You are on page 1of 6

Nhóm: Quỳnh Nga, Minh Hạnh, Thanh Tâm

Thu điếu
I.Mở bài: 

Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người,Có lẽ bởi vậy nên mùa thu
luôn là bạn muôn đời của thi nhân. Khác với các nhà thơ trung đại  nhắc đến
mùa thu thường nhắc đến các chi tiết ước lệ như lá ngô đồng rụng, hạt móc sa,
rừng phong thu, còn mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến là ao thu, ngõ trúc, là
thuyền câu, là trời thu, nước thu của làng quê Yên Đổ quen thuộc, bình dị đơn
sơ. Trong ba bài thơ của Nguyễn Khuyến gồm Thu Vịnh, Thu Điếu, Thu Ẩm thì
bài Thu Điếu được xem là có thần hơn cả. Thu Điếu còn được dịch là câu cá
mùa thu, là một trong những bài thơ hay nhất viết về vẻ đẹp điển hình của lành
quê Bác Bộ Việt Nam và tâm sự thời cuộc của thi nhân:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,


Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt, 
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo. 
Tựa gối buông cần lâu chẳng được, 
Cá đâu đớp động dưới chân bèo."

II.Thân bài:

1.Khái quát đầu:

-Nguyễn Khuyến là một nhà nho, làm quan được một thời gian thì ông lui về ở
ẩn quê nhà ở Yên Đổ. Sống giữa thời buổi loạn lạc, trước sau Nguyễn Khuyến
vẫn hướng về thôn quê, chuyển trọng tâm cả hệ thống chủ đề, đề tài, nhân vật,
cảnh vật về nơi cố hương bình dị và trở thành nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
Giọng điệu chủ yếu trong thơ Nguyễn Khuyến là trầm tư u uất, buồn thương,
trào phúng, hóm hỉnh, thâm thúy. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị mộc mạc,
tinh luyện. Sáng tác thơ của ông gồm chữ Hán với số lượng trên 800 bài.

-“Thu điếu” nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến - được đánh giá là
chiếm địa vị quán quân trong đề tài mùa thu của thơ ca Việt Nam. Bài thơ được
viết theo lối thơ Nôm đường luật thất ngôn bát cú. Nhan đề là “Thu điếu”, là câu
cá mùa thu, nhưng cũng chỉ là cái cớ để thi nhân hoà mình vào thiên nhiên, ghi
lấy khung cảnh thân thuộc và giàu rung cảm nghệ thuật của làng quê, cũng như
gửi gắm trong cảnh ít nhiều tâm sự u uất trước thời cuộc của thi nhân. Trong bài
thơ, cảnh thơ tình thu chan hoà vào nhau, đường nét thanh tao, khung cảnh tĩnh
lặng, vừa in đậm phong cách thơ Nguyễn Khuyến và vẻ đẹp của hồn thơ xứ sở.
Khung cảnh bài thơ được ghi lại qua điểm nhìn từ thuyền câu ở giữa ao nên
cảnh vật cũng dần vận động từ tầng thấp gần ở mặt nước, đến cao xa ở ngõ trúc
bầu trời, từ khái quát đến cụ thể, từ cảnh vật đến con người, chậm rãi lắng đọng,
êm đềm sâu kín.

=> Sáu câu trên là bức tranh thu thì hai câu dưới là hình ảnh nhân vật trữ tình và
tâm sự của thi nhân.

2.Phân tích

a) Luận điểm 1: Sáu câu đầu của bài thơ miêu tả bức tranh thu bình dị đơn sơ ở
làng quê Yên Đổ. Trước hết mùa thu đã được tác giả miêu tả khái quát qua hai
câu đề:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,


Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.”

-Khung cảnh được mở ra với những đường nét chi tiết “ao thu”, “nước” thu và
“thuyền câu”. Hình ảnh “Ao thu” “trong” và “lạnh”, có lẽ mùa thu vào độ cuối
nên khí trời cũng se sắt heo may. Chỉ hai chữ "Ao thu" thôi, ngôn từ của
Nguyễn Khuyến rất tự nhiên, giản dị, rất hàm sức, từ đó mở ra thời gian đang độ
mùa thu, không gian là khung ao nhỏ xinh xắn, mộc mạc bình dị. 

-Vào chốn cũ mới hiểu rõ “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo” là như thế nào.
Xuân Diệu đã từng viết: “Sao mà lắm ao thế! Cả huyện Bình Lục là xứ đồng
chiêm rất trũng kia mà”. Nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ nên thuyền từ đó mà
bé tẻo teo. Ao thu, nước thu là những hình ảnh quen thuộc trở đi trở lại trong
thơ Nguyễn Khuyến. “Thu vịnh” tác giả đã viết: “Nước biếc trông như tầm khói
phủ, đẹp và quyền ảo, còn trong Thu điếu, nhà thơ chỉ viết ngắn gọn "nước
trong veo" giản dị mà thần tình về mùa thu. 

-Khí trời hanh khô se lạnh, trời ít mưa nên nước mới thường trong vắt tưởng
như nhìn thấu đáy nên Nguyễn Khuyến viết " nước trong veo" như phản chiếu
cả cái màu trong xanh của bầu trời thu. Ao thu nhỏ, nước thu trong nên cảm
nhận được cả tiết trời lạnh lẽo của độ cuối thu đầu đông. Trời vì lạnh mà nước
như trong hơn, nước trong veo khiến cảm giác se lạnh dường như thấm thía
hơn. -Tương xứng với ao nhỏ mà thuyền câu vì thế cũng “bé tẻo teo”. Ngôn từ
trong thơ Nguyễn Khuyến mộc mạc mà chân thật, chính xác và giàu sức gợi tả.
"Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo", đường nét tả cảnh xinh xắn, hài hoà cân
xứng. Bài thơ sử dụng vần "eo" là vần khó :"lạnh lẽo", "trong veo"," tẻo teo"
gợi cảm giác không gian thu nhỏ gần gũi thân thuộc, xinh xắn.

=> Cái sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế của tác giả đã phát hiện chất thơ trong đời sống
hằng ngày, thấy được linh hồn của tạo vật của quê hương.

=> Cảnh thu được gợi mở trong hai câu đầu hết sức trong sáng, đơn sơ mang
nét điển hình của làng quê Bắc Bộ Việt Nam.

b) Luận điểm 2: Hai câu thực được Xuân Diệu đánh giá là thần tình hơn cả. Nhà
thơ đã ghi lại không gian mùa thu ở tầng thấp gần với những chuyển động khẽ
khàng tinh tế: 

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,


Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.”

-Bằng thủ pháp lấy động tả tĩnh, ông đã ghi lấy khung cảnh làng quê lặng lẽ yên
bình, chiếc thuyền câu lâu lâu mới nhích, sóng chỉ “gợn tí”, lá “đưa vèo” đó
cũng là cái lặng lẽ của tâm hồn.

-Đặc biệt là động từ "đưa vèo", bài thơ đã mang đến cho người đọc các điệu
xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu
vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi. Nguyễn Khuyến đã khắc hoạ bức tranh thu
bằng bút pháp chấm phá điển hình trong thơ trung đại, khác hẳn với lối thơ hiện
đại sau này. 

-Trọng Lưu đã từng viết: “Lá thu rơi xào xạc đã ghi lấy cả rừng thu, cả rừng lá
rụng". Còn tác giả chỉ gợi bằng một chiếc lá mỏng manh, nhẹ lướt qua khung
ao, từ "đưa vèo" đã tả tỉ mỉ chính xác tốc độ bay của lá, lá khô nhẹ mới có thể
“đưa vèo” như vậy. 

-Thi sĩ Tản Đà viết: “Vèo trông lá rụng đầy sân", nhưng trong thơ của Nguyễn
Khuyến thì lá “đưa vèo” mới đối lại được "sóng gợn tí".

=> Thi nhân phải thu mình “tựa gối buông cần”, bồng bềnh trên một “chiếc
thuyền bé tẻo teo” thì mới có thể ghi lại cái chuyển động khẽ khàng, đơn sơ mà
tinh tế ấy, đó cũng chính là cái lặng lẽ của tâm hồn.

c) Luận điểm 3: Tác giả Nguyễn Khuyến đã viết lên hai câu luận độc đáo, đó là
cảnh thu được miêu tả ở tầm cao xa, một vẻ đẹp bình dị nhưng tĩnh lặng và
đượm buồn:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
 Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

-Cảnh thu được mở ở chiều cao của bầu trời với “ngõ trúc quanh co”, bầu trời
cao “xanh ngắt” với những “tầng mây lơ lửng”. Các lối đi trong lành xanh ngát
một màu tre trúc chạy ngoắt nghéo quanh co vì người đi làm đồng hết nên
"khách vắng  teo". “Tầng mây lơ lửng”, mây cứ chùng chình lơ lửng, mây cũng
chẳng muốn bay. Cuộc sống chẳng hối hả hay tâm hồn nhà thơ đang sâu đầy
tâm tư. Bầu trời thu “xanh ngắt”, màu sắc đậm nét của bức tranh thu, mỗi nét vẽ
của Nguyễn Khuyến đếu rất dứt khoát để tả cảnh vật “ đưa vèo”, “hơi gợn tí”,
“xanh ngắt”.

-Trong thơ thu của Nguyễn Khuyến, nét thu quán xuyến điển hình chính là trời
thu cao vút. Tác giả ghi lại với Thu vịnh " trời thu xanh ngắt mấy tầng cao" ,
Thu ẩm lại viết "da trời ai nhuộm mà xanh ngắt". "Xanh ngắt" là màu xanh đặc
trưng của trời thu Bắc Bộ, trong xanh và cao vút, thăm thẳm, không gian mùa
thu như rộng mở đến vô cùng dù điểm nhìn chỉ bắt đầu từ một khung ao nhỏ.
Không gian mênh mang của bầu trời ẩn chứa ít nhiều bâng khuâng của thi nhân
vì cảnh mênh mông quá, mà lại cô tịch quá.

=> Trong sáu câu thơ đầu, bằng bút pháp tả gợi, ngôn ngữ hàm súc giản dị trong
sáng, tác giả đã họa lại bức tranh làng quê mùa thu bình dị, đơn sơ, trong sáng,
tĩnh lặng, giàu rung cảm nghệ thuật. Qua đó cảm nhận được tài năng ngôn ngữ
thơ nôm của Nguyễn Khuyến, sử dụng ngôn từ chân thực nhưng đạt đến độ
ngôn ngữ điêu luyện, biến hóa, dầu sức gợi hình. Tài năng kết hợp với sự quan
sát và tâm hồn nhạy cảm của thi nhân đã để lại một tuyệt tác về đề tài mùa thu.

d) Luận điểm 4: Nếu sáu câu đầu nghiêng về tả cảnh tình thu, thì ở hai câu kết
ta có thể thấy được cảm xúc tâm sự của nhà thơ được hé lộ:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được, 


Cá đâu đớp động dưới chân bèo."

-Đến đây, con người đã xuất hiện trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “tựa
gối buông cần”. Động từ “buông” diễn tả sự thả lỏng của người đi câu. Có lẽ
con người đi câu chỉ để giải trí, ngắm cảnh mùa thu mà thôi. Cụm từ “lâu chẳng
được” là việc không câu được cá, không quan tâm đến việc có câu được cá hay
không.

-Đằng sau trạng thái đó là một tư thế thư thái, thong thả của thi sĩ. Tất cả tâm
hồn giờ đây như buông lỏng để ngắm cảnh thu, đem việc câu cá như một thú vui
giúp tâm hồn được thư thái. Câu thơ đã diễn tả rõ nét sự hòa hợp của con người
với thiên nhiên, cảnh vật.
-Toàn bộ bài thơ đã mang vẻ tĩnh lặng, thanh bình. Phải cho đến câu cuối mới
xuất hiện tiếng động, nhưng đó cũng là tiếng động nhỏ bé, như có như không.
Đó là tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”. Phải chăm chú quan sát lắm, nhà thơ
mới có thể cảm nhận được cái chuyển động nhỏ nhoi ấy. Nghệ thuật “lấy động
tả tĩnh” đã được tác giả sử dụng vô cùng khéo léo, tinh tế. Trong không gian
rộng lớn, tiếng động càng trở nên rất khẽ, rất nhẹ, làm tăng vẻ tĩnh vắng. Đó là
“cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.

=>Tác giả thả hồn vào mây trời, khung cảnh trời thu mà chẳng may may để ý cá
đã cắn câu. Cũng giống như Thu ẩm, Thu vị, mùa thu làm thơ nhưng lại chả làm
thơ mùa thu uống rượu rượu nhưng lại không uống rượu ,mùa thu câu cá nhưng
thực ra không phải bàn chuyện câu cá. Tất cả chỉ là cái cớ để thi nhân bộc lộ
tâm trạng về nỗi cô quạnh, quần khúc trong tâm hồn, đó là tâm sự đầy đau buồn
trước tình cảnh đất nước đầy đau thương. Nguyễn khuyến tài cao học rộng
nhưng “sinh bất phùng thời”, lại thêm tuổi già cô đơn. Đất nước rơi vào tay giặc
mà chẳng thể nào cầm vũ khí đánh giặc, tâm sự u uất khiến cảnh thu đẹp nhưng
buồn lặng lẽ.

3.Khái quát cuối, mở rộng

-Nguyễn Khuyến đã sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhuần nhuyễn
điêu luyện. Ngôn từ hình ảnh trong sáng, biến hoá vừa đợ sơ mộc mạc vừa tinh
tế thanh tao. Tác giả sử dụng chủ yếu là bút pháp tả gợi chỉ bằng vài nét phác
thảo mà tái hiện khung cảnh tự nhiên, chân thực, sống động là tiêu biểu cho lối
thơ đường luật hàm súc. Bài thơ đã hoạ lại bức tranh điển hình về mùa thu ở
làng cảnh Việt Nam. Nếu “Thu ẩm” là đầu thu, “Thu vịnh” khái quát nhiều thời
điểm thì “Thu điếu” lại là cuối thu. Bài thơ nào cũng hay, cũng đẹp nhưng “Thu
điếu” có lẽ có thần hơn cả. Ẩn chứa đằng sau khung cảnh ấy là tấm lòng thi
nhân thiết tha dung cảm với quê hương, với cảnh thiên nhiên thân thuộc và kín
đáo sâu xa, vẫn là tâm sự man mác, ưu uất.

-“Bàn tới địa vị Nguyễn Khuyến trong làng thơ Việt Nam không thể không nhắc
đến một nhà thơ đồng hương, đồng thời với Nguyễn Khuyến là Trần tế xương.
Hai nhà thơ, một gà, một trẻ, đỗ đạt cao thấp khác nhau, sinh khác thời, chết gần
đồng thời, người sống giữa kẻ chợ xô bồ, kẻ ẩn cư nơi xóm làng thanh vắng,
người tâm tình đôn hậu, kẻ khóc kẻ sắc sảo, cùng thích trâm biến trào lộng, là
một cặp ngẫu nhiên và lý thú của văn học Việt Nam. Nối sau Thanh Quan, hồ
Xuân Hương, Nguyễn Khuyến và Trần tế xương là hai nhà thơ suất sắc, độc đáo
cuối cùng của dòng thơ nôm Đường luật.”, trích “Địa vị Nguyễn Khuyến trong
lịch sử văn học Việt Nam” của Nguyễn Văn Hoàn. Thơ Nguyễn Khuyến thật sự
tiêu biểu cho tâm hồn của người Việt và ông nổi tiếng là một trong những nhà
thơ viết về làng cảnh Việt Nam hay nhất trong nền văn học.
III.Kết bài:
Với “Thu điếu” – Nguyễn Khuyến đã tạo nên cho mình một chỗ đứng quan
trọng trong nền thơ ca trung đại Việt Nam nói chung và trong những thi phẩm
lựa chọn đề tài mùa thu nói riêng. Đong đầy trong từng vần thơ con chữ, ta thấy
được mênh mang cái tình của thi nhân. Nguyễn Khuyến, hơn một nhà họa sĩ là
một nhà thi sĩ. Thơ ông hơn một bức tranh tả cảnh là những ngôn từ gợi tình.

You might also like