You are on page 1of 4

PHÂN TÍCH BÀI CÂU CÁ MÙA THU

I. Mở bài
- Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng
tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn
sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh.
- Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian
tác giả ở ẩn.
II. Thân bài
1. Hai câu đề
- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé
tẻo teo;
+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ
+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện
- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng
bằng Bắc Bộ.
⇒ Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm
giác yên tĩnh lạ thường
2. Hai câu thực
- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:
+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát
mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
- Sự chuyển động:
+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒ sự chăm chú quan sát của tác giả
+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế
Advertisements
X
⇒  Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là
“cái hồn dân dã”
3. Hai câu luận
- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:
+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu
+ Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.
+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là
màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.
+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc
+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng
⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào
chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng
4. Hai câu kết
- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông
cần”:
+ “Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu
+ “Lâu chẳng được”: Không câu được cá
⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái
tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người
- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên
tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”.
⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo
nên từ một cái động rất nhỏ”.
⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận
về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất
nước đầy đau thương
5. Nghệ thuật
- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức
tranh phong cảnh
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công
- Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình
III. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà
thiết tha
Nguyễn Khuyến nổi tiếng với tập thơ mùa thu gồm ba bài thơ bằng chữ Nôm, một trong số đó là
bài “Câu cá mùa thu”. Xuyên suốt bài thơ là vẻ đẹp tĩnh lặng của cảnh quê xưa, thể hiện nét cô
đơn trong tâm hồn của một nhà Nho yêu quê hương lúc bấy giờ. Sau một thời gian ông từ quan trở
về, hàng loạt tác phẩm ra đời như “ Thu điếu”, “ Thu ẩm” , “ Thu vịnh”. Với kết câu thơ thất ngôn
bát cú, bài thơ mở đầu với hai câu đề:
“ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
Chỉ cần đọc hai câu thơ, ta có thể hình dung ra khung cảnh mùa thu, một không gian nghệ thuật
bao trùm lấy ta. Ao thu là một hình tượng đặc trưng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi
khi nhìn thấy ao làng, lòng người lại bồi hồi nhớ về quê hương. Nước ao trong vắt giúp ta có thể
nhìn xuyên qua mặt ao, hơi lạnh đang lan tỏa khắp không gian. Không còn cái se lạnh của chớm
thu mà đã là tiết thu phân, trời đã sang thu nên se lạnh đến nao lòng. Không biết từ lúc nào, giữa
không gian bao la của mặt nước ao hiện ra một chiếc thuyền câu như thể nỗi cô đơn của con
thuyền lan tỏa khắp không gian. "Bé tẻo teo" có nghĩa là rất nhỏ, cách sử dụng tính từ như khiến
sự bé bỏng của chiếc thuyền càng thêm cô đơn, nhỏ nhoi. Âm điệu của bài thơ cũng gợi lên sự hun
hút của cảnh vật quanh ao ("trong veo" - "bé tẻo teo"). Đó là một mùa thu đẹp và yên bình, làm
bản lề cho thế giới nghệ thuật mà người đọc sắp sửa bước vào từ hai câu thực:
“ Sóng nước theo làn hơi gợn tí 
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Hai câu thơ miêu tả cảnh vật xung quanh trong một không gian hai chiều mà mắt có thể nhìn thấy
sóng gợn li ti, tai có thể nghe thấy tiếng lá xào xạc trong gió. Sự rung cảm trước cảnh vật của
người thi sĩ vô cùng giản dị và mộc mạc nhưng cũng có thể cho người ta thấy sự hài hòa về màu
sắc được tác giả miêu tả với sóng xanh và lá vàng. Làn gió hiu hiu đủ để lay nhẹ những chiếc lá
thu vàng, cuốn những con sóng xanh lăn tăn từng đợt. Trong câu thơ chỉ vỏn vẹn 7 chữ của mình,
nhà thơ còn kết hợp sử dụng phép tương phản một cách rất tài tình giúp nhấn mạnh vào trọng tâm
để người đọc có thể hình dung ra không gian mà tác giả đang miêu tả như hiện ra trước mắt mình,
rất chân thực và rõ ràng. Phải công nhận rằng ngòi bút của Nguyễn Khuyến vô cùng tinh tế trong
cách dùng từ và cảm nhận,  lấy cái lăn tăn của sóng "hơi gợn tí" phối cảnh với độ bay xoay xoay
"khẽ đưa vèo" của chiếc lá thu. Chữ "vèo" là một nhân tự mà sau này thi sĩ Tản Đà rất khâm phục
và tâm đắc. Ông thổ lộ một đời thơ mới có được một câu vừa ý: vèo trông lá rụng đầy sân (cảm
thu, tiễn thu). Không dừng lại ở đó, Nguyễn Khuyến còn giúp ta mở rộng tầm mắt hơn ở hai câu
luận của bài thơ:
 “ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
Bên cạnh ao thu hoài niềm, ngõ trúc lại một lần nữa khắc khoải nỗi niềm của làng quê nơi tác giả,
nơi khung cảnh. Một màu xanh bao la của bầu trời xanh, rộng lớn và xanh thẳm, hòa quyện với
màu xanh của sóng nước bao trùm không gian nơi đây. Mây lặng lẽ trôi trên bầu trời bao la như
nhấn mạnh thêm sự bao la của không gian nơi đây. Thoáng mát, yên tĩnh, êm đềm và mềm mại.
Đường làng qua các ngõ không một bóng người qua lại: Ngõ trúc quanh co vắng vẻ không bóng
người. "Vắng teo" là một tính từ giản dị, gần gũi, đời thường tưởng chừng vô vị nhưng lại được
biến hóa khôn lường trong thơ của Nguyễn Khuyến. Nó gợi cho người ta cái yên lặng vô cùng của
cảnh vật, lại cũng gợi sự cô đơn, trống trải của lòng người. Ngõ trúc trong thơ Tam Nguyên Yên
Đổ luôn gợi lên một nỗi niềm da diết, không thể chối từ về tình quê:
 Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến đâu đây?
(Nhớ núi Đọi)
Trong thơ về tình làng quên, có lẽ người đọc sẽ nhận ra một trong những sự vật quen thuộc với
hình ảnh làng quê đó là ngõ trúc và tầng mây. Đây là nhưng sự vật từng xuất hiện rất nhiều trong
các tác phẩm văn thơ nghệ thuật. Có vẻ như tác giả đang tự hòa mình và đắm chìm vào trong cảnh
sắc nơi đây nên mới có thể miêu tả một cách vô cùng chân thực được như vậy. Đến hai câu kết thì
bức tranh thu mới xuất hiện một đối tượng khác:
 “ Tựa gối ôm cần lâu chẳng được 
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
Thu điếu nghĩa là câu cá vào mùa thu. Sáu câu đầu chỉ có cảnh sắc: ao thu, thuyền câu, sóng biếc,
lá vàng, tầng mây, ngõ trúc … Hình ảnh người câu cá đến tận đoạn cuối cùng mới hiện lên với tư
thế tựa vào chiếc gối, trấn tĩnh và nhàn nhã. Đợi một lúc lâu, tác giả chợt tỉnh giấc khi nghe tiếng
cá đớp mồi dưới chân bèo. Sự chờ đợi bấy lâu nay đã được đền đáp phần nào. Người câu cá
dường như thờ ơ với mọi phiền nhiễu, chỉ tập trung hòa mình vào cảnh sắc mùa thu, bỗng chợt
tỉnh giấc mộng của mình để quay về hiện thực. Nhưng không! Nguyễn Khuyến đâu có còn chờ
thời. Khi thả hồn ngồi chờ câ cá, nhà thờ đã chỉ muốn hòa mình vào thiên cảm nhận được hết
không khí ở chính nơi thôn quê mình đang sinh sống. Có thể thấy, toàn bộ hình tượng thơ “Thu
điếu” đã sửa soạn cho thái độ này. 
Ba chữ “đ” (đâu, đớp, dộng) miêu tả một chút xao động trong làn ao và rất nhiều xao động trong
lòng thật là tài tình khiến cho người khác phải ngã mũ thán phục. Kết hợp nghệ thuật lấy động tả
tĩnh như khiến mạch suy nghĩ của nhân vật lại càng thêm khắc khoải vì luyến tiếc. Ngụ ý của câu
thơ muốn ta hiểu được cái cảm giác nao nòng của người câu cá khi đi câu mà lòng lại xao xuyến
không nguôi vì cảnh vật. Người đọc liên tưởng đến một Lã Vọng câu cá chờ thời bên bờ sông Vị
cách đây mấy nghìn năm. Sau tiếng lá thu chỉ còn một tiếng cá đập, đó là tiếng thu của làng cũ.
Âm thanh ấy hòa với âm thanh trong không trung, như đưa hồn ta về với mùa thu của quê hương.
Người đánh cá sống trong một tâm trạng buồn cô đơn và lặng lẽ. Một cuộc đời thanh bạch, một
tâm hồn thanh cao đáng quý.
Thu Điếu là một trong những tác phẩm lớn của tác giả Nguyễn Khuyến. Xuân Diệu từng tâm sự
rằng ở bài thơ của Nguyễn Khuyến có một nét xanh tuyệt vời mà miêu tả không thể hiểu hết vẻ
đẹp, sự tinh túy. Nào là xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh trúc, xanh tre, bèo… và chỉ có một
màu vàng của những chiếc lá mùa thu "khẽ đưa vèo". Tuy nhiên, ẩn sâu dưới đáy khoảng lặng này
lại ẩn chứa một nỗi buồn miên man của tác giả. Tâm hồn thư thái, quý phái gắn bó với mùa thu
quê hương, với tình yêu tha thiết. Mỗi nét của mùa thu là một màu thu, âm thanh của mùa thu gợi
lên hồn quê tiết trời thu, vần: veo - teo - vo - teo - bèo, tương phản tạo nên sự hài hòa cân đối, giàu
sức biểu lộ lại tạo nhạc điệu thơ nhẹ nhàng, trầm bổng. .thể hiện một phong cách nghệ thuật vô
cùng điêu luyện và hồn nhiên - thực sự xuất sắc trong các chương

You might also like