You are on page 1of 5

 

Mùa xuân vốn là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc. Với
bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải đã góp cho thơ
ca dân tộc một bài thơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Tình yêu mùa
xuân gắn liền với tình yêu đất nước, quê hương được Thanh Hải
diễn tả một cách sâu sắc, chân thành và cảm động qua lời thơ bình
dị mà hết sức sâu xa. Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác năm 1980,
khi nhà thơ Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh. Bài thơ không
chỉ là cảm xúc về một mùa xuân tươi xanh mà còn là lẽ sống cao
đẹp cùng với tình yêu quê hương, đất nước thiết tha. Lẽ sống và
tình yêu của nhà thơ trước mùa xuân đất nước đã được thể hiện
hết sức chân thành và cảm động ở khổ thơ 2 và 3 của bài thơ. 
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng.
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Đất nước bốn ngàn năm,
Vất vả và gian lao.
Đất nước như vì sao,
Cứ đi lên phía trước.”
Mở đầu bài thơ như tiếng hát reo vui đón chào một mùa xuân đẹp
đã về. Ở khổ thơ thứ nhất, nhà thơ vẽ ra trước mắt người đọc một
bức tranh thiên nhiên về mùa xuân quê hương đất nước rộn rã âm
thanh, nên thơ, rực rỡ sắc màu với những đường nét hài hòa, tràn
đầy sức sống. Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, đến khổ thơ
thứ hai và ba, Thanh Hải dẫn người đọc đắm chìm vào khung
cảnh mùa xuân của cuộc sống, của nhân dân và đất nước rộn ràng
trong trẻo cùng những hình ảnh đậm chất sử thi. Hai khổ thơ đồng
thời cũng là minh chứng cho tài năng nghệ thuật độc đáo cũng
như tình yêu, niềm tự hào sâu sắc mà Thanh Hải dành cho đất
nước. Nếu mùa xuân thiên nhiên đất nước được vẽ lên từ các
đường nét, màu sắc, âm thanh thì mùa xuân đất nước lắng đọng
trong hai hình ảnh: người cầm súng và người ra đồng.
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng.
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.”
 Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận và tái hiện khung cảnh mùa
xuân của đất nước qua hai hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng là
"người cầm súng" và "người ra đồng". Đây là 2 hình ảnh hoán dụ
tượng trưng cho 2 lực lượng đông đảo nhất gánh vác 2 nhiệm vụ
quan trọng nhất của lịch sử. Người cầm súng là người chiến sĩ với
nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ quê hương. Còn người ra đồng là
người lao động nơi hậu phương, gắn với nhiệm vụ xây dựng dất
nước xã hội chủ nghĩa. Câu thơ vì vậy mang một ý nghĩa sâu sắc:
mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân ta đã góp phần
nhuộm màu phì nhiêu cho mùa xuân vĩnh hằng của dân tộc. Hình
ảnh con người mùa xuân trong lao động và chiến đấu gắn liền với
1 hình ảnh giàu chất thơ. Đó chính là hình ảnh “lộc”. “Lộc” là
nhành non chồi biếc của cỏ cây trong mùa xuân. “Lộc” không chỉ
là hình ảnh tả thực mà con mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Đối
với người chiến sĩ, “lộc” là cành lá ngụy trang che mắt quân thù
trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đầy cam go và ác liệt. Đối
với người nông dân “một nắng hai sương”, “lộc” là những mầm
xuân tươi non trải dài trên ruộng đồng bát ngát, báo hiệu một mùa
bội thu. Nhưng đặc biệt hơn cả, “lộc” là sức sống, là tuổi trẻ, sức
thanh xuân tươi mới đầy mơ ước, lí tưởng, đầy những hoài bão và
khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, sôi nổi trong mỗi tâm hồn con
người – tâm hồn của người lính dũng cảm, kiên cường nơi lửa
đạn bom rơi – tâm hồn của người nông dân cần cù, hăng say tăng
gia sản xuất. “Lộc” chính là thành quả hôm nay và niềm tin, hi
vọng ngày mai. Từ những suy nghĩ rất thực về đất nước, nhà thơ
khái quát:
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Lối điệp cấu trúc song hành với các điệp ngữ “Tất cả”, “như” kết
hợp với từ láy tượng hình “hối hả”, “xôn xao” nhấn mạnh khí thế
tưng bừng của đất nước vào xuân thể hiện không khí khẩn trương,
niềm vui náo nức bâng khuâng của tâm hồn con người trước mùa
xuân lớn lao của dân tộc. Nhà thơ đã khái quát được cả một thời
đại của dân tộc. Nhịp điệu khẩn trương, tất bật của những con
người Việt Nam trong giai đoạn mới, thời đại mới, trong công
cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa như tụ trong từ “hối hả”. Còn
“xôn xao” lại bộc lộ tâm trạng náo nức rộn ràng. Ý thơ khẳng
định một điều: không chỉ cá nhân nào vội vã mà cả đất nước đang
hối hả, khẩn trương sản xuất và chiến đấu. Tất cả đều náo nức,
rộn ràng trong mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, của đất nước.
Nhịp thơ sôi nổi như nhịp hành khúc cho thấy niềm tin tươi sáng,
cái nhìn lạc quan của Thanh Hải về tiền đồ của dân tộc cho dù
trong hoàn cảnh khó khăn lúc đương thời.
Xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước khi bước vào mùa
xuân, nhà thơ Thanh Hải đã có cái nhìn sâu sắc và tự hào về lịch
sử hơn bốn nghìn năm dân tộc:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao.
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
Cách điệp từ “đất nước” đã góp phần nhấn mạnh hình ảnh đất
nước qua cái nhìn sâu sắc, tự hào của tác giả theo suốt chiều dài
lịch sử từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Với đất nước trong quá
khứ, tác giả đã viết:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao.”
Hai câu thơ như 1 lời tổng kết về hành trình lịch sử của dân tộc.
Phép nhân hóa ở hai tính từ “vất vả, gian lao” khiến hình ảnh tổ
quốc trong quá khứ hiện lên như 1 người mẹ lam lũ, tảo tần và
gian lao, một đất nước vất vả, đau thương, trải qua bao thăng trầm
lịch sử. Đó là hành trình 4000 năm dựng nước gian khổ, nhọc
nhằn, 4000 năm giữ nước với các cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm, kiên cường, anh dũng. Lời thơ chất chứa tình cảm yêu
thương, tự hào của tác giả về quá khứ gian lao nhưng đầy vinh
quang của dân tộc, như nhà thơ Huy Cận đã viết:
“Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa.”
Chính những năm tháng khó khăn ấy, dân tộc mình đã khẳng
được ý chí, sức mạnh và bản lĩnh. Đặc biệt, phép tu từ so sánh
được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc sắc, làm ý thơ hàm súc:
“Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
Dù mùa xuân hiện tại của đất nước còn không ít khó khăn, thử
thách, hai đầu đất nước đang ở chiến tranh, ruộng đất thì đầy bom
đạn do chiến tranh chống Mĩ để lại nhưng không bi quan, nhà thơ
vẫn vững vào tương lai tươi sáng của đất nước qua hình ảnh so
sánh, nhân hóa ấn tượng. Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà,
là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh
hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả khẳng định chiều dài
lịch sử của dân tộc và đất nước trong quá khứ và hiện tại luôn có
những biến cố thăng trầm nhưng chúng ta vẫn luôn cố gắng nỗ
lực vươn lên. Đặc biệt là từ “cứ” ở câu cuối vang lên thật tự tin,
kiêu hãnh. Cứ là bất chấp mọi rào cản. Đất nước trong hiện tại và
tương lai sẽ mang lấy sức mạnh của một dân tộc bé nhỏ mà vĩ đại
trong quá khứ để vượt qua mọi thử thách, để không ngừng tiến
lên và tỏa sáng. Ta cảm nhận được niềm tin tương lai của tác giả
vào tương lai rạng ngời của dân tộc VN. Âm thanh mùa xuân đất
nước vang lên từ chính cuộc sống vất vả, gian lao mà tươi thắm
đến vô ngần.
Như vậy, qua việc sử dụng bptt ẩn dụ, hình ảnh giàu giá trị gợi tả,
2 khổ thơ trên đã giúp người đọc cảm nhận được những cảm xúc
của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. Đó là niềm tin, niềm tự hào
khi đất nước bước vào xuân. Và đằng sau những vần thơ ấu, ta
nhận ra ở Thanh Hải là niềm yêu đời, yêu cuộc sống, là tình yêu
tha thiết với thiên nhiên, với quên hương đất nước. Đặt trong
hoàn cảnh ra đời của bài thơ khi ông đang phải đối mặt với bóng
đen u ám của bệnh tật, của cái chết rình rập thì tình cảm ấy thật
đáng trân trọng biết bao.
Đoạn thơ kết thúc nhưng dư âm vẫn vang vọng trong lòng mỗi
người. Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế thơ mộng cùng
niềm say đắm với thiên nhiên, tình yêu tha thiết với cuộc đời của
nhà thơ vẫn khiến lòng người xao xuyến. Cảm động trước tấm
lòng nhà thơ, mỗi chúng ta hãy trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên,
tự hào và chung tay xây dựng đất nước quê hương giàu mạnh

You might also like