You are on page 1of 3

CÂU CÁ MÙA THU

- NGUYỄN KHUYẾN-
I -TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) hiệu là Quế Sơn. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Đậu cả 3 kì thi
(Hương, Hội, Đình). Làm quan 10 năm. Sau đó về dạy học ở quê nhà.
- Một số tên gọi:
+ Thắng: tên khi còn nhỏ.
+ Khuyến: Năm 1864, đỗ giải Nguyên khi thi hương ở Nam Định. Năm 1865, vào Huế thi Hội, không đỗ,
ở lại kinh đô học Quốc Tử Giám, đổi tên mới là Khuyến, biểu hiện ý chí nỗ lực.
+ Tam Nguyên Yên Đổ: Năm 1871, thi Hội lần 2, đỗ nguyên, vào thi Đình, đỗ đình nguyên. Tự Đức lấy
Nguyễn Khuyến đỗ đầu, ban cờ biển có viết 2 chữ Tam Nguyên (3 lần đỗ đầu) nên gọi là Tam Nguyên Yên
Đổ (Yên Đổ - người làng Yên Đổ).
b. Con người: Nguyễn Khuyến là bậc túc nho tài năng, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước
thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc. Được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”.
c. Sự nghiệp thơ ca
- Tác phẩm: chữ Hán và chữ Nôm hiện còn trên 800 bài.
- Nội dung: Thơ NK nói lên tình yêu quê hương đất nước, tình gia đình, bè bạn; phản ánh cuộc sống của
những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm đã kích tầng lớp thống trị.
- Đóng góp nổi bật: mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng.
2. Tác phẩm
- Đề tài: Mùa thu.
- Xuất xứ: Câu cá mùa thu (Thu điếu) nằm trong chùm thơ thu của NK gồm 3 bài thơ:
● Thu điếu (Câu cá mùa thu).
● Thu vịnh (Vịnh mùa thu).
● Thu ẩm (Mùa thu uống rượu).
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Kết cấu:
* Hình thức : Đề - Thực – Luận – Kết.
* Nội dung: 6 câu đầu: cảnh thu; 2 câu cuối: tình thu.
II - ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Cảnh sắc mùa thu
- Điểm nhìn nghệ thuật để cảm nhận cảnh thu của tác giả:
Hình ảnh :
Ao thu → Mặt ao → Ao thu
Thuyền câu Bầu trời Thuyền câu
Ngõ trúc
+ “Thu vịnh” : cao xa → gần → cao xa.
+ “Thu điếu” : gần → cao xa → gần.
 Không gian, cảnh sắc mở ra nhiều chiều hướng sinh động.
 Sự chuyển dịch không gian : Ao (thuyền, sóng, lá vàng) → trời (mây) → ngõ → chủ thể ↔ Không
gian tĩnh lặng, thu hẹp dần, khắc họa hình ảnh thi nhân trĩu nặng suy tư.
- Cảnh – không gian thu :
+ Điến hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (Xuân Diệu)
● Màu sắc và đường nét, chuyển động hòa sắc tạo hình - “Cái thú vị của bài Thu điếu là ở cá điệu
xanh, xanh cao xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá
thu rơi” (Xuân Diệu).
● Nét riêng của làng quê Bắc Bộ”.
Cụ thể:
+ Màu sắc: hòa phối đạt đến sự “thú vị” như cách nói của Xuân Diệu. Chỉ thoáng một chiếc lá vàng
đã gọi hồn thu vĩnh cửu trong thơ thu cổ điển; các màu xanh trong bài thơ thật dân dã, mang đậm hồn quê.
● (nước) trong veo Gam màu lạnh Đẹp
● (sóng) biếc +
● (trời) xanh ngắt Lạnh lẽo
+ Đường nét: mảnh mai, tinh tế - đường thanh mảnh của rặng trúc, đường gợn của lượn sóng ao thu.
+ Chuyển động:
● (nước) trong veo → cảm giác không chảy, ngừng trôi
● (sóng) hơi gợn tí → có như không.
● (lá vàng) khẽ đưa vèo → thoáng nhanh, vụt qua, ngỡ như ảo giác không có sự rơi của
lá, động của cành.
● (tầng mây) lơ lửng → mơ hồ, không có đích.
● (cá) đâu đớp động → đâu
Đâu đâu có ↔ Tính chất phủ định.
đâu đó ↔ T/c khẳng định → Nghệ thuật lấy động nói tĩnh.
→ Tăng sự tĩnh mịch, yên ắng.
 Sự chuyển động rất khẽ ↔ Sự chuyển động rất tĩnh không đủ tạo nên âm thanh  Tĩnh lặng.
+ Khuôn hình :
● (ao thu) nhỏ Nhỏ bé,
● (thuyền) bé tẻo teo Đượm buồn.
● (ngõ trúc) quanh co
+ Không khí: lạnh lẽo, (khách) vắng teo – khí thu hiu hắt
- Gieo vần: “eo” - trong veo, vắng teo, bé tẻo teo, đưa vèo.
↔ Diễn tả không gian thu nhỏ đần, khép kín.
 Cảnh trong bài thơ là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam. Không khí mùa thu được
gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Nét riêng của làng quê Bắc Bộ, cái hồn dân dã được gợi lên từ
khung ao hẹp, từ cánh bèo, ngõ trúc quanh co”.
- Cảnh trong bài thơ là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Đó là một không gian vắng người, vắng
tiếng – các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ để tạo nên âm thanh.
* Tiểu kết: - Không gian thu đẹp dịu nhẹ, trong trẻo, thanh tĩnh, thanh sơ, hài hòa và đượm buồn, mang nét
đặc sắc riêng của thơ thu Nguyễn Khuyến cũng như nét riêng của làng quê xứ Bắc Việt Nam.
- Tình yêu thiên nhiên của con người tài hoa lỗi lạc.
2. Tình thu
- Từ cảnh thu
+ Gam màu lạnh  Cái lạnh lẽo trong lòng người.
+ Khí thu hiu hắt  Quạnh vắng của lòng người
+ Chức năng của hai câu luận  Không chỉ là tả cảnh mà còn ẩn chứa tâm sự kín đáo của một nhà nho
có cốt cách thâm trầm  Lá “rơi vèo” - rơi nhanh  Sự đổi thay nhanh chóng của thời thế khiến con
người bất lực.
+ Ngõ trúc vắng người  Không gian vắng lặng. Cảm hoài trước sự vắng bóng của chính nhân quân tử.
 Cảnh thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu” là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn vì: không gian
trong bài thơ là một không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Các
chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Cuối bài thơ
có một tiếng động âm thanh duy nhất nhưng lại mơ hồ, khiến cảnh vật càng thêm tĩnh lặng. Không gian đó
đã đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ.
- Từ hình ảnh lão ngư:
+ Quan sát bức tranh mùa thu
 Nhạy cảm, tinh tế
 Rung cảm trước vẻ đẹp của bức tranh mùa thu làng quê
 Tình yêu thiết tha dành cho quê hương xứ sở
+ Tư thế
Buông cần: Tựa gối buông cần....
“Buông”: Thả ra (thả lỏng)  Đi câu để ngắm nhìn khung cảnh mùa thu, mở lòng đón nhận vẻ đẹp
của bức tranh thu làng quê.
+ Tâm thế: Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”  Sự chăm chú quan sát trong không gian yên tĩnh
của mùa thu khiến cho tác giả giật mình hay nhân vật trữ tình đang mải âu lo về nhân tình thế thái?
 Những trở trăn về vận nước.
+ Vần eo ↔ “Tử vận” Hình thức chơi chữ.
Dùng vần để biểu đạt nội dung
↔ Diễn tả không gian thu nhỏ đần, khép kín → Phù hợp với tâm trạng đắm chìm trong suy tư, mang đầy uẩn
khúc của nhà thơ.
 Sự tác động của ngoại cảnh + Tâm thế yên tịch trước thiên nhiên → Tâm cảnh tĩnh lặng đến tuyệt đối
đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ.
 Tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình:
 Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận trời thu, cảnh thu, tiếng thu vào cõi lòng. Cõi
lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng.
 Câu cá là để câu nhàn mà dường như không thể, bởi nhàn trước hoàn cảnh thực tại dường như là
một điều gì bất nhẫn.
 Tâm sự thời thế + Tình yêu quê hương.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã lấy cớ đau mắt từ quan ở ẩn năm 49 tuổi. Sống một cuộc sống nhàn tản song
con người luôn chất chứa suy tư. Thế nên, câu cá mà thật hờ hững! Con người ấy như đang ngồi bất động
trước không gian và thời gian; không nguôi trăn trở, suy nghiệm trước hiện thương đau thương của đất nước,
dân tộc. Qua bài Câu cá mùa thu, người đọc cảm nhận ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó với thiên
nhiên và đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
III - TỔNG KẾT
1. Nội dung:
Cảnh mang vẻ đẹp điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam. Cảnh đẹp nhưng phảng phất buồn, vừa
phản ánh tình yêu thiên nhiên đất nước, vừa cho thấy tâm sự thời thế của tác giả.
Câu cá mùa thu là sự cảm nhận tinh tế, sắc sảo của nhà thơ không chỉ đơn thuần là tả về việc câu cá mà
là cái cớ để nhà thơ mở rộng cõi lòng mình để đón nhận cảnh thu – tình thu. Qua đó, người đọc cảm nhận
được một tấm lòng thiết tha gắn bó với thiên nhiên, quê hương đất nước của thi nhân; một tấm lòng yêu
nước thầm kín mà vẫn không kém phần sâu sắc của một nhà nho có nhân cách thanh cao.
2. Nghệ thuật:
Thơ xưa khi viết về mùa thu thường dùng hình ảnh ước lệ sen tàn cúc nở, lá ngô đồng rụng, rừng phong
lá đỏ,…
Thơ thu Nguyễn Khuyến:
- Đã có những nét vẽ hiện thực hơn; từ ngữ, hình ảnh đậm đà nét dân tộc.
- Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh.
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
- Gieo vần độc đáo.
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, có khả năng biểu đạt những biểu hiện tinh tế của sự vật (gợi cảnh) và những
uẩn khúc thầm kín (tâm trạng).
-Hết-

You might also like