You are on page 1of 23

DẤU ẤN TƯỢNG TRƯNG, SIÊU THỰC TRONG

“NGUYỆT CẦM” (XUÂN DIỆU)

Nguyệt cầm
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh;


Lung linh bóng sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,


Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi…
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người…

Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê.


Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.
(Xuân Diệu)
I. MỘT VÀI BIỂU HIỆN CỦA TƯỢNG TRƯNG,
SIÊU THỰC TRONG “NGUYỆT CẦM” (XUÂN DIỆU)
Cũng như Baudelaire đã đặt bài thơ “Giao ứng” trong phần
đầu của tập Những bông hoa của tội lỗi (1857), bài Nguyệt
cầm là bài thơ mà Xuân Diệu đặt vào vị trí đầu tiên trong số
50 bài của tập Gửi hương cho
gió, cho thấy tầm quan trọng mà tác giả đã dành cho sáng
tác này. Trong thơ Xuân Diệu, sự chuyển đổi cảm giác
giữa âm thanh, màu sắc, hương vị ... rất thuần thục,
nhà thơ luôn tạo ra những kênh cảm giác giao thoa với
nhau. “Nguyệt cầm” là bài thơ nói nhiều về sự giao
thoa ấy. Nhà thơ đã chọn đây là bài thơ hay nhất của
ông, “bài thơ thăng hoa từ đầu đến cuối”.
“Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân ...”
“Trăng nhập”, hình như trăng ở đây là một linh hồn
nhạy cảm, bơ vơ đang đi tìm chỗ tựa nương, linh hồn
ấy nhập vào “dây cung nguyệt lạnh” càng làm cho cảm
giác lạnh lẽo tăng thêm.
“Lạnh” là một cảm giác cảm nhận bằng xúc giác.
Lạnh từ cung trăng xâm nhập vào đàn. Ngay từ câu
đầu, tác giả cho biết là bài thơ sẽ là một sự giao thoa,
cộng hưởng giữa thị giác, thính giác và xúc giác.
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.”
“Bóng sáng” là ánh trăng, mà ánh trăng cũng là tiếng nhạc,
tiếng đàn, vì trong vũ trụ kỳ diệu này âm thanh đã hoà
nhập với ánh sáng. Và bóng sáng linh lung đó đã xúc
động và “rung mình” khi nghe “nương tử trong câu hát
/ Đã chết đêm rằm theo nước xanh”. Nương tử ở đây
chắc hẳn là Vương Chiêu Quân, người đàn bà tuyệt sắc có
ngón đàn bi ai đến nỗi một ngày khi nàng vì nhớ quê nhà
ôm đàn khảy bản “Xuất tái khúc”, một con ngỗng trời bay
ngang, nghe nỗi u oán bi thương trong khúc nhạc liền đứt
đoạn ruột gan và sa xuống đất. Vì sắc đẹp của Chiêu Quân
khiến vua Hung Nô say đắm nên Hán Nguyên Đế đưa nàng
sang cống nạp Hung Nô để cầu hoà. Khi qua cửa ải Nhạn Môn
Quan, Chiêu Quân gieo mình xuống sông tự vẫn để chết
đêm rằm theo nước xanh với mong ước rằng xác nàng
được trôi trở về quê cũ.
Đến đây chúng ta nhận thấy rằng vũ trụ đang tràn ngập
tiếng nhạc và ánh trăng không phải là một vũ trụ thờ
ơ, vô tình, mà có một giao cảm sâu sắc với những người
trên trần gian có duyên nợ với tiếng đàn nhưng gặp phải
một định mệnh khắt khe. Những người đàn bà đẹp có tài
đàn nhiều gian truân như Chiêu Quân, như Thúy Kiều,
cũng như người kỹ nữ trên bến Tầm Dương.
“Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi…”
Kể từ đoạn thơ thứ hai, tác giả bắt đầu mỗi đoạn bốn
câu bằng một câu tả toàn cảnh bầu trời dưới sự cảm nhận
của tác giả. Sau câu “Mây vắng, trời trong, đêm thủy
tinh” của đoạn 2, thì đoạn 3 khởi đầu bằng: “Thu lạnh càng
thêm nguyệt tỏ ngời”. Sau ánh sáng và âm thanh thì cái
lạnh thuộc về lãnh vực xúc giác, là yếu tố thứ ba của
không gian dưới sự cảm nhận của nhà thơ.
“Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người…”
Tiếng nhạc nay mang một sắc điệu trầm đục như tiếng
sỏi và được mô tả là “long lanh”, tức là có ánh sáng phản
chiếu; một lần nữa, yếu tố thị giác được ghép vào một
yếu tố thính giác. Tiếng nhạc đang vang lên trong vũ trụ
mang sắc điệu đó vì nhạc đang nhớ đến số kiếp bẽ bàng
và chia sẻ mối hận lòng của người kỷ nữ ở bến Tầm
Dương.
Cũng như hai đoạn thơ trước, đoạn thứ tư – cũng là đoạn
chót của bài thơ Nguyệt cầm – mở đầu bằng một
bức tranh toàn cảnh vũ trụ chìm trong tiếng nhạc và
một lần nữa, tiếng nhạc, hay “ánh nhạc” cũng được
cảm nhận vừa bằng thính giác, vừa bằng thị giác.
Cảnh tượng trước mắt nhà thơ là cả một không gian
mênh mông trong vắt, và pha lê cũng là thủy tinh,
một tinh thể trong suốt đã nói đến ở một đoạn trên.
“Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.”
Tác giả tiếp tục hé lộ cho ta biết những cảm nhận của nhà
thơ đứng trước một vũ trụ huyền bí mà mọi vật đều lặng
yên để lắng nghe một bản nhạc vĩ đại. Sao Khuê theo
truyền thống Đông phương là một ngôi sao biểu tượng cho
văn học nghệ thuật. Sự kiện điệu nhạc sầu vang vọng
hướng về sao Khuê là thêm một bằng chứng về mối giao
cảm giữa vũ trụ với thân phận những giai nhân tài sắc
có duyên nợ với nghệ thuật nhưng phải chịu một số phận
gian nan.
BÀI VIẾT THAM KHẢO

NGUYỆT CẦM – TIẾNG ĐÀN SẦU NÃO HƠN CẢ


“Nguyệt cầm” là bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu
… “Nguyệt cầm” chính là một nét nhạc buồn của Xuân
Diệu. ”Nguyệt cầm” là đỉnh cao trong sự nghiệp của “nhà
thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. “Nguyệt Cầm” là
một thi phẩm hay mang đậm phong cách thơ Xuân
Diệu. Bài thơ làm nên một tiếng vang lớn trong nền văn
học nước nhà. Với cây bút trữ tình cùng sự am hiểu trường
phái Pháp ông đã tạo nên một thi phẩm xuất sắc khẳng định
tên tuổi của ông.
Trong bản giao hưởng rộn ràng kia bỗng xuất hiện một
giai âm trầm lắng, dịu hẳn. Nhưng là một giai âm thu hút
đến lạ kì. Nó chiếm lĩnh người đọc bằng âm lượng vừa đủ
nhẹ nhàng, đủ thanh thoát, đủ khơi sâu, động thấu đến
lòng người đọc, thức dậy những trường liên cảm. Nguyệt
cầm - cái điệu nhạc khác nhịp ấy – là một bài thơ hay, dễ
truyền và gây cảm xúc mạnh mẽ đến độc giả. Rất tự nhiên nó
tạo ra một chất kết dính vi huyền giữa nhà thơ và tác giả thứ
hai (độc giả). Nỗi ám ảnh thời gian trở thành niềm khắc
khoải khôn nguôi của Xuân Diệu. Một con người ham
sống đến say mê, cuồng nhiệt, khao khát được giao cảm với
đời đến triệt để, đến tận cùng cho nên ông luôn vội vàng, giục
giã, sống cuống quýt, sống để tận hưởng cho hết những dư
vị của cuộc đời ngắn ngủi này. Nhịp sống sôi nổi và mạnh
mẽ đó trở thành âm hưởng chủ đạo của thơ ông. Nhưng
tâm hồn ham hố, vồ vập và luôn rạo rực ấy cũng có lúc cô
đơn đến khủng khiếp vì không tìm được sự đồng điệu cảm
thông với tâm hồn mình. Cho nên trong cô đơn, Xuân Diệu
đã tìm đến với tạo vật để tìm sự giao thoa. “Nguyệt
cầm” đã thể hiện rất rõ cảm quan nghệ sĩ hết sức tinh tế
của nhà thơ khi nghe tiếng đàn sầu não trong một đêm trăng
thu sáng lạnh. Không hiểu do ánh trăng, tiếng đàn vang
vọng đã khơi nguồn cảm hứng hay tiếng lòng nhà thơ đang
tấu lên khúc nhạc dìu dặt này.
❖ Vậy Nguyệt cầm là gì? Ngay từ nhan đề đã vô cùng
hàm súc.
Nguyệt cầm là nhạc cụ dây gảy có hộp đàn hình tròn
như mặt trăng, nhưng với Xuân Diệu nó không đơn thuần
như vậy.
“Nguyệt cầm là cả một cơ duyên, cả một nguồn thi
hứng” ( Chu Văn Sơn).
Nếu nhìn nguyệt cầm như một cấu trúc tỉnh lược
chủ từ và hư từ, thì
▪ Nguyệt cầm là đàn trăng. Đàn trăng mở ra ít nhất ba
bối cảnh: (đánh) đàn (dưới) trăng, (nghe) đàn (dưới)
trăng, đàn (ngắm) trăng.
▪ Nguyệt cầm còn là trăng đàn. Trăng đàn mở ra ba
cảnh khác: trăng (đánh) đàn, trăng (nghe) đàn, trăng
(ngắm) đàn.
Nếu nhìn nguyệt cầm dưới dạng cấu trúc ẩn dụ
thì Nguyệt có thể là em:
Nguyệt cầm = em đàn. Nguyệt cũng có thể là anh, và
đàn là em: Anh (nghe) em (đàn), anh (ngắm) đàn, anh
(ngắm) em đàn.
Xuân Diệu nói: "Thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc
- đó là một chân lí vĩnh cửu" Quả thực bằng những rung
động tinh vi và nhạy bén, Xuân Diệu đã nắm bắt được
những biến thái của tự nhiên một cách rất tài tình. Nhà
thơ phải mở rộng tâm hồn mình, phải "thức nhọn mọi giác
quan" thì mới lắng nhận được vẻ đẹp của tạo vật và cất lên
được những vần thơ hay như thế.
Bài thơ được tạo ra từ khối cảm xúc của thi nhân được
nung chảy. Cả âm nhạc cả màu sắc lan toả không gian.
Khung cảnh tràn ngập ánh trăng, tràn ngập tiếng
đàn tạo ra một không gian lung linh và huyền ảo hòa
quyện giữa trăng và đàn. Chỉ ở câu thơ đầu tiên, thi
pháp giao thoa - cộng hưởng đã xuất hiện như “tế bào
đầu tiên mang trong nó hệ gen của hình thức toàn
thi phẩm:
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Không gian được nhà thơ Xuân Diệu gợi mở ra ở đây chính
là không gian của một đêm trăng, đối tượng soi chiếu của
ánh trăng đó được gợi nhắc cụ thể ở đây, chính là “cung
nguyệt”. Thể hiện sự tiếp xúc giữa ánh trăng với cung
đàn, Xuân Diệu đã thể hiện thông qua động từ “nhập”, từ
này có sức ám ảnh mạnh mẽ, vì nó không chỉ gợi ra sự giao
hòa của trăng- đàn mà nó còn gợi ra sự hợp nhất thành
một giữa chúng.Tác giả đã sát nhập trăng và cung đàn.
Sự tương giao giữa tiếng đàn và ánh trăng đã đồng nhất
hoá hai làm một. Không phải là thứ màu sắc vàng ánh,
cũng không phải là nhạc điệu nào cụ thể nữa mà cái âm
sắc mới này là sự kết chuyển siêu hình. Cây đàn vừa
làm xong chỉ là thân xác, chỉ khi trăng nhập vào dây
cung mới thật sự là “nguyệt cầm”. Tác giả đã thổi hồn
mình sang cho tạo vật. Ánh trăng trở thành một sinh thể
có cảm giác, có linh hồn. Tiếng đàn trở thành tiếng vọng
của cõi lòng đi tìm sự tri âm, đồng điệu. Bởi vậy chữ “nhập”
chính là khởi sự của mọi chuyện. “Trăng - nguyệt” -ẩn
dụ cổ điển- nhờ sự táo bạo và mãnh lực của chữ “nhập”,
vướng mắc vào dây, vương tơ.
Trăng đắm trong ẩm ướt của vùng nguyệt lạnh, gợi lên hình
ảnh nồng nàn đầy nhục cảm mà cũng vô cùng dịu dàng, tế
nhị, thaết, mà cũng có thể là cõi chết, nơi hội ngộ của những
âm hồn.

Với sự ngắt nhịp độc đáo, nếu ngắt nhịp 2/2/3 là “cung
nguyệt lạnh” còn 2/3/2 là “dây cung” vậy chữ “cung”
phải là sự giao thoa và sau đó là sự nhập thành một
duyên phận.

Bên cạnh nhịp thơ là chuỗi những âm thanh ấn tượng. Cả


câu thơ đều sử dụng thanh bằng, mở đầu một gam
màu lạnh bao quanh “Nguyệt cầm”. Chính câu đề kì
lạ, mang màu huyền bí hơn cả đã dẫn nhập vào thế giới
“huyền diệu” (chữ dùng của thầy Chu Văn Sơn) của
“Nguyệt cầm”.
Người ta nói: thơ tiềm ẩn trong rung động. Bài thơ chỉ có
thể được hình thành khi có sự truyền lan của rung động ấy.
Nguyệt cầm chính là cảm xúc chân thực, nóng hổi của Xuân
Diệu khi đối diện với cảnh vật và đối diện với lòng mình.
Chỉ có rung động thực sự, Xuân Diệu mới cảm được cái
đẹp của tạo hoá và chớp được những tơ rung của lòng
mình. Nhịp điệu bài thơ nhẹ nhàng, dìu dịu, đượm một
thoáng buồn nhưng vẫn có sự chuyển tấu của âm sắc. Đó
là những cung bậc khác nhau của âm nhạc mà Xuân Diệu
nghe được bằng chính cái ân tình của mình.
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần;
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
Khi cây đàn ấy bắt đầu sống trong linh hồn “Nguyệt cầm”,
mọi tiếng nói riêng được cất lên. Xét về hình thức, Xuân Diệu
đã sử dụng liên tiếp biện pháp đối ngẫu của thơ cổ, phép
song song của ngôn ngữ thơ và phép tương giao của
thơ tượng trưng, đa nghĩa. Câu thơ bị cắt rời thành ba
phần với ba nhịp lại vừa điệp từ: “Trăng thương/ trăng nhớ/
hỡi trăng ngần”, “Đàn buồn/ đàn lặng/ôi đàn chậm”. Khi lòng
mình đang cô đơn, trống trải, tạo vật bỗng dưng ngưng đọng
những giọt sầu. Tần số giao động của từng tiết tấu trong
câu thơ chậm rãi, ngắt nhịp từng đôi một nghe thật buồn.
Nhạc đàn hay nhạc lòng nhà thơ... Không rõ nữa. Buồn,
thương, nhớ, bằng mấy tính từ chỉ sắc thái biểu cảm ấy gợi
cho người đọc một tâm trạng cô đơn, buồn thảm. Có một
cái gì đó như là sự day dứt, trở trăn. Mọi thứ đề ảo thể- trăng,
tiếng đàn lại tạo thành giọt nước mắt hữu hình. Tạo vật
đã được "nội cảm hoá", nhà thơ biến cái vô hình trở
nên hữu hình.
“Giọt” là một đơn vị nhỏ của một vật thể lỏng như giọt
nước, giọt lệ… Nhưng dưới bút pháp của nhà thơ “giọt”
cũng có thể là một giọt trăng, hay một giọt đàn. Giọt
âm thanh “rơi tàn” khi tiếng đàn chìm xuống và tan
đi, gây một cảm giác buồn như giọt lệ rơi. Còn giọt
lệ, bình thường người ta chỉ có thể thấy bằng mắt, hay
cảm thấy bằng xúc giác khi giọt lệ rơi trên tay, nhưng
ở đây còn thêm cả thính giác, vì lệ ngân. Giọt lệ này đã
ứa ra vì một kiếp tài hao bạc mệnh.
Không gian trữ tình tiếp tục được nhà thơ mô tả bằng
những hình ảnh cụ thể, sinh động:
Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh
Linh lung bóng sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh
Tác giả đưa tầm mắt lên xa bao trùm cả một không gian trong
vắt chìm trong bóng đêm vô tận. Đêm trong như thủy tinh,
như bầu trời trong. Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh
là ba hình ảnh độc lập, dị biệt nhưng song song. Và ánh
sáng của vầng trăng trên bầu trời ánh chiếu xuống không
mang cảm giác yên bình như thường thấy mà nó sáng “lung
linh”, mà lại là “ linh lung”. Hồn thơ tinh vi như Xuân Diệu
đã lạ hóa từ ngữ để làm sống dậy những cảm giác tê
đến rợn người, của cả thị giác và xúc giác. Cái tôi cá
nhân đã trở thành “ siêu tôi” để đồng nhất vào ánh sáng,
âm nhạc đó.
Một cái “rùng mình” mà nguyên nhân của sự rung mình đó
cũng được nhà thơ lí giải, đó là sự tích về cái chết của
người phụ nữ, khi người phụ nữ ấy cất tiếng hát rồi đắm
mình trong dòng chảy của dòng nước xanh, vào đúng
thời khắc đêm rằm, khi ánh trăng cũng đẹp, cũng lung
linh như vậy.
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,
Ðàn ghê như nước, lạnh, trời ơi...
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người...
Không gian ban đầu đã được miêu tả rõ hơn “vào đêm thu”.
Cái lạnh ấy đã làm trăng sáng hơn cả. Rồi xâm nhập vào
tiếng đàn gây nên cảm giác ghê rợn vô cùng gợi lên một
thứ âm nhạc đau đớn, khắc khoải từ tâm can. Gam độ
của nỗi buồn
ngày càng gia tăng. Cả âm nhạc, cả ánh sáng tụ đọng
thành từng giọt lạnh lẽo đến xương da. Cái hay của bài
thơ chính là sự miêu tả cảm xúc. Cái cảm xúc vô hình
kia bỗng trở nên có hình, có khối. Không gian ở đây là
không gian của tâm trạng.
Dường như ở đây cảm giácMthực khuất đi mà chỉ còn lại là ảo
giác. Tác giả sống bằng ảo giác. Chính dư âm tiếng đàn đã
làm cho thiên nhiên âm nhạc và con người tương tư
nhau: “Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người” làm cho
hiện tại luyến lưu dĩ vãng, làm cho sự cách biệt giữa không
gian và thời gian, nghệ thuật và tình người ngắn lại, nhưng
cũng lại trải ra biền biệt đến vô cùng. Tiếng nhạc bi thương,
réo rắt như thế là bởi chính chủ thể của tiếng đàn ấy
đang đeo mối sầu không có người bày tỏ “Trăng nhớ Tầm
Dương, nhạc nhớ người”.
Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.
Một bức tranh toàn vũ trụ tràn ấp tiếng nhạc được mở ra.
Rõ ràng là nhạc mà đi kèm với “ ánh”, ” ánh nhạc”, sự cảm
nhận sâu sắc về cả thính giác và thị giác.
Không gian mênh mông xung quanh như đồng cảm với
tâm hồn thi nhân, sự u buồn bao trùm lên sự bộn bề
làm “thinh” và “nín thở”. Âm thanh tiếng nhạc vẫn réo
rắt, không chỉ đánh động tâm can con người mà còn đánh
động đến cả sao Khuê “Nghe sầu âm nhạc đến sao
Khuê”. Sao Khuê theo truyền thống Đông phương
là một ngôi sao biểu tượng cho văn học nghệ thuật.
Âm nhạc vang động đến sao Khuê là thêm một bằng
chứng về mối giao cảm giữa vũ trụ với thân phận
những giai nhân tài sắc có duyên nợ với nghệ thuật
nhưng phải chịu thua số phận éo le.
Quả thực, Xuân Diệu đã cho ta thấy một vũ trụ kỳ diệu có sự
cộng hưởng của nhạc, ánh sáng và một cái lạnh ghê hồn;
nhưng khoảng không gian lạnh lẽo hoang vắng đó không phải
là một vũ trụ vô cảm, vô tình, mà có một tính nhân văn sâu
đậm không ai có thể ngờ được. Bài thơ “Nguyệt cầm” của nhà
thơ Xuân Diệu là một bài thơ mang những cảm xúc rất đặc
biệt của nhà thơ, bởi độc giả thường quen với hồn thơ
Xuân Diệu tươi mới, yêu đời với tình cảm mãnh liệt, song
ở bài thơ này lại mang âm vị trầm buồn, chất chứa
những nỗi suy tư không thể tâm sự.
Tài liệu tham khảo:
1) Chu Văn Sơn, Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn
Bính - Hàn Mặc
Tử, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003
2) Cấu trúc thơ, Thuỵ Khuê, NXB Văn nghệ, 1995
3) Tập San Việt Học
4) Nguyệt cầm-một nốt nhạc buồn của Xuân Diệu
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh

You might also like