You are on page 1of 4

Mùa xuân nho nhỏ

Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, Tố Hữu viết rằng:
“Tạm biệt đời ta yêu quý nhất
Còn mấy dòng thơ, một nắm tro
Thơ gửi bản đường. Tro bón đất
Sống là cho. Chết cũng là cho”
Có lẽ, những câu thơ trên của Tố Hữu đã có sự gặp gỡ với bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
được viết nào 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Dẫu biết rằng, thời gian trôi và bốn mùa
luôn luân chuyển, con người chỉ xuất hiện một lần rồi ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng… nhưng những gì là
thơ, là văn là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi theo thời gian. Bởi vậy, Tố Hữu cũng như Thanh Hải ra
đi đã để lại cho đời những vần thơ đẹp nhất, lay động nhất để rồi “Mùa xuân nho nhỏ” – một bài thơ hay,
ngọt ngào, da diết, là tiếng lòng tha thiết gắn bó với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ
được cống hiến cho đất nước của Thanh Hải vẫn sống mãi đến tận bây giờ.
Thi phẩm được viết năm 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, tức khoảng một tháng trước khi
ông qua đời nhưng vần thơ vẫn vô cùng mượt mà, sâu lắng đúng như phong cách của nhà thơ Thanh Hải từ
trước đến nay. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước và “mùa xuân
nho nhỏ” của mỗi người. Bài thơ bắt đầu từ những cảm xúc trực tiếp hồn nhiên, tha thiết với vẻ đẹp và sức
sống của mùa xuân thiên nhiên, từ đó mở rộng cảm nghĩ về mùa xuân đất trước. Từ mùa xuân lớn của thiên
nhiên đất nước mà liên tưởng tới mùa xuân của mỗi cuộc đời – một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân
lớn.
Vét nét bút khoáng đạt, bức tranh mùa xuân thiên nhiên được nhà thơ phác họa bằng hình ảnh tự nhiên,
bình dị và gợi cảm:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Xứ Huế vào xuân với “dòng sông xanh”, với “bông hoa tím”. Tác giả đã sử dụng màu sắc thật hài hòa:
ở giữa dòng sông xanh lại có một màu tím nổi lên. Màu tím hiện lên giữa màu xanh, đó là hình ảnh của một
vẻ đẹp nổi bật nhưng không rực rỡ mà nên thơ nhẹ nhành, hài hòa duyên dáng. Ngoài ra, trong hai câu thơ
đầu của bài thơ, Thanh Hải đã sử dụng gam màu lạnh để miêu tả không gian nơi đây, màu xanh của dòng
sông phải chăng là màu xanh của hi vọng, của niềm tin yêu, thanh bình hay màu tím lại chính là vẻ đẹp của
sự nên thơ, dịu dàng rất Huế. Nói đến hoa xuân, thơ ca thường nhắc đến sắc hồng phớt của hoa đào, sắc
trắng tinh khôi của hoa lê, sắc vàng độc đáo của hoa mai… còn với Thanh Hải lại riêng một góc trời cố đô
Huế với sắc tím đặc trưng. Nghệ thuật đảo ngữ đưa động từ “mọc” lên đầu câu nhấn mạnh sự xuất hiện bất
ngờ của bông hoa, đồng thời giúp người đọc cảm nhận sức sống mãnh liệt trào dâng trên từng cánh hoa.
Cách sử dụng số từ “một” đặt ở đầu câu thơ không phải là sự đơn lẻ, cô độc của bông hoa mà thể hiện sức
sống mãnh liệt, sự kiêu hãnh của bông hoa vươn lên đón khí xuân của thiên nhiên, đất trời. Bức tranh xứ
Huế không chỉ có màu sắc mà còn vang lên âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Tiếng hót của chim chiền
chiện mở ra một không gian cao vời, trong trẻo. Và cũng bởi tiếng chim lảnh lót đó vang lên làm xao động
cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Với từ cảm thán “Ơi” và lời hỏi “chi mà”,
Thanh Hải đã đưa vào lời thơ giọng điệu ngọt ngào, dịu nhẹ, thân thương của người dân xứ Huế, diễn tả cảm
xúc say vui đến ngỡ ngàng trước một mùa xuân tươi đẹp – một mùa xuân đậm chất quê hương và giàu chất
thơ. Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị mà nên thơ của mùa xuân, nhà thơ bỗng bồi hồi, xúc động:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
“Giọt long lanh” là giọt mùa xuân, giọt nắng vàng, giọt mưa hay giọt sương sớm hay giọt hạnh phúc?
Đây chính là một trong những nét nghệ thuật đặc sắc của tác giả. Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ
đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng
mở của thi sĩ, thâm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng một
cách tự nhiên, hợp lí. Thanh Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác
và xúc giác. Cử chỉ “Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa
xuân với cảm xúc say sưa, lặng ngắm. Hình ảnh thơ lung linh, đa nghĩa, vừa là thơ, vừa là nhạc là họa. Như
vậy, với sáu câu thơ ngắn gọn cùng với những nét vẽ phác họa với biện pháp nghệ thuật và cách phối sắc hài
hòa tác giả Thanh Hải đã làm sống dậy trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế trong
trẻo, khoáng đạt mà hài hòa. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân đầy sắc màu và rộn rã âm thanh được cảm
nhận qua nhiều giác quan từ thị giác, thính giác đến xúc giác. Vẻ đẹp của mùa xuân ấy được thể hiện qua
một trái tim say sưa ngây ngất của nhà thơ. Đặc biệt, bài thơ được viết vào tháng 11/1980 là mùa động của
xứ Huế và cũng là mùa đông của cuộc đời nhà thơ. Thế nhưng, ta không nhìn thấy những gang màu xám xịt,
cảm xúc u buồn mà thay vào đó là một sắc xuân tươi tắn và tràn đầy sức sống. Bức tranh ấy được vẽ ra bởi
trí tưởng tượng phong phú hay niềm tin yêu cuộc đời thiết tha?
Từ cảm hứng yêu mến trước mùa xuan thiên nhiên đất trời nhà thơ đã mở lòng mình ra với mùa xuân
quê hương, đất nước:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Hình ảnh mùa xuân được cảm nhận qua hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”. Đây là hình
ảnh tượng trưng cho hai nhiệm vụ chính của đất nước lúc bấy giờ đó là chiến đấu và xây dựng đất nước. Đặt
vào hoàn cảnh đất nước ta những năm 1980, nhân dân ta vừa phải có nhiệm vụ chiến đấu chống chiến tranh
biên giới bảo vệ Tổ quốc vừa lao động phục vụ cho tiền tuyến và xây dựng đất nước sau những năm dài
chiến tranh. Có thể nói đây là hai nhiệm vụ lớn lao và vô cùng cần thiết của đất nước ta lúc bây giờ. Nhắc
đến hình ảnh người chiến sĩ, Hữu Thỉnh viết: “Mùa xuân người cầm súng/Lộc giắt đầy trên lưng”. Hai câu
thơ cho ta cảm nhận mùa xuân của những người chiến sĩ ra trận trên lưng họ thường mang theo những cành
lá ngụy trang, họ đem theo sức sống của mùa xuân vào trận chiến báo hiệu niềm tin chiến thắng. Còn người
ra đồng họ gieo những hạt mầm cấy những mạ non như đang thêu dệt nên mùa xuân của đất nước bởi những
hạt mầm ấy sinh sôi, nảy nở báo hiệu một vụ mùa bội thu. Bốn câu thơ với việc sử dụng điệp từ “lộc”, điệp
từ “mùa xuân” và điệp cấu trúc câu đã khẳng định dù người chiến sĩ ra trận hay người nông dân ra đồng họ
đều mang “lộc” về cho đất nước. Cách sử dụng từ “lộc” của tác giả rất độc đáo, từ “lộc” vốn có nghĩa là chồi
non, lộc biếc còn ở trong bốn câu thơ này từ “lộc” chỉ sức sống trào dâng mãnh liệt của mùa xuân cho đất
nước, chính họ đã gieo mầm sự sống trên khắp đất nước ta. Tất cả những công việc ấy đang diễn ra trong
một không khí hối hả, xôn xao. Với việc sử dụng các từ láy “hối hả”, “xôn xao” cách điệp từ, điệp cấu trúc
và hai hình ảnh so sánh liên tiếp, âm điệu thơ bỗng trở nên nhanh dồn dập hơn từ đó diễn tả nhấn mạnh
không khí lao động và chiến đấu khẩn trương, sôi nổi, tươi vui của con người. Có thể thấy, hai câu thơ cho
ta cảm nhận sức xuân đang bừng lên trong mỗi con người, tất cả đang khẩn trương thuê dệt nên mùa xuân
cho toàn dân tộc. Ẩn sau những câu thơ đó chính là cái náo nức trong tâm hồn tác giả, là tiếng lòng của nhà
thơ reo vui. Bản thân Thanh Hải khi còn trai trẻ đã cống hiến hết mình cho đất nước, nay đã về già sống
trong đau đớn bệnh tật nhưng ông vẫn gửi trọn lòng mình cho quê hương. Thơ viết trên giường bệnh nhưng
vẫn tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống, con người, đất nước. Tấm lòng nhà thơ vẫn đang rộng mở để đón
lấy bao hương thơm và thanh sắc của cuộc đời. Nếu thơ là tiếng lòng thì những câu thơ trên chính là cảm
xúc thiết tha say sưa trìu mến của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
Từ cảm xúc về mùa xuân đất nước, tác giả ngược dòng thời gian suy tư về quê hương đất nước mình:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Chặng đường lịch sử của đất nước với bốn nghìn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với bao
thử thách “vất vả và gian lao”. Thời gian đằng đẵng ấy, nhân dân ta từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem
xương máu và mồ hôi, lòng yêu nước và tinh thần quả cảm để xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó, tác giả
nghĩ về tương lai, về thiên hướng của dân tộc qua hình ảnh:
“Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Từ xưa đến nay, đất nước là nguồn cảm hứng bất tận của thi nhân và mỗi nhà thơ lựa chọn cho mình
một lối đi riêng. Viết về đất nước, Trần Mạnh Hảo từng ví “đất nước hình tia chớp”, Tạ Hữu Yên ví “đất
nước thon thả giọt bầu” hay đất nước trong Nguyễn Khoa Điềm là “đất nước ca dao, đất nước thần thoại”.
Còn với Thanh Hải, ông so sánh đất nước với “vì sao” - một cách ví von đầy mơi vẻ, độc đáo. Khi so sánh
như vậy, tác giả muốn nói đến ánh sáng trong đêm, nói đến vẻ đẹp diệu kì vĩnh hằng mà thiên nhiên ban
tặng cho con người. Nói đến vì sao cũng là nói đến sự bất diệt của đất nước. Ngoài ra, hình ảnh vì sao còn
gợi ra một ý nghĩa sâu sắc: ngôi sao càng trong đêm thì càng tỏa sáng và đất nước ta cũng vậy, càng gian
lao, càng khó khăn thì dân tộc ta càng quật cường, càng thể hiện được cái bản lĩnh của mình. Từ “cứ” ở câu
thơ tiếp theo đi liền với động từ “đi lên” đã thể hiện quyết tâm cao độ và hiên ngang, tiến lên phía trước,
vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Lấp lánh sau những vần thơ là niềm tin tưởng mãnh liệt của tác giả vào
hướng đi lên của dân tộc mình. Có thể nói, với biện pháp nghệ thuật so sánh cũng một loạt từ ngữ giàu sắc
thái gợi hình, gợi cảm, khổ thơ đã góp phần thể hiện sâu sắc tình cảm yêu mến với mùa xuân đất nước, mùa
xuân dân tộc.
Từ dòng cảm xúc yêu mến tự hào trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, Hữu Thỉnh bày tỏ ước
nguyện chân thành nhất của cuộc đời mình:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Khổ thơ thứ tư là sự trở lại của những hình ảnh mùa xuân đã xuất hiện ở khổ thơ thứ nhất kết hợp với
hình ảnh mới là “nốt nhạc trầm” để thể hiện tâm nguyện đẹp đẽ của nhà thơ. Một con chim hót để gọi xuân
về đem đến niềm vui cho mọi người, một nhành hoa để tô điểm cho cuộc sống, làm đẹp cho thiên nhiên và
một nốt nhạc trầm của bản hòa ca êm ái để ca ngợi cuộc sống, để cổ vũ con người. Nếu ở khỏ thơ thứ nhất là
hình ảnh mùa xuân đẹp đẽ thì ở khổ thơ thứ tư nó lại ẩn dụ cho cái đẹp, cho niềm vui, là biển hiện của niềm
mong ước được sống có ích, để cống hiến cho đời như con chim phải cất cao tiếng hót, như đóa hoa phải
khoe sắc tỏa hương. Ngoài ra, phép điệp “ta làm”, “ta nhập” đã nhấn mạnh ước nguyện tha thiết và chân
thành của nhà thơ, đó là ước vọng được hòa nhập cuộc sống riêng vào sự sống chung của đất nước. Hơn thế,
nếu ở khổ thơ đầu, cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên được biểu đạt
bằng cái tôi cá nhân thì lúc này, ước nguyện không còn của rieenh nhà thơ nữa mà là của “ta”. “ta” là nhà
thơ, là tôi, là bạn và là tất cả mọi người. Bởi nhà thơ ý thức được rằng, sự đóng góp của mỗi cá nhân là bé
nhỏ và một cái bé nhỏ chẳng thể làm nên mùa xuân, mùa xuân lớn của đất nước phải được tạo nên từ triệu
triệu mùa xuân nhỏ bé. Bởi vậy, nhà thơ chỉ ước làm một con chim không phải một đàn chim, một nhành
hoa không phải một vườn hoa và một nốt nhạc trầm bé nhỏ lặng lẽ trong cung đàn. Như vậy, khổ thơ đã đề
cập đến một vấn đề lớn của nhân sinh quan, vấn đề ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng
đồng một cách tha thiết, nhỏ nhẹ và chân thành. Dù không kêu gọi ai, không mách bảo ai nhưng lại thấm
thía trong tình cảm và suy nghĩ của mỗi người.
Muốn được cống hiến cho cuộc đời là điều đáng quý nhưng cống hiến như thế nào còn đáng quý hơn:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong đoạn thơ cũng như trong cả bài thơ là hình ảnh “mùa xuân
nho nhỏ”, một khái niệm chỉ thời gian đã được hình tượng hóa, cụ thể hóa trở nên có hình, có khối như cân
đo được. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ mang nhiều tầng ý nghĩa. Đó là mùa xuân của thiên nhiên đất trời, đó
là mùa xuân của đất nước đang chuyển mình vươn lên sau những ngày tháng vất vả và đó cũng là mùa xuân
của vận mệnh con người, năm mươi mùa xuân đi qua cuộc đời nhà thơ thật bé nhỏ với mùa xuân vĩnh hằng
của đất nước. Cùng với hình ảnh cành hoa, con chim, nốt nhạc trầm thì “mùa xuân nho nhỏ” là tâm niệm
chân thành, tha thiết của nhà thơ, tâm niệm được mang đến cuộc đời chung phần tinh túy nhất của cuộc đời
mình. Trong nền văn học Việt Nam, nhiều nhà thơ đã dùng các định ngữ khác nhau để gắn với danh từ mùa
xuân. Ta biết đến một “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử, “Xuân ý”, “Xuân lộc” của Tố Hữu, với định ngữ
“nho nhỏ” Thanh Hải đã có một phát triển đầy mới mẻ và sáng tạo. Thâm thúy là ở chỗ từ láy “nho nhỏ” đã
thể hiện những khát vọng đầy khiêm tốn và gairn dị bởi sự đóng góp của mỗi người cho cuộc đời chung dù
hữu ích đến đâu cũng chỉ là nhỏ bé. Đó là sự ý thức về cái hữu hạn trong cái vô hạn, về mối quan hệ giữa cá
nhân với cộng đồng, quan hệ mỗi người với cả dân tộc. Tâm niệm của Thanh Hải đã trở thành một lẽ sống
đẹp, càng đẹp hơn, đáng quý hơn khi lẽ sống ấy được thực hiện một cách lặng lẽ và trọn một đời người. Có
những sự cống hiến đôi khi thật khoa trương và ồn ào nhưng cũng có những sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ, sự
cống hiến ấy đâu phải một giờ, một khắc cũng đâu phải chỉ tính bằng ngày tháng cuộc đời mà nó là trọn vẹn
suốt cả cuộc đời. Ta chợt nhớ đến hình ảnh anh thanh niên trên đỉnh núi Yên Sơn, nhớ đến những chàng tre
lái xe trên tuyến đường Trường Sơn, nhớ đến hình ảnh những cô thanh niên xung phong dành cả thanh xuân
để phá bom, lấp đường. Tất cả những con người ấy đang góp những mùa xuân nho nhỏ để làm nên mùa
xuân lớn lao cho dân tộc. Hơn thế, hình ảnh “tuổi hai mươi” là hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho độ tuổi
sung sức nhất của cuộc đời con người, còn hình ảnh “tóc bạc” tương trưng cho con người khi đã về già. Sự
xuất hiện liên tiếp của hai hình ảnh hoán dụ này có ỹ nghĩa tương phản đồng thời nhấn mạnh ước nguyện
được cống hiến mãnh liệt của thi sĩ, dù năm tháng có qua đi, dù cho con người thay đổi nhưng lẽ sống của
Thanh Hải vẫn còn nguyên vẹn. Ngoài ra, điệp ngữ “dù là” lặp đi lặp lại như một lời hứa, một lời tự nhủ với
chính mình đồng thời khẳng định sự tồn tại bền vững của những lý tưởng sống, khát vọng cao đẹp. Bài thơ
được viết trong những ngày cuối đời Thanh Hải sống trên giường bệnh thế nhưng nó lại truyền biết bao cảm
hứng cho bạn đọc, cho thế hệ hôm nay và cả mai sau một niềm tin và một nghị lực to lớn. Chính nhà thơ đã
thắp lên khát vọng được hiến dâng cho cuộc đời, khát vọng sống với lý thưởng cao đẹp. Giống như Tố Hữu
trong thi phẩm “Một khúc ca xuân” đã từng viết:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Về nghệ thuật, với thể thơ năm chữ gần với âm hưởng dân ca xứ Huế nhẹ nhàng, tha thiết cùng với sự
kêt hợp giữa các hình ảnh thiên nhiên bình dị với những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng và các biện pháp
tu từ đặc sắc như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã thể hiện
tấm lòng tha thiết và gắn bó với đất nước, với cuộc đời đồng thời thể hiện ước nguyện chân thành của nhà
thơ.
Cùng với bao bài thơ khác, “Mùa xuân nho nhỏ” đã góp phần làm nên bản hùng ca về một dân tộc gian
lao vất vả nhưng cũng hết sức anh dũng, kiên cường. Bài thơ ra đời đến nay đã 30 năm nhưng đến nay thi
phẩm ấy của Thanh Hải vẫn làm rung động trái tim bao người, là lời nhắc nhở đầy ý nghĩa mỗi con người
chúng ta hãy sống đẹp, sống có ích, sống vì quê hương, vì đất nước.
Có thể nói, đã có rất nhiều thi nhân Việt Nam bộc lộ cảm xúc trước mùa xuân, nhưng “Mùa xuân nho
nhỏ” của Thanh Hải vẫn mang nét độc đáo, riêng biệt. Bài thơ đã để lại cho đời một ý nghĩa thật lớn lao. Nó
đã tái hiện thành công vẻ đẹp của mùa xuân đất nước tươi sáng, tràn đầy nhựa sống bằng giọng văn tha thiết,
đầy tự hào nhưng đằng sau những câu thơ ấy còn cho thấp lẽ sống đẹp đẽ, cao cả, luôn mong muốn được
cống hiến hết mình cho quê hương, đất nước của nhà thơ.

You might also like