You are on page 1of 3

cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời

làm
cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời
đã được thể hiện chân thực qua khổ một của bài thơ mùa xuân nho
nhỏ như sau:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chuyện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Bằng những hình ảnh tiêu biểu, giản dị mà gợi cảm, bức tranh mùa
xuân thiên nhiên xứ Huế đã được phát họa vô cùng rõ nét cùng đôi
chút dễ thương. Thông qua hai chi tiết điển hình dòng sông xanh,
bông hoa tím biếc trong hai câu thơ đầu, độc giả có thể mường tượng
khung cảnh về sắc tím của bông hoa vừa hài hòa lại vừa nổi bật giữa
dòng sông gợi một sắc xuân tươi tắn, rực rỡ mà vẫn rất mực bình dị,
dân dã mang đậm chất Huế. Biện pháp đảo ngữ với động từ mọc được
đảo lên đầu câu thơ cũng nhằm nhấn mạnh một vẻ đẹp duyên dáng,
sức sống mạnh mẽ của bông hoa mùa xuân cùng lúc bộc lộ sự ngạc
nhiên, thích thú của nhà thơ khi phát hiện một điều mới mẻ. Bên cạnh
bông hoa, không gian của mùa xuân chừng như còn được mở rộng,
trong lành hơn bởi sự xuất hiện “vang trời” của tiếng chim chiền
chiện. Thán tử “ơi” kết hợp lời hỏi “hót chi” tái hiện giọng điệu ngọt
ngào, dịu nhẹ, thân thương của người dân xứ Huế đồng thời diễn tả
cảm xúc vui say đến ngỡ ngàng rước một mùa xuân tươi đẹp-một mùa
xuân đậm chất thơ ca. Hòa mình trong tiếng chim, trước mắt nhà thơ
dường như xuất hiện những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống.
Với tâm hồn thi sĩ lãng mạn, nhạy cảm của một con người yêu thiên
nhiên, yêu cuộc sống tha thiết, ông đã tưởng tượng tiếng chim hót
thành những giọt long lanh có hình, có khối. Chúng có thể là giọt
sương, giọt nắng hay giọng mưa xuân… nhưng đều đã bộc lộ được sự
sáng tạo của Thanh Hải. Từ âm thanh tiếng chim vốn chỉ cảm nhận
bằng thính giác mà qua suy nghĩ của ông, chúng đã có một hình thù
nhất định, có thể được nhìn thấy bằng thị giác và thậm chí là đưa tay
hứng với sự nâng niu trìu mến. Một phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
tưởng chừng vô lí nhưng lại được vận dụng tài hoa trong trường hợp
này. Qua trí tưởng tượng phong phú của người nghệ sĩ, các câu thơ đã
diễn tả chân thực tâm trạng vui say ngây ngất của con người trước
cảnh đất trời vào mùa xuân đầy thơ mộng, quyến rũ. Nhìn chung,
dưới ngòi bút tinh tế, sự quan sát nhạy bén, Thanh Hải đã viết lên một
khổ thơ mang nhịp điệu tươi sáng vui vẻ lạc quan cũng như dựng lên
trước mắt người đọc một khung cảnh mùa xuân đẹp đẽ và tràn đầy
sức sống. Với tư cách là một học sinh đã và đang ngồi trên ghế nhà
trường em sẽ luôn cố gắng trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên
đất nước qua việc tái chế rác thải, trồng cây gây rừng cũng như giữ
gìn các công trình văn hóa luôn xanh-sạch-đẹp.

phân tích khổ hai và ba của bài thơ mùa xuân nho nhỏ
làm
Những cảm xúc về mùa xuân đất nước của nhà thơ Thanh Hải đã
diễn tả chân thực thông qua khổ hai và khổ ba trong bài thơ mùa xuân
nho nhỏ như sau:
“mùa xuân người cầm súng
lộc giắt đầy trên lưng
mùa xuân người ra đồng
lộc trải dài nương ma
tất cả như hối hả
tất cả như xôn xao…

đất nước bốn ngàn năm


vất vả và gian lao
đất nước như vì sao
cứ đi lên phía trước”
Bằng việc sử dụng cấu trúc sóng đôi trong hai câu thơ “mùa xuân
người cầm súng”, “mùa xuân người ra đồng”, Thanh Hải đã nêu lên
hai vai trò rõ rệt trong xã hội lúc bấy giờ. “người cầm súng” đại diện
cho những người chiến sĩ đang xông pha ngoài tiền tuyến còn “người
ra đồng” biểu trưng cho những người nông dân đang miệt mài sản
xuất ở hậu tuyến. Hai vai trò tưởng chừng như khác biệt nhưng đều
tham gia vào nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước.
Điệp từ “mùa xuân”, “lộc” ngụ ý cho lớp lá ngụy trang trên lưng các
anh lính đồng thời là mạ non, là chồi non tượng trưng cho sự sinh sôi,
nảy nở, sức sống mãnh liệt của mùa xuân. Không chỉ riêng mùa xuân
thiên nhiên, người chiến sĩ và người nông dân còn góp phần tạo nên
mùa xuân trong lòng người dân Việt Nam. Mùa xuân người chiến sĩ
đem đến cho mọi
miền đất nước là sự thắng lợi trong chiến đấu và ngược lại, mùa xuân
qua tay người nông dân là những thành quả lao động sau các vụ mùa
bận rộn. Họ mang trách nhiệm làm nên và bảo vệ mùa xuân tươi đẹp
cho đất nước. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các từ láy “hối hả”, “xôn
xao” cùng điệp ngữ “tất cả”, Thanh Hải đã làm nổi bật không khí náo
nức, khẩn trương của đất nước cùng tâm trạng phấn khởi của con
người khi bước vào mùa xuân năm mới. Đến với khổ thơ thứ ba, ông
bộc lộ xúc cảm tự hào về lịch sử bốn ngàn năm dân tộc qua nghệ thuật
nhân hóa đất nước vất vả và gian lao từ đó rút ra một thông điệp rằng
đất nước ta dù trải qua nhiều mất mát, đau thương, nhân dân ta dù đổ
biết bao mồ hôi, xương máu song không vì thế khuất phục mà vẫn
đứng vững và tiến lên phía trước. Đặc biệt phép so sánh được nhà thơ
vận dụng vô cùng đặc sắc, làm đẹp ý thơ. "Sao" là nguồn sáng bất diệt
của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự
vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế là tác giả ngợi ca đất nước
trường tồn, tráng lệ. Với điệp ngữ "đất nước" được nhắc lại hai lần,
kết hợp củng cụm từ “cứ đi lên” thể hiện sâu sắc chi tiết ấy. Cuối
cùng, vượt qua bao nhiêu gian truân, gian khổ, đất nước vẫn tỏa sáng
đi lên không có gì ngăn cản được. Đến đây, ta cảm nhận được niềm
tin của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam. Âm
thanh mùa xuân đất nước vang lên từ chính cuộc sống vất vả gian lao
mà tươi thắm đến vô ngần. Nhìn chung, hai khổ thơ hai và ba đã giúp
người đọc cảm nhận được những cảm xúc của nhà thơ trước mùa
xuân của đất nước. Đó là niềm tin, niềm vui, niềm tự hào khi bước
vào xuân. Và đằng sau những vần thơ ấy, ta biết trân trọng vẻ đẹp
thiên nhiên, đất nước cũng như giữ gìn chúng qua việc thu gom, tái
chế rác thải, trồng cây gây rừng…

You might also like