You are on page 1of 4

VIẾNG LĂNG BẮC- VIỄN PHƯƠNG

(2 khổ đầu)
Văn chương là một thể loại nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con
người, là nơi tác giả được bảy tỏ cái nhìn, cảm xúc, tình cảm của mình hay đối với
ngừoi đọc là một nơi được cảm nhận cuộc đời cũng như thế giới sâu bên trong tâm
hồn. Và nhà thơ Viễn Phương đã gieo được vào bài thơ “Viếng lăng Bác” biết bao
giai điệu cảm xúc tuyệt đẹp. Đặc biệt là trong hai khổ thơ đầu là những cảm xúc,
nỗi niềm thánh kính của người con ở Nam ra thăm người cha già.
Đề tài về Bác Hồ vốn quen thuộc với văn học Việt Nam, mỗi tác phẩm lại là
một niềm kính yêu, tình cảm kính trọng giành đến Bác. Với Viễn Phương, ông vốn
xuất thân là một nhà thơ viết về Cách mạng miền Nam thời còn kháng chiến.
Nhưng có lẽ “Viếng lang Bác” là một trong những tác phẩm thơ ca thành công của
nhà thơ khi viết về người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Toàn bộ thi phầm chứa đựng
trong nó nỗi niềm xót xa, thành kính, sự xúc động của người con ở phương xa giờ
mới trở về thăm. Khổ thơ đầu diễn tả giây phút, một khung cảnh đầy thân thương
của nhà thơ khi lần đầu được nhìn thấy lăng Bác
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa đứng thẳng hàng
Bắt đầu bài thơ không phải từ bằng những câu từ hoa mỹ để nói về một cuộc viếng
thăm mà tác giả đã dùng câu thơ đầy giản dị, chân thật, chứa đầy cảm xúc: “Con ở
miền Nam ra thăm lăng Bác”. Miền Nam vốn là vùng đất đi trước về sau biết bao
khó khăn, là bức thành đồng đã đi qua hai cuộc kháng chiến của đất, một hùng đất
của những anh hùng dũng cảm với tình yêu đất nước bao la.
“ Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”
Đối với Bác Hồ, nỗi niềm day dứt nhất của Người trước khi ra đi là không thể cùng
đồng bào miền Nam giành ngày độc lập. Nhà thơ xác nhận rõ rằng mình ở “miền
nam” như để nói vơi Bác về một điều đầy lớn lao, là giấc mơ của cả dân tộc ta
“Nam Bắc thống nhất một nhà”. Viễn Phương còn muốn nói rằng điều mà bác
hằng mong muốn, nỗi trăn trở suốt cuộc đời Bác giờ đây không còn nữa, đất nước
đã hoàn toàn độc lập. Cách xưng hô ở câu thơ đầu tiên thật đặc biệt, đó là cách
xưng hộ “con – Bác”. Trong ngôn từ nhân loại có lẽ không từ nào xúc động, ý
nghĩa bằng từ “con”. Với cách xưng hô nào dường như đã xoá bỏ đi khoảng cách
giữa một vị lãnh tụ và một công dân, nó thật gần gũi, thân thương, ấm áp biết
nhường nào. Việc các nhà thơ xưng “con” với Bác Hồ có lẽ chẳng còn quá xa lạ,
bởi trong thâm tâm tất cả nhừng người con của dân tộc Việt, Bác là người cha kính
yêu “ Người là cha, là bác, là anh/ Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” (Tố Hữu)
hay ta cũng thường nghe “Người không con mà có triệu con”. Nhưng cách xưng hô
“con” của Viễn Phương lại thật đặc biệt, đem lại một sắc thái hoàn toàn mới, đầy
cảm xúc mà vẫn vô cùng thành kính, thiêng liêng. Người ra đi khi dân tộc chưa là
một, nên trong tim mỗi người con miền Nam vẫn luôn mong mỏi một điều thiết tha
rằng có thể ra viếng lăng Bác. Chỉ với từ “con” nhưng nó chứa đựng trong đó là cả
tình cảm không chỉ riêng của người nghệ sĩ mà đó còn là của cả nhân dân Việt
Nam. Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ viếng như một biện pháp nói giảm
nói tránh hay mặt khác đó còn là sự khẳng định rằng Bác vẫn còn sống với non
sông đất nước, đó là sự đối lập đấu tranh giữa lí trí và thể xác “Bác sống như trời
đất của ta” (Tố Hữu). Trong niềm xúc động đấy, những ấn tượng, vẻ đẹp, cảnh
quan quan bên ngoài lăng Bác đã dần được hiện lên. Đó là hình ảnh của hàng tre
sau làn sương sớm, bát ngát, thấp thóng bóng dáng thân thuộc của làng quê Việt
Nam. Từ cảm thán “Ôi” được đặt lên đầu câu như để biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên,
xúc động đầy tự hào khi tác giả nhìn thấy bóng dáng của hàng tre xanh. Sự xuất
hiện của hàng tre xanh trong câu thơ không chỉ nói về ý tả thực mà còn có ý nghĩa
biểu tượng, tượng trưng. Hình ảnh thực, đó là những hàng tre xanh – hình ảnh quá
đỗi gần gũi thân thương ở làng quê Việt. Đó như một biểu tượng cho nhưng ngôi
làng của nước ta, tre còn đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ,..Hay hàng tre bát ngát ấy đã đi
theo những chiến sĩ trên con đường chiến đầu gian khổ, đó là một loại vũ khí mộc
mạc, đơn sơ nhưng đầy quả quyết. Những hình ảnh Thánh Gióng nhổ cụm tre già
đánh tan giặc Ân đã đọng lại trong kí ức biết bao người dân, hay là dùng tre tạo địa
trận mai phục của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng làm quân nam Hán kinh sợ.
Tre đã đi cùng, trải qua những gian lao của chiến trường cùng bộ đội, dân quân ta.
Từ hình ảnh hàng tre xanh bát ngát trong sương quanh lăng Bác, nhà thơ đã suy
nghĩ liên tưởng, mở rộng biểu tượng tre. Để tre mang ý nghĩa ẩn dụ đầy to lớn là
sự kiên cường bền bỉ của con người Việt, dân tộc Việt. Dù đã trải qua biết bao
“bão táp mưa sa” – gặp bao nhiêu thăng trầm, khó khăn khổ cực trong công cuộc
lập nước, giữ nước, bảo vệ nền độc lập, nhưng vẫn “ đứng thẳng hàng”, đoàn kết hi
sinh, hướng đến mục tiêu chung là nền độc lập dân tộc. “Hàng tre xanh xanh” hay
con người Việt Nam ấy mộc mạc, nhỏ bé nhưng dù cho gặp “bão táp mưa sa” vẫn
“đứng thẳng hàng”. Câu thơ như khắc sâu một khái quát muôn đời: Hình tượng cây
tre đã đi vào, hoà mình vào sức sống rộng mở, xanh tươi, dẻo dai, kiên cường của
dân tộc Việt Nam. Cái “hàng tre xanh xanh, hàng tre bát ngát” còn như là những
đội quân danh dự cùng biết bao loài cây khác tượng trưng con những người ở mọi
miền Tổ quốc, không kể trai gái, già trẻ đã tụ họp về đây, cùng nhau bảo vệ giấc
ngủ ngàn thu của Người. Chỉ với vần thơ bình dị, thiết tha đều đặn, từ tốn vang
vọng đã thể hiện đủ những cảm xúc chân thành nhát, thiêng liêng của nhà thơ,
cũng như là của nhân dân với Bác và đã in dấu vẻ đẹp bình dị, nên thơ của cảnh
quan xung quanh lăng Bác. Khổ thứ 2 diễn tả cảm xúc tôn kính của nhà thơ khi
đứng trước lăng. Giờ đây trong sự vận chuyển của thiên nhiên, trong sự chuyển
tiếp miên man của dòng người, hình ảnh của Bác Hồ đã được nhà thơ nhìn ngắm
qua những hình ảnh tương quan gợi đầy ý nghĩa. Nơi lăng đồ sộ, đầy nghiêm trang
gợi sự tôn kính kia, Bác đã thực sự nằm xuống nhưng hình ảnh về Người vẫn sáng
lên đầy cái đẹp
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Viễn Phương đã sử dụng ẩn dụ nghể thuật đầy độc đáo, tuyệt đẹp để nói lên cảm
nhận của mình khi đứng trước lăng. Câu thơ “Mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh
thực, là mặt trời của thiên nhiên – hành tinh quan trọng nhất của vũ trụ đang vận
hành theo sự chuyển động của quỹ đạo. “Mặt trời” gợi lên hình ảnh của sự vĩnh
hàng, bất diệt, là nguồn sáng của sự sống của tất vạn vật trên trái đất. Nhờ nhưng
tia sáng từ mặt trời mà nhân loại, vạn vật mới có thể sinh tồn, phát triển được. Hình
ảnh “mặt trời trong lăng” là một sự ẩn dụ so sánh đầy thú vị , sáng tạo của nhà thơ
– Bác Hồ được ví như “mặt trời”. Chính Người đã soi đường chỉ lối, dẫn dắt Cách
mạng Việt Nam, để hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do,
thống nhất đất nước. Hai chữ “rất đỏ” gợi tả màu sắc rực rỡ của trái tim đầy nhiệt
huyết của Bác vì Tổ quốc, vì nhân dân, dành cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc. Bác đã nằm xuống như lí tưởng rực rỡ, hào hùng của người về con đường
cứu nước, gây dựng độc lập vẫn còn đấy. Bác đã bôn ba 30 năm ở nước ngoài để
tìm kiếm cho dân tộc mình con đường đi đến giải phóng, Người đã cùng nhân dân
anh dũng, vượt trăm ngàn cái khó khăn, hi sinh cả đời vì sự nghiệp của đất nước. Ở
Bác, chứa đựng sự kết tinh của tình yêu nước mãnh liệt, sự khát khao mạnh mẽ của
con người yêu mến sự độc lập, dân chủ; Người như một ánh náng chiếu vào cách
mạng nước ta, đem lại tnh thần bất khuất cùng niềm tin tất thắng. Từ láy “ngày
ngày” được đặt ở đầu câu như góp phần diễn tả sự liên tiếp của thời gian, bất biến
của tự nhiên và cũng vừa góp phần diễn tả sự vĩnh hằng, bất diệt hình ảnh Bác Hồ
trong tim mỗi người và giữa thiên nhiên. Có thể thấy, ở hiện tại dù nhìn ở bất cứ
đâu ta cũng sẽ nhìn thấy hình ảnh công lao một phần trong đó của Bác, người
truyền cảm hứng đầy mạnh mẽ cho thế hệ mai sau. Trong dòng suy tưởng đó,
những dòng thơ đã thấm nhuần, lam toả một cảm xúc thành kính nhớ thương sâu
nặng
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Hình ảnh dòng người vào lăng thăm viếng Bác được Viễn Phương nhìn nhận và
miêu tả lại một cách đầy sinh động, độc đáo và đem đến nhiều ấn tượng. Bác ra đi
đã để lại trong lòng mỗi người con đất Việt một nỗi nhớ thương vô hạn và ngày
ngày những đoàn người chứa đựng nặng trĩu nối nhớ thương từ khắp mọi nơi đã về
đây xếp thành hàng, lặng lẽ kính dâng người lòng thành của mình “dòng người đi
trong thương nhớ”. Nhìn dòng người đang từ từ tiến vào lăng như những “tràng
hoà”, một lần nữa tác giả lại sử dụng hình ảnh mang cả hai nghĩa là thực và ẩn dụ.
Nếu theo nghĩa thực, “tràng hoa” có thể là những bông hoa tươi đẹp được kết thành
những vong hoa mà người con từ mọi nơi đã về thăm dâng Bác, để tỏ tấm lòng
thành, sự kính trọng, nỗi nhớ thương biết ơn sâu sắc của mình. Tràng hoa ấy còn
được hiểu là những dòng người ngày ngày vào lăng nối kết thành những tràng hoa
dài, bất diệt. Tràng hoa đó thật đặc biệt nó được kết từ những người con với lòng
kính yêu Bác và những bông hoa- tràng hoa dó dưới ánh nắng soi rọi của Người
càng trở nên rực rỡ, đẹp đẽ hơn để dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – 79 năm
cuộc đời Người. Những câu thơ đã thể hiện được rằng giờ đây nỗi niềm nhớ
thương, thành kính không chỉ còn ở trong thâm tâm con người mà nó đã lan toả,
rộng mở bao trùm lên khắp không gian, thời gian. Cảm xúc trong thơ dần nặng
xuống, chứa đựng đầy xúc động bồi hồi, thiết tha. Ý thơ đã hé mở cho người đọc
một sự thật rằng: Dù Bác đã ra đi nhưng trong tim của mỗi người con đất Việt
Người không hề mất đi trong tâm trí mà vẫn luôn có một vị trí nhất định trong tim
tác giả cũng như chúng ta.
Bác Hồ - vị cha già của dân tộc ta, vị lãnh tụ vĩ đại nhất sẽ luôn là đề tài
được các nhà thơ lựa chọn, Bác sẽ là luôn là “niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân
và trong trái tim nhân loại”. Chỉ bằng những từ ngữ đầy giản dị, mộc mạc đơn sơ,
lời tâm tình của người chiến sĩ miền Nam mới được ra thăng lăng Bác lần đầu và
chỉ trong hai khổ thơ đầu, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ được hết cảm xúc, nỗi
lòng mình, tình cảm nhân thành, cao quý dành đến Bác. Nó đã chạm được đến cảm
xúc, trái tim bạn đọc một cách tự nhiên đầy đẹp đẽ.

You might also like