You are on page 1of 19

Từ xưa đến nay, mùa thu luôn là

nguồn thi hứng dạt dào cho biết bao


người nghệ sĩ say mê và sáng tạo.
Đến với mùa thu ta có “Cảm thu”,
“Tiễn thu” của Tản Đà, có cái buồn
man mác hiu quạnh trong “Đây mùa
thu tới” của Xuân Diệu, đến với “
Sang thu” của Hữu Thỉnh ta lại có cái
nhìn chiêm nghiệm sâu xa…Và nhắc
đến đề tài mùa thu ta không thể
không nhắc đến chùm thơ thu nổi
tiếng của Nguyễn Khuyến mà tiêu
biểu trong đó là “Thu điếu”. Tuyệt
phẩm đúng là bức tranh mùa thu hết
sức sinh động, mà trong đó một nửa
là mùa thu của thiên nhiên và một
nửa còn lại là mùa thu của chính tâm
hồn nhà thơ, cả hai đã hòa quyện
vào nhau, tạo nên một tác phẩm bất
diệt với thời gian. (Trích)
Nguyễn Khuyến là một nhà nho có
học vấn uyên thâm, cốt cách thanh
cao cùng tấm lòng yêu nước thương
dân vô tận. Lấy thơ ca làm bầu bạn,
Nguyễn Khuyến để lại những vần thơ
hết sức quý giá, mà bình dị, hồn hậu
về cảnh
vật và cuộc sống của con người. Tác
phẩm"Câu cá mùa thu" nằm trong
chùm thơ thu gồm ba bài: “Thu điếu”,
“Thu ẩm” và “Thu vịnh”. Tác phẩm
được sáng tác khi bậc hiền tài đang
sống cuộc đời dân dã, mộc mạc tại
làng quê sau khi đã rời bỏ chốn quan
trường náo nhiệt. Khi nhận xét về bài
thơ, Xuân Diệu có viết: " Bài thơ Thu
Vịnh là có thần hơn hết nhưng ta vẫn
phải nhận bài Thu điếu là điển hình
hơn cả cho mùa thu Việt Nam". Quả
là như vậy, bài thơ là những cảm
nhận tinh tế của thi nhân về mùa thu
của quê hương xứ sở, qua đó bộc lộ
tâm sự thời thế thầm kín của mình.

Bài thơ mở ra với cảnh thu hài hòa,


đầy ắp thi vị dưới điểm nhìn linh
hoạt, từ gần đến cao xa, rồi từ cao xa
trở lại gần:
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo"

Nếu như ở Thu vịnh, mùa thu được


Nguyễn
Khuyến đón nhận từ cái không gian
thoáng đãng, mênh mông, với đôi
mắt hướng thượng, khám phá dần
các tầng cao của mùa thu để thấy
được: “ Trời thu xanh ngắt mấy tầng
cao”, thì ở Thu điếu, nhà thơ không
tả mùa thu ở một khung cảnh thiên
nhiên rộng rãi, không phải là trời thu,
rừng thu hay hồ thu, mà lại chỉ gói
gọn trong một ao thu, một chất liệu
lấy từ cuộc sống bình dị ở đônf bằng
chiêm trũng Bắc bộ. Khi tiết trời đã
thấm cái “lạnh lẽo” của heo may bên
chiếc ao, thì làn nước lắng trong đến
độ như được chọn lọc, trong vắt đến
tận đáy ao. Chỉ bằng vài nét gợi tả,
Nguyễn Khuyến đã khiến người đọc
hình dung về một ngày rất sáng, nên
nước trong ao mới có “trong veo” đến
thế. Không gian ấy bỗng như được
mở rộng ra nhiều hướng nhờ sự xuất
hiện của chiếc thuyền câu cá “bé tẻo
teo”. Giữa khung cảnh thiên nhiên
mênh mông rộng lớn ấy, hình ảnh
con người lại càng thu lại nhỏ bé
hơn, thu hẹp mình lại để hướng vào
chiều sâu nội tâm cá nhân. Như vậy,
bối cảnh
của toàn bài dường như được hiện
hữu trong hai câu đầu. Đó là một bức
tranh được bao trùm bởi cái lạnh lẽo
của mùa thu và sự cô đơn, trống
vắng trong lòng thi sĩ

Theo dòng cảm xúc, sự giãi bày ấy


được gián tiếp bộc lộ qua cảnh làng
quê thân thuộc, qua cái buồn man
mác của mùa thu, mùa mà với thi
nhân đó là nguồn cảm hứng bất tận:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Cảnh vật có sóng biếc “gợn” thành


hình và lá vàng “đưa” thành tiếng
nhưng cả tiếng và hình ấy đều rất
nhẹ, rất khẽ trong cái tĩnh lặng của
toàn bài thơ. Tác giả đã rất nhạy
cảm, tinh tế khi chớp được những
biến động tinh vi của tạo vật. Đó là
sự chuyển động “hơi gợn tí” của
sóng, là sự đưa nhẹ khẽ khàng của
lá vàng, là sự mong manh uốn lượn
của hơi
nước mờ ảo trên mặt ao. Có thể nói
là hai câu thơ đối nhau rất chỉnh.
Ông không chỉ quan sát mà còn lắng
nghe, không chỉ miêu tả mà còn cảm
nhận, đó chính là cái tâm, cái tài của
nhà thơ thể hiện rõ nét. Chỉ những
tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước sự
biến động của thiên nhiên mới có thể
làm nên những câu thơ như chụp lại
từng khoảnh khắc và đóng khung
vào ngôn từ vĩnh cửu. Nghệ thuật
đặc sắc lấy động tả tĩnh của tác giả
đã khiến cái tình nay càng tĩnh hơn.
Cái tĩnh nó nhẹ đến vô hình, vị thi sĩ
này quả là một người có tâm hồn yêu
thiên nhiên, yêu cuộc sống sâu sắc
thì mới có thể cảm nhận được sự im
lặng đến thế.

Đến hai câu luận, cảnh thu của


Nguyễn Khuyến như xa hơn một
chút, điểm nhìn có phần thoáng đãng
hơn

"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt


Ngỏ trúc quanh co khách vắng teo"
Không gian nghệ thuật bỗng mở ra
tầm cao với trời thu cao xanh, và tầm
xa trước mặt với đường làng ngõ
xóm quanh co, vắng vẻ. Từ "vắng
teo” cho thấy sự vắng lặng không
một bóng người, không chút động
tĩnh, âm thanh. Chiều cao của bầu
trời được cụ thể bằng sự “lơ lửng”
của tầng mây và thăm thẳm của da
trời xanh ngắt. Trong cảm nhận của
Nguyễn Khuyến, cái sắc "xanh ngắt”
ấy rất khơi gợi, cái màu xanh liền một
khối tinh khiết, thăm thẳm, khiến cho
những ai ngẩng mặt lên ngắm trời
thu đều có cảm giác vời vợi lạ kì.
Nhờ có “tầng mây lơ lửng” bên dưới
mà nhận ra “trời xanh ngắt” bên trên.
Xuân Diệu đã từng nhận định: “Cái
thú của bài Thu điếu ở cái điệu xanh:
xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh
trúc, xanh tròi, xanh bèo”. Màu da
trời mùa thu dường như ám ảnh sâu
đậm trong lòng Nguyễn Khuyến nên
trong các bài thơ thu, ông thường
nhắc tới:
“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao” –
Thu vịnh hay
“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” –
Thu ẩm.

Bởi vậy, màu xanh ngắt của da trời


không chỉ đơn thuần là một màu sắc
mà có lẽ đó còn chính là tâm trạng
nhiều ẩn ức, là chiều sâu tâm hồn
đầy trăn trở của thi nhân. Như một
bức tranh thủy mặc đơn sơ mà ấn
tượng, qua 6 câu thơ đầu, cảnh thu
lập tức nằm gọn trong tâm hồn người
đọc, ẩn náu để rồi lan tỏa miên man.

Hai câu thơ cuối mang âm thưởng


nhẹ như hơi thở, kết lại mạch cảm
xúc, gợi ra lòng người tưởng chừng
thanh thản nhưng ngập bao nỗi niềm:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được,


Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
Chủ thể trữ tình xuất hiện trong tư
thế ngồi bất động “tựa gối buông
cần”, thu mình lại, không phải để chờ
đợi mà là để suy tư. Nhà thơ ngồi
câu cá nhưng chẳng hề chú tâm đến
việc câu, bởi vậy mới giật mình trước
tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”.
Tiếng cá động đến tâm trạng của nhà
thơ, trong suy nghĩ của người đọc,
người ta chợt nhận ra vẻ câu cá an
nhàn ấy là một tâm trạng đầy suy tư,
thậm chí đau đớn trước cảnh nước
nhà lúc bấy giờ. Đau trước sự thay
đổi không ngờ của thời cuộc, đau vì
bản thân bất lực không làm gì được
và trong sự dằn vặt nội tâm ấy,
Nguyễn Khuyến đầy cô đơn và trơ
trọi giữa trời thu “lạnh lẽo”. Bằng bút
pháp thi trung hữu họa kết hợp với
lấy động tả tĩnh, tác giả đã tạo nên
một mùa thu rất riêng cho mình. Từ
mùa thu hiện thực với lá vàng, trời
xanh, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên bức
tranh mùa thu chưa đựng suy tư cá
nhân lên trang thơ, và khi đến tay
người đọc, lại gợi lên những liên
tưởng
đầy ý vị. Ta cảm nhận được những
vẻ đẹp bình dị nhưng tinh tế của làng
cảnh quê hương, nghe vang dậy lời
giãi bày, tâm tư kín đáo của tác giả
tạo một sợi dây liên kết từ tâm hồn
đến tâm hồn.

Với Thu điếu”, Nguyễn Khuyến đã rất


thành công với lớp ngôn ngữ giản dị,
trong sáng, nhưng vẫn đậm chất mỹ
học của thơ ca cổ điển. Cách gieo
vần “eo” đầy độc đáo giúp gợi sự
vắng lặng, thu hẹp dần của không
gian thu nơi làng quê, phù hợp với
tâm trạng đầy uẩn khúc, bế của tác
giả trước thời cuộc. Bằng ngòi bút
nghệ thuật kín đáo, từng lời thơ như
tiếng nói trong sáng, nhuần nhụy, đầy
nhạc điệu với sự hài hòa của tâm
hồn con người với cảnh sắc thiên
nhiên.
  Mỗi thi sĩ làm thơ, trước hết là phải
thổi được hồn mình vào đó, phải biết
biến những con chữ thô cứng ngập
tràn thi vị và “nhảy
múa” trong cảm xúc. Với bài thơ “Thu
điếu”, đong đầy trong từng vần thơ
con chữ, ta thấy được mênh mang
cái tình của Nguyễn Khuyến, một tâm
hồn gắn bó với thiên nhiên, với tình
yêu đất nước tuy kín đáo nhưng sâu
sắc vô cùng.

You might also like