You are on page 1of 4

Viễn Phương là nhà thơ miền Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống

Pháp và chống Mỹ. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng

văn nghệ giải phóng ở miền Nam. Thơ của ông bình dị mà trữ tình, mộc mạc chân chất

nhưng nhẹ nhàng sâu lắng. Tháng 4 năm 1976, lăng Bác được khánh thành, Viễn

Phương được ra miền Bắc viếng thăm lăng Bác. Bao cảm xúc yêu thương dồn nén trào

dâng thành những vần thơ thành kính trang nghiêm. Bài thơ “Viếng lăng Bác” ra đời

ngay sau đó và nhanh chóng đi vào lòng người đọc bởi cảm xúc chân thành, tha thiết

của nhà thơ. Trong đó, khổ thơ thứ 3 thể hiện nỗi niềm xúc động thiêng liêng của nhà

thơ khi vào lăng viếng Bác:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim".

Cảm hứng bao trùm trong đoạn thơ chính là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính,

lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng thăm lăng

Bác. Nguồn cảm hứng ấy chi phối cả giọng điệu của bài thơ: thành kính, suy tư, trầm

lắng xen lẫn niềm đau xót, tự hào. Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự không

gian từ xa tới gần. Mở đầu bài thơ Viễn Phương đã bày tỏ cảm xúc của mình khi nhìn

thấy di hài Bác:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Chỉ vỏn vẹn hai dòng thơ nhưng Viễn Phương đã mang đến cho người đọc những cảm

xúc vô cùng thiêng liêng và xúc động khi cuối cùng tác giả đã được tận mắt chứng

kiến gương mặt của Bác trong giấc ngủ vô cùng bình yên và nhẹ nhàng. Thực ra, vầng
trăng này là một liên tưởng sáng tạo của Viễn Phương, bởi lẽ trong lăng nhưng tâm

hồn Bác luôn có vầng trăng tri kỷ. Tâm hồn Bác là tâm hồn thi nhân, trăng từng làm

bạn với Người trong bao bài thơ khi bị giam cầm, lúc đi kháng chiến... nên giờ đây khi

Người vào "giấc ngủ bình yên" thì dường như trăng lại toả sáng cốt cách thi nhân của

Bác. Toát lên từ khuôn mặt Bác là vẻ đẹp mà tác giả cảm nhận như giấc ngủ bình yên,

giấc ngủ của con người thanh thản vì đã làm tròn sứ mệnh với dân tộc, hoàn thành sự

nghiệp cách mạng của mình. Nhà thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh không chỉ

để giảm nhẹ nỗi đau trong lòng những người con Việt Nam, mà còn để ca ngợi sự ra đi

nhẹ nhàng mà thanh thản của Bác. Không gian trong lăng Bác vô cùng trang nghiêm,

ngời sáng một ánh sáng dịu hiền, như ánh sáng của vầng trăng. Vầng trăng đẹp đẽ ấy

đã từng là một người bạn thân thiết với Bác trong những ngày tháng kháng chiến vô

cùng vất vả và gian lao, vầng trăng ấy đã từng gắn bó với Bác của những ngày đất

nước chưa được hòa bình để rồi giờ đây vầng trăng ấy sẽ tỏa sáng cho giấc ngủ của

Bác được bình yên và nhẹ nhàng. Giờ đây, trăng sẽ là một người bạn, sẽ là một người

lính canh gác cho Bác được ngủ ngon giấc và Bác sẽ chẳng bao giờ cô đơn một mình

vì luôn có trăng và có tất cả những người con của đất nước Việt Nam luôn dõi theo và

bên cạnh Bác.

Giữa những cảm xúc vô cùng trào dâng và mãnh liệt ấy, cuối cùng Viễn Phương cũng

đã chấp nhận một sự thật rằng, Bác đã đi xa mãi mãi nhưng hình ảnh đẹp đẽ của Người

vẫn luôn nằm một góc nhỏ trong tim không chỉ riêng tác giả mà còn có cả bao thế hệ

của dân tộc Việt Nam:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”.


Và ở trong hai câu cuối ta thấy Viễn Phương đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ về trời xanh

để muốn nói rằng giấc ngủ của Bác tựa như trời xanh vậy. “Trời xanh” cũng như “mặt

trời”, “vầng trăng” là những hình ảnh của vũ trụ kì vĩ, vĩnh hằng, là ẩn dụ sâu xa gợi

suy ngẫm về cái cao cả, vĩ đại, bất diệt, trường tồn ở Bác. Bác vẫn còn mãi với non

sông đất nước, như trời xanh còn mãi. Nghệ thuật tương phản giữa "vẫn biết" và "mà

sao" diễn tả sự mâu thuẫn, đối lập giữa lí trí và trái tim. Lí trí thì khẳng định chân lí

muôn thuở Bác vẫn sống mãi trong tâm trí của người dân Việt Nam, vĩnh hằng bất tử,

nhưng trái tim thì vẫn xót xa, nghẹn ngào chấp nhận hiện thực rằng Bác đã ra đi mãi

mãi. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "nghe" thấy điều chỉ có thể cảm nhận -

"nhói ở trong tim" giúp khắc sâu, nhấn mạnh nỗi đau như đang quặn thắt, xót xa và

đau đớn vô cùng. Đó là nỗi đau vô hạn, là lòng thương xót rất thật, không lí do nào

khuây khỏa được. Nỗi đau là có thật, xuất phát từ sâu thẳm trái tim của đứa con miền

Nam ra thăm Bác ngày đất nước đã hoàn toàn thống nhất. Đây là lần đầu tiên Viễn

Phương được gặp Bác. Trong suốt những năm đất nước bị chia cắt, nhân dân miền

Nam quyết tâm chiến đấu, ai cũng mong có lúc:

"Miền Nam chiến thắng mơ ngày hội

Đón Bác vào thăm thấy Bác cười"

Nhưng, niềm mong ước ấy không bao giờ thành hiện thực. Bác đã ra đi khi chưa thực

hiện được niềm mong ước cuối cùng là vào Nam gặp mặt đồng bào, những người con

vẫn ngày đêm mong nhớ được gặp mặt Bác.

"Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác nỗi mong cha"

Như vậy, bằng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, giọng thơ khi thì tự hào, khi thì xót

xa, tiếc nuối, khổ thơ thứ 3 đã diễn tả một cách sâu sắc niềm xúc động nghẹ nagào của
nhà thơ khi vào trong lăng, đứng trước di hài Bác. Tình cảm ấy không chỉ là của riêng

nhà thơ mà còn là tình cảm chung của bao người dân dành Bác Hồ kính yêu

Viếng lăng Bác đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Với

những hình ảnh ẩn dụ độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, Viễn Phương đã thể

hiện một hồn thơ rất riêng. Qua bài thơ, Viễn Phương đã thay nhân dân miền Nam nói

riêng và nhân dân cả nước nói chung dâng lên Bác niềm cảm xúc chân thành, lòng tôn

kính thiêng liêng. Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những

thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi

sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn

một đời vì đất nước

You might also like