You are on page 1of 4

Câu cá mùa

thu
~ Nguyễn Khuyến ~

I. Mở bài:
Đọc thơ Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu đã nhận xét: “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong
văn học Việt Nam là thơ Nôm. Mà thơ Nôm của Nguyền Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ
mùa thu Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh”, trong ba bài thơ đặc sắc nhất có lẽ là bài “Thu điếu”.
Không phải là “Thu vịnh” với không gian mênh mông, bát ngát, mà là một “Thu điếu” với vẻ
đẹp điển hình cả mùa thu làng cảnh Việt Nam và những nỗi niềm thầm kín của nhà thơ.

II. Thân bài:


1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Khuyến(1835-1909), hiệu là Quế Sơn, quê ông ở Nam Định nhưng ông sống
chủ yếu ở quê ngoại Hà Nam.
+ Ông đỗ đầu cả ba kì thi Hương, Hội, Đình nên được người đời mệnh danh là Tam
Nguyên Yên Đổ.
+ Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm chủ yếu về tình yêu quê
hương đất nước, gia đình, bạn bè; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực,
thuần hậu, chất phác; châm biến, đả kích thực dân Pháp.
- Câu cá mùa thu (Thu điếu) nằm trong chùm thơ thu 3 bài của ông.
+ Xuân Diệu có viết: “Bài Thu vịnh là có hồn hơn hết, nhưng ta vẫn phải công nhậ bài
Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”.
+ Bài thơ được gói gọn trong một chiếc ao thu – đặc trưng của vùng chiêm trũng Bắc
Bộ.
2. Phân tích, cảm nhận:
 Hai câu đề:

1|Page
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.”
- Bối cảnh của toàn bài dường như được hiện hữu trong hai câu đầu. Khung cảnh trong
bức tranh được bao trùm bởi cái lạnh lẽo của mùa thu và sự cô đơn trong lòng thi sĩ.
- Hai tính từ đặc tả xúc giác “lạnh lẽo” và thị giác “trong veo”.
- Cách gieo vần “eo” đặc sắc, tinh tế và chút mạo hiểm làm cho không gian càng trở nên
thu hẹp, nhỏ dần.
 Cảnh vật như ngưng đọng trong cái lạnh và cái tĩnh của ao thu nhỏ bé.
- Hình ảnh “một chiếc thuyền”, “bé tẻo teo” lẻ loi, đơn chiếc, bé nhỏ.
 Bức tranh thu hài hoà.
 Hai câu đề tác giả đã vẽ lên cảnh sắc rất riêng biệt, mộc mạc, trong trẻo của mùa thu
Bắc Bộ và những nét vẽ đặc trưng nhất của khí thu, chất thu là cái lạnh và sự tĩnh lặng.
Hình ảnh thơ bình dị không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn
của cuộc sống ở nông thôn xưa.
 Hai câu thực:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo”
- Hình ảnh, đường nét hài hoà, màu sắc đặc trưng của mùa thu:
+ Màu sắc: sóng biếc, lá vàng.
+ Sự chuyển động: hơi gợn tí, khẽ đưa vèo.
 Nghệ thuật lấy động tả tĩnh: miêu tả sự chuyển động khẽ khàng của sóng biếc và lá
vàng nhằm nhấn mạnh sự cô tịch của không gian thu.
- Phép đối: sóng biếc >< hơi gợn tý
Lá vàng >< khẽ đưa vèo
 Câu thơ giàu chất tạo hình, vừa tạo ra bức tranh màu sắc thanh nhã, có xanh có vàng
vừa gợi ra được sự chuyển động uyển chuyển, sinh động.
 Hai câu luận:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.”
- Chiều cao được cụ thể bằng sự “lơ lửng” của tầng mây và thăm thẳm của da trời xanh
ngắt. => Biểu tượng đẹp của mùa thu.
+ Trong các bài thơ thu, ông thường nhắc tới “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao”- Thu
vịnh hay “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” – Thu ẩm.

2|Page
- Chiều sâu: ngõ trúc quanh co
 Không gian trong hai câu luận đậm đặc màu xanh, bao trùm cả chiều cao và chiều
rộng.
 Xuyên suốt sáu câu thơ đầu, tác giả cho ta thấy bức tranh mùa thu với điểm nhìn từ gần
đến cao xa, từ cao xa trở về gần. Bức tranh mang màu sắc xanh thẳm, buồn bã, cô đơn
và đầy tâm sự của thi sĩ. Không gian thu cũng chính là không gian của tâm trạng, cõi
lòng của nhà thơ.
 Hai câu kết:
“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá câu đớp động dưới chân bèo.”
- Hình ảnh con người xuất hiện với tư thế ngồi ôm gối, trong trạng thái trầm tư mặc
tưởng.
+ Nhà thơ ngồi câu cá nhưng chẳng hề chú tâm đến việc câu, bởi vậy mới giật mình
trước tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”
+ Không gian yên tĩnh, lòng người trong trẻo.
- Nhà thơ đã mượn cảnh để tả tình, câu cá chỉ là cái cớ để tìm sự thư thái trong tâm hồn,
lấy động tả tĩnh không gian như tĩnh lặng tuyệt đối.
 Không gian thu tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ khiến ta cảm nhận về nỗi cô đơn, man
mác buồn trong lòng thi nhân.
 Bộc lộ tình cảm của nhà thơ: tình yêu thiên nhiên đất nước, sự gắn bó thiết tha với
những gì bình dị ở quê hương.
 Bài thơ nói đến chuyện câu cá nhưng thực ra tâm hồn nhà thơ đang tĩnh lặng để đón
nhận cảnh thu, để đắm trong suy tư về thời thế, về đất nước.

III. Kết bài:


Theo Xuân Diệu, Nguyễn Khuyến quả thực là một nghệ sĩ cao tay khi ông đã sáng tác ra
một bài thơ như vẽ ra bức tranh mùa thu của quê hương làng cảnh Việt Nam. Cảnh thu hiện
lên vô cùng chân thật. Qua việc sử dụng những từ ngũ mang tính dân tộc, giản dị, cách gieo
vần độc đáo cùng với các thủ pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình và nghệ thuật
đối, Tam Nguyên Yên Đổ đã khắc hoạ thành công bức tranh thu đẹp nhưng lại phảng phất
nỗi buồn, vừa phản ánh thiên nhiên đất nước, vừa thấy được tâm sự về thời thế của nhà thơ.

3|Page
4|Page

You might also like