắn gọn như một lời thông báo nhưng ẩn
chứa trong đó biết bao tình cảm chân thành, thiết tha, nỗi xúc động của người con từ
chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi giờ mới được ra thăm Bác:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
- Từ “con” nghe thật ngọt ngào, đầm ấm thân thương rất Nam Bộ.
- Với cách xưng hô “con” - “Bác”, Viễn Phương đã xóa nhòa đi khoảng cách của một vị
lãnh tụ với những người dân bình thường. Đó là tình cảm của những người thân trong
gia đình vì thế tác giả ở miền Nam ra thăm Bác giống như người con bao năm xa cách
nay đã được trở về với người cha của mình.
- Tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” là cách nói giảm, nói tránh để giảm nhẹ
nỗi đau thương mất mát và khẳng định Bác vẫn còn sống mãi trong muôn triệu trái tim
Việt Nam.
=> Như vậy, đây không đơn giản là chuyến đi thăm công trình kiến trúc mà là cây tìm về
cội, lá tìm về cành, máu chảy về tim, sông trở về nguồn.
b. Ba câu sau:
- Đặc biệt, cái hay của khổ thơ không chỉ ở những từ ngữ bình dị, những tình cảm chân
thành mà còn được thể hiện ở những hình ảnh độc đáo:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
- Trước hết, hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương là hình ảnh thực:
+ Vốn là một hình ảnh thân thuộc, gần gũi với mỗi làng quê Việt Nam
+ Đó là hình ảnh hàng tre nhạt nhòa trong sương sớm trước quảng trường Ba Đình.
+ H/ả “hàng tre” kết hợp với “ bát ngát” gợi mở không gian khoáng đạt , rộng lớn
nơi vị cha già đang yên nghỉ.
- Ngoài ra hình ảnh hàng tre còn mang nghĩa ẩn dụ:
+ “Hàng tre xanh xanh Việt Nam” mang ý nghĩa ẩn dụ cho sức sống bền bỉ, kiên
cường bao đời của người dân VN.
+ “Cây tre đứng thẳng hàng trong bão táp mưa sa” chính là hình ảnh ẩn dụ của
những con người VN luôn vững vàng, kiên cường, bất khuất trước mọi gian lao thử
thách.
- Câu cảm thán “Ôi!” được đặt ở đầu câu thơ vừa diễn tả niềm thương cảm, xúc động
vừa thể hiện niềm khâm phục, tự hào của tác giả:
Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi – Để ta khắc tên mình trên đời!
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Cô Oanh PcD
+ Thương cảm, xúc động bởi dân tộc ta đã trải qua biết bao nhiêu “bão táp mưa sa”,
bao nhiêu khó khăn gian khổ, đau thương, mất mát suốt 4000 năm dựng nước và giữ
nước.
+ Khâm phục, tự hào bởi tre vẫn đứng thẳng hàng như người Việt Nam ta luôn kiên
cường, bất khuất, hiên ngang trước mọi gian lao thử thách.
 Những hàng tre bát ngát bao quanh lăng giống như vòng tay của quê hương, tổ quốc
đang bao bọc lấy Bác, như hình dáng của những người con đang đứng canh giấc ngủ
bình yên cho Người.
2.Khổ 2: Dòng cảm xúc biết ơn và tôn kính của tác giả khi đứng trước lăng
“Ngày ngày mặt đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

- Khổ thơ được tạo bởi những cặp h/ảnh sóng đôi vừa mang nghĩa thực vừa mang
nghĩa ẩn dụ gợi nhiều liên tưởng sâu xa:
“Ngày ngày mặt đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
+ Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực là mặt trời của thiên nhiên , là
trung tâm của vũ trụ, mang hơi ấm và sự sống cho muôn loài, mặt trời ấy kì vĩ, bất tử,
vĩnh hằng.
+ Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ, chỉ đến Bác Hồ. Cũng giống như
“mặt trời”của vũ trụ , Bác Hồ là vầng thái dương soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách
mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước, Bác tỏa hơi ấm tình
thương bao la trong lòng mỗi con người VN.
+ Cụm từ “rất đỏ” nhấn mạnh một lí tưởng sáng ngời, một trái tim nhiệt huyết chân
thành của một con người suốt đời vì nước vì dân.
 Mặt trời tự nhiên trường tồn cùng vũ trụ cũng giống như cuộc đời Bác, hình ảnh Bác
mãi mãi bất tử trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam.
*Liên hệ, mở rộng: Thật ra so sánh Bác với mặt trời không phải là một tứ thơ mới, nhà
thơ Tố Hữu trong bài thơ “Sáng tháng Năm” đã từng viết:
“Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”
Nhưng cách so sánh ngầm “Bác nằm trong lăng” với “mặt trời” là một sáng tạo độc đáo
của Viễn Phương. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa mặt trời “đi qua”, “thấy” đã giúp ta
cảm nhận được sự nghiêng mình, ngưỡng mộ của tự nhiên trước tấm lòng bao la mà Bác
dành cho dân tộc Việt Nam
 Qua hình ảnh ẩn dụ trên, tác giả đã nói lên được công lao vĩ đại, đạo đức sáng ngời
của Bác, đồng thời thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam
đối với Người.
- Hai câu thơ cuối là những vần thơ xúc động khi nhà thơ hòa mình vào dòng người vào
lăng viếng Bác:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi – Để ta khắc tên mình trên đời!
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Cô Oanh PcD
+ Ngày ngày những dòng người nặng trĩu nhớ thương từ khắp mọi miền đất nước đã về
đây trong nỗi xúc động bồi hồi trong sự tiếc thương, kính cẩn lặng lẽ theo nhau vào lăng
viếng Bác.
+ Bằng sự quan sát tinh tế, tác giả đã sáng tạo ra một hình ảnh ẩn dụ thật đẹp: “tràng
hoa”. Những dòng người đang ngày ngày vào lăng viếng Bác nối kết nhau thành tràng
hoa bất tận kính dâng lên Người. Mỗi con người là một bông hoa đẹp, cuộc đời của họ
đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác, những bông hoa tươi thắm ấy đang kính dâng lên
Người những gì tinh túy đẹp đẽ nhất.
+ Hình ảnh “bảy mươi chín mùa xuân” là một hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ thật đẹp. Cái tinh
tế của Viễn Phương là dùng cách nói lạc quan của Bác dùng “xuân” để nói đến tuổi. Qua
đó nhà thơ muốn khẳng định Bác đã sống một cuộc đời thật đẹp như mùa xuân bởi
NGười đã mang đến mùa xuân cho dân tộc, cho đất nước.
+ Điệp ngữ “ngày ngày” nhấn mạnh vào sự bất tử của hình ảnh Bác đồng thời khẳng
định tình cảm không bao giờ vơi cạn mà dân tộc ta dành cho Người.
3. Khổ 3: Sự xúc động nghẹn ngào khi tác giả vào trong lăng , nhìn thấy di hài Bác.
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
a.Hai câu đầu: Niềm biết ơn, thành kính của tác giả đã chuyển thành nỗi xúc động
nghẹn ngào khi nhà thơ vào trong lăng chứng kiến di hài của Bác:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
+ Biện pháp nghệ thuật nói giảm, nói tránh “giấc ngủ bình yên” đã giúp ta cảm nhận
được Bác như vừa chợp mắt sau những năm tháng vất vả, gian truân vì đất nước.
+ Từ ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo cùng không gian tĩnh lặng, thiêng liêng, nhà thơ có
một liên tưởng thú vị: vầng trăng sáng dịu hiền như đang ru giấc ngủ cho Người.
 Trăng là một hình ảnh quen thuộc trong thơ Bác, đã từng đến với Bác chốn lao tù,
trên chiến khu, trong chiến trường và giờ đây trăng theo Bác vào giấc ngủ ngàn
thu để ôm ấp, tỏa sáng cho Người. Phai chăng Viễn Phương mong muốn những gì
thân thuộc với Bác sẽ luôn ở mãi, gắn bó bên Người.
 Với hình ành này, nhà thơ đã tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ vĩ đại để ví với
Bác. Người có lúc như mặt trời ấm áp, có lúc lại êm đềm dịu hiền tựa ánh trăng.
Có lẽ chỉ những gì vĩ đại, lớn lao như thiên nhiên mới có thể sánh với trái tim vĩ
đại cao cả của Người.
b. Hai câu cuối: cảm xúc của tác giả
Hai câu thơ cuối:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
diễn tả sự mâu thuẫn giữa lí trí và con tim.
- Bằng hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”, tác giả đã khẳng định: tuy Bác đã ra đi nhưng Người
đã hóa thân vào thiên nhiên, đất trời, sống mãi với non sông đất nước, sống mãi trong
trái tim, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam giống như bầu trời xanh kia vĩnh viễn tồn
tại.

Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi – Để ta khắc tên mình trên đời!
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Cô Oanh PcD
- Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả mâu thuẫn giữa cảm giác “nghe nhói ở trong tim”
với nhận biết “trời xanh là mãi mãi . Nên dù trái tim đã mách bảo như vậy nhưng lí trí
lại phải chấp nhận 1 sự thật đau xót đó là Bác đã ra đi vĩnh viễn.
- Nỗi đau ấy được thể hiện trực tiếp qua từ “nhói”. Từ “nhói” thể hiện nỗi đau xót, quặn
thắt đến cực độ, tê tái đến cực độ như hàng ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức.
Cảm xúc này chính là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Đó chính là
nguyên nhân dẫn đến khát vọng ở khổ thơ sau.
4.Khổ 4: Cảm xúc lưu luyến, bịn rin và ước mong của nhà thơ khi sắp rời lăng
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
- Ngay khi còn đang đứng ở trong lăng, nghĩ đến cảnh chia tay mà nhà thơ đã trào dâng
nước mắt, đặc biệt khoảng cách Bắc Nam nghìn trùng càng khiến nỗi chia ly tăng thêm
gấp bội:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
Câu thơ là một lời giã biệt giản dị nhưng thấm đẫm tình cảm sâu lắng, thiết tha.
Động từ ‘trào” diễn tả cảm xúc mãnh liệt, lưu luyến bịn rịn, không muốn dời xa nơi
Bác yên nghỉ.
- Lúc sắp đi xa mới chính là lúc muốn ở lại, muốn làm một điều gì đó dù là nhỏ, rất nhỏ
cho Bác:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
+ Điệp ngữ “muốn làm” lặp lại ba lần tạo âm hưởng dồn dập, thể hiện dòng cảm xúc
cuồn cuộn tuôn trào. Đó chính là ước muốn cháy bỏng được hóa thân thành những sự vật
bên cạnh Bác: làm con chim cất cao tiếng hát, một đóa hoa tỏa hương thơm; một cây tre
canh giữ giấc ngủ bình yên cho Người.
+ Hình ảnh “cây tre” xuất hiện ở khổ thơ đầu được lặp lại ở khổ thơ cuối nhằm:
 Tạo cho bài thơ một kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ
 Nhấn mạnh ước muốn giản dị của nhà thơ, muốn được làm cây tre trong hàng tre
VN kiên cường, bất khuất. Đặc biệt hình ảnh “cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn
dụ giống như một lời thề sắt son của nhà thơ: nguyện làm một người con đi theo
con đường mà Bác đã chọn, sốt đời trung với nước, hiếu với dân, sống một cuộc
đời thật đẹp để dâng lên Người.

Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi – Để ta khắc tên mình trên đời!

You might also like