You are on page 1of 5

Phân tích tác phẩm Thơ duyên của Xuân Diệu

Thu không của riêng ai, nhưng sao mùa thu trong thi ca lại đặc sắc, đa dạng,
có cả vui lẫn buồn, thể hiện trọn vẹn nỗi niềm của thi si đến vậy. Mỗi một thi sĩ sẽ
đưa người đọc đến những cảm xúc mới và với Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong
phong trào Thơ mới đã cho độc giả được ngắm nhìn cảnh sắc mùa thi trong sự
bâng khuâng, man mác. Nếu đã từng viết về mùa xuân bằng tất cả sự say nồng,
thấm đẫm vị trẻ
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Thì viết về mùa thu, ông lại lựa chọn mốt lối viết đầy thi vị, tứ thơ mới mẻ,
duyên dáng, cảm nhận tinh tế hồn thu của đất trời. Và nổi bật đó là “Thơ duyên” –
một tác phẩm thơ thu độc đáo, là khúc dạo đầu trong sáng, tình tứ trong rất nhiều
bản hoà ca của Xuân Diệu.
“Thơ duyên” được in trong tập thơ đầu tay của Xuân Diệu, là tiếng lòng
quyến luyên sâu sắc của tâm hồn trẻ yêu cuộc đời. Chữ “duyên” có thể hiểu là sự
giao cảm, hoà nhịp, mối duyên của thiên nhiên vạn vật, mối duyên của con người.
Có một hồn thơ đang sôi nổi tuổi xuân, với tình yêu với sự sống, thi si đã tinh tế
cảm nhận được mối liên kết được biệt này. Dễ dàng rung động trước cái đẹp, là
một người đa sầu đa cảm, đôi mắt xanh rờn Xuân Diệu càng thêm trân trọng những
bước chuyển của thời gian mà ở đây là sự chuyển mình của đất trời từ hạ sang thu.
“Thơ duyên” mở đầu bằng nhưng dòng thơ tả cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp
“Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”
Thu có điều kì lạ, cuốn hút nhiều nhà thơ phải ngả bút trào thành thi phẩm.
Cảnh sắc, không gian thu cái gì cũng đẹp, huyền ảo, đẹp đẽ đến lưu luyến lòng
người. Bức tranh là một buổi chiều tuyệt đẹp như mộng: có âm thanh của chim,
màu xanh ngọc của bầu trời trút qua lá, có cả những đường nét hài hoà. Trong khổ
thơ đầu, nhà thơ Xuân Diệu đã cho người đọc được ngắm bức tranh chiều thu tuyệt
đẹp “chiều mộng” êm ái, nhẹ nhàng hoà cũng đó là “nhánh duyên, cặp chim
chuyền” gợi nên khung cảnh đầy chất thơ. Cảnh trời mùa thu đầy mơ mộng, chất
thơ nhánh cây qua đôi mắt rất riêng đã trở thành “nhánh duyên” đầy gợi cảm.
Chiều trong mắt người sao mà đẹp thế, chẳng phải một buổi chiều bình thường mà
là chiều mộng – chiều đẹp và “nhành duyên” ấy còn tượng trưng cho tình yêu,
mang màu hạnh phúc. Không gian chiều thu còn rộn ràng hơn với những âm thanh
tươi vui của chim chóc. Nghệ thuật đảo ngữ “ríu rít cặp chim chuyền” đã gợi tả lên
những âm thanh tiếng chim vang hơn, vui tươi hơn, những tiếng hót đấy như hoà
vảo cả đất trời. Đặc biệt tiếng hót không phải của một con chim mà là một “cặp
chim” đã cho thấy không chỉ có con người mới say đôi lứa, có đôi có cặp mà giờ
đây chim chóc, cây cối cũng có đôi, hạnh phúc. Cặp chim chuyền còn cho thấy mối
quan hệ gắn kết, hài hoà của thiên nhiên, thế giới động vật. Thiên nhiên trời thu
không chỉ có nhánh duyên đầy thi vị, có tiếng chim hót vang mà qua cảm nhận của
Xuân Diệu thu còn có màu xanh đặc biệt
“Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”
Gam màu pha nắng làm cho bức tranh chiều thu rực rơc nhưng không làm
cho người ta chói mắt bởi “màu xanh ngọc”. Nhắc đến sắc thu người ta thường nhớ
đến màu vàng đỏ của lá phong nơi đất trời phương Tây, hay màu “áo mơ phai dệt
lá vàng” thì qua “Thơ duyên” con người lại cảm nhận được sắc thái rất mới của
trời thu. Bầu trời thu sang qua con mắt, cái nhìnc ủa một người đang yêu, tràn đầy
sức sông là một màu xanh trong suốt, sắc xanh ngọc thật đặc biệt. Trong tác phẩm
“Đây thôn Vĩ Dạ” Hàn Mặc Tủ cũng từng nhắc đến gam màu xah ngọc “Vười ai
mướt quá xanh như ngọc”. Trong câu thơ còn sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, động từ
“đổ” được viết ở đầu câu nhận mạnh hoạt động, chủ thể không rõ ràng. Đổ trời là
đổ ánh sáng từ trên nền trời thu xuống như tràn qua muôn lá, cỏ cây tất cả làm
bừng lên sắc xanh, sắc xanh tuyệt đẹp của trời thu, một gam màu thật ấn tượng.
Trời thu rộng lớn không chỉ nổi lên với âm thanh hót vang của cặp chim mà còn có
tiếng động của “tiếng huyền”. Tiếng huyền ở đây không phải là một âm thanh cụ
thể, âm thanh không đơn thuần có thể cảm nhận bằng tính giác mà phải bẳng tâm
hồn, cảm xúc. Cái dào dạt của trời thu, bâng khuâng của lòng người đã hoà vào tạo
nên thứ âm thanh đặc biệt này.
Thu sang cũng làm tâm hồn con người rung cảm hơn cả, nó tác động mạnh
vào tình cảm con người, bởi cảnh sinh tình. Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu cũng
vậy, nhà thơ đã lồng ghép tình cảm cá nhân, chút tâm tư của bản thân vào khổ thơ
thứ 2.
“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang trở nắng chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu”
Bức tranh thiên nhiên đất trời mùa thu không còn là bức tranh tĩnh mà là bức
tranh động, với những với biến chuyển đầy tinh tế. Bằng tâm hồn nhạy bén, đôi
mắt xanh rờn Xuân Diệu đã miêu tả chính xác những biến thái của đất trời qua
hàng loạt các từ láy “nho nhỏ”, “xiêu xiêu”, “lả lả” gợi lên những con gió, chuyển
động nghiêng của cảnh vật. Cảnh sắc được cảm nhận và miêu tả ở vị trí cận hơn,
gợi lên hình ảnh của những sự vật nhỏ nhắn, đáng yêu. Thi si đi giữa đất trời đầy
thơ mộng, lắng đọng, cảm nhận tâm hồn và phải chăng đây chính là tình yêu của
một người thèm yêu đến điên cuồng với niềm khao khát được giao cảm với đời.
Con đường nhỏ nhot như chỉ vừa đỉ cho 2 người đi, ngọn gió cũng “xiêu xiêu” đủ
để làm cành cây “lả lả”. Nắng cũng dần tắt, trở nên dịu dàng hơn cùng với cảnh vật
xinh xắn càng làm hiện lên thiên nhiên thu đầy thi vị. Mỗi cơn gió lành lạnh của
mùa thu thoang thoải thổi khiến hai trái tim gần nhau hơn, dễ cảm nhau hơn, quyến
luyến nhau. Hồn thu đã kéo hai con người lại gần với nhau để rồi “lòng ta nghe ý
bạn”, hai tâm hồn nay như giao cảm, hoà chung để hiểu nhau hơn. Đặc biệt động
thái “nghe” cho thấy hành động được xuất phát từ cả tâm tình, để rồi rung động nỗi
thương yêu. Những rung động thật đặc biệt không chỉ từ rung động trong tâm hồn
mà còn là rung động được gợi lên từ phong cảnh rất thơ của trời thu.
Chẳng những có hồn thơ đầy tinh tế, ngân vang của tuổi xuân Xuân Diệu
còn thể hiện cái tài của mình bằng việc đi sâu vào tâm trạng của nhân vật anh và
em.
“Em bước điềm nhiên không vướng chân
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Vô tâm – giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần”
Sự xuất hiện của anh và em cũng là sự thể hiện cho nỗi lòng của chính thi si.
Xuân Diệu đã tinh tế thể hiện được bề ngoài hành động cũng như sâu trong tâm
hồn, suy nghĩ của nhân vật. Nhìn về bên ngoài có thể nhận thấy cả hai đều cố tỏ ra
vô tâm, vô tình. Em thì “bước đi điềm nhiên”, thẳng thắn tiến về phía trước như
không để ý đến ai, như chẳng quan tâm đến ai và cũng không biết au đang quan
tâm đến mình. Anh thì cũng thế chỉ “lững đững” bước theo sao mà “chẳng theo
gần”, khắc hoạ dấu chân chậm rãi, có ý dè chừng người con gái, chỉ dám đứng một
khoảng cách nhất định đủ để nhìn người con gái mình yêu. Giữa anh và em họ
cũng bước đi trong trời thu mộng nhưng giữa đang tồn tại một khoảng cách, nhưng
lại là khoảng cách để họ có thể đi cùng nhau, bước đi với nhau trên cùng một con
đường dù chẳng lại gần nhau. Song đằng sau cái “điềm nhiên”, “lững đững” đấy là
những rung động e ấp, ngại ngùng mà tha thiết của tình yêu mới nở ở sâu tâm hồn
anh và em. Bài thơ dịu chính là khung cảnh thiên nhiên mà anh và em đang cùng
bước đi, là quang cảnh mà hai người đang cùng nhau nhìn ngắm. Và đứng giữa bài
thơ dịu đó “anh với em” đã trở thành một cặp vần, quấn quýt giữa bản nhạc êm của
trời thu. Hai người cứ vậy, lặng lẽ bên nhau, như một đôi nốt nhạc hoà quyện trên
nền nhạc giao hưởng của thiên nhiên. Trời đất không chỉ giúp những chú chim tìm
thấy “cặp chim chuyền” của mình mà còn hoàn thành nhiệm vụ se duyên cho hai
con người “vô tâm” luôn giữ khoảng cách nhưng lại trở thành “cặp vần” trong tâm
hồn.
Chiều thu dần tàn, bầu trơi như thoáng đãng hơn, Xuân Diệu lại hướng ngòi
bút của mình vào cảnh vật thiên nhiên để cảm được chiều thu đang buông dần.
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”
Bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà được khắc hoặc với hình ảnh của mây
biếc, con cò, cánh chim, hoa lạnh. Ở đây có sự đối lập giữa “mây biếc” và “cánh
cò”, mây thì gấp gấp như thể muốn chuyển động nhanh hơn còn cánh cò thì lại
phân vân, không rõ ràng nửa muốn bay nửa muốn không. Từ láy “gấp gấp” và
“phân vân” đã giúp thể hiện rõ những biến chuyển bên trong tâm hồn. Không chỉ
có những cảm nhận vô cùng tinh tế, đi sâu vào tâm hồn Xuân Diệu còn gợi ra được
những hình ảnh vô cùng thú vị “Chim nghe trời rộng giang thêm cánh”. Bởi lẽ
hành động “nghe” trời rộng, nghe âm thanh của thiên nhiên không chỉ được cảm
nhận thông qua thính giác mà còn là cảm giác nhạy bén. Chim đã lắng mình để
thấy trời như rộng thêm, mặt trời dần xuống, không gian bắt đầu chìm trong màn
sương giăng. Thời gian có sự chuyển động, ánh nắng của mặt trời dần tắt nhường
cho những màn sương gợi lên cảm giác lạnh “hoa lạnh”.
Chiều thu trông khổ thơ thứ tư không còn là hình ảnh chim chuyền ríu rít,
trời xanh ngọc, nắng chiều mà là cảnh sắc hiu hắt, phảng phất những nỗi buồn, cô
đơn, bàng bạc nỗi u sầu. Sự hiện thân của những sự vật đang dần chìm vào bóng
tối như là biến thể của cái tôi cô đơn của Xuân Diệu. Nhà thơ đã gửi hồn mình vào
những cảnh vật để thể hiện rõ nỗi lòng của một người cô đơn, luôn băn khoăn với
nỗi buồn bàng bạc, miên man không dứt.
Bài thơ kết thúc bằng những vần thơ êm ái, dịu dàng, khúc ca tình của nhân
vật trữ tình đầy tha thiết, mãnh liệt.
“Ai hay tuy lặng bước thu êm
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em”
Chiều thu đi theo bước chân lặng lẽ của hai con người “vô tâm” kết thành
mối tình thầm lặng, mối tình bắt đầu từ sự hoà hợp của hai tâm hồn, một mối tình
không phô trương. Tác giả đã không miêu tả thiên nhiên mà chỉ gợi tả lên chiều
thu chẳng cần mai mối “lòng anh thôi đã cưới lòng em”. Từ buổi “lòng ta nghe ý
bạn” hai con người đã lặng lẽ đi cùng nhau, bước đi trên một con đường, cùng nhìn
ngắm đất trời dù “chẳng đến gần” nhưng em và anh đã là của nhau. Bài thơ kết
thúc bằng câu thơ rất gợi mở “cưới” không phải là cuộc đính hôn mà là cuộc đính
ước giữa hai tâm hồn, se duyên trong cảm xúc của hai người. Câu thơ như muốn
nói là Anh đã phải lòng em nhưng Xuân Diệu sử dụng từ “cưới” tạo nên hình ảnh
thơ thật mới.
Thơ duyên đã lắng nghe được tâm tư, cảm xúc bên trong để se duyên ba mối
giao cảm là thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiên nhiên, con người với
con người. Xuân Diệu bằng đôi mắt xanh rờn, tâm hồn nhạy cảm và luôn khao khát
mãnh liệt với tình yêu, cuộc đời đã diễn tả tinh tế những biến thái tinh vi của thiên
nhiên và con người.
Viết về thu không hiếm nhưng có lẽ thu trong thơ của Xuân Diệu là cái gì rất
mới. Bởi chẳng những viết về khung cảnh thu tuyệt đẹp, đầy thi vi “nhà thơ mới
nhất trong phong trào Thơ mới” còn gửi gắm tình cảm sâu lắng, lòng người khi
tình yêu chớm nở. “Thơ duyên” đã tồn tại hơn nửa thế kỉ nhưng vẫn “duyên”, vẫn
đẹp, vẫn là những vần thơ thể hiện rõ nhất hồn thơ của người trẻ tuổi đặc biệt là trẻ
lòng.

You might also like