You are on page 1of 2

THU ĐIẾU

A. Nghị luận văn học


1. 2 câu thơ đầu (đề)
Vẻ đẹp trong trẻo, tĩnh lặng của bức tranh mùa thu đã được Nguyễn Khuyến khắc họa rõ nét qua hai câu đề
trong bài thơ "Thu điếu": "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo". Không giống như
hai thi phẩm khác của trùm thơ thu, ở đây người thi sĩ chỉ gói gọn bức tranh thiên nhiên ấy trong hình ảnh ao
thu quen thuộc với nhiều làng quê Bắc Bộ. Trước hết, tính từ "trong veo" đã tuyệt đối hóa hình ảnh làn nước
mùa thu khiến nó đã trong lại càng trong hơn, đồng thời gợi ra độ thanh sạch tĩnh lặng của mặt ao. Từ láy "lạnh
lẽo" ở đây đã đặc tả khí lạnh của ao nước mùa thu, như đang thấm sâu vào da thịt con người. Bên cạnh đó, cách
gieo vần "eo" độc đáo gợi cảm giác cảnh vật như đang co lại, đọng lại, gợi cái lạnh lẽo bao trùm lên sự tĩnh lặng
lạ thường của cảnh vật. Nếu như không gian mùa thu được mở ra trong câu thơ đầu thì ở câu thơ tiếp, khung
cảnh ấy lại hiện ra với sự nhỏ bé đơn côi của con người với hình ảnh "chiếc thuyền câu". Ở đây ta cảm nhận
được chiếc thuyền như đang cố thu mình lại thành một nét chấm để hài hòa với cái ao qua số từ "một chiếc" kết
hợp với từ láy "tẻo teo". Tóm lại, qua ngôn ngữ thơ giản dị, sâu sắc, cách gieo vần tinh tế, tác giả đã vẽ nên một
bức tranh thiên nhiên bình dị, tĩnh lặng trong cái se lạnh của mùa thu Bắc Bộ.
2. 2 câu thơ tiếp (thực)
Vẻ đẹp êm đềm, bình dị của bức tranh mùa thu đã được Nguyễn Khuyến khắc họa chi tiết qua hai câu thực trong
bài thơ "Thu điếu": "Sóng biếc theo làn hơi gợn tí/ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo". Mùa thu qua hình ảnh "sóng
biếc", "lá vàng" đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên quê hương dịu nhẹ, đơn sơ mà lộng lẫy. Sự chuyển động "hơi
gợn tí" của sóng đã gợi về một không gian yên tĩnh, cùng với chút sắc vàng của lá đã làm hiện hình cả một mùa
thu êm dịu, nhẹ nhàng. Từ "vèo" kết hợp với từ "khẽ đưa" không những gợi chuyển động nhanh chóng, thoáng
chốc mà còn miêu tả được hình dáng của chiếc lá rất nhẹ và mỏng. Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh "sóng biếc
theo làn - lá vàng trước gió", "hơi gợn tí - khẽ đưa vèo", một bên diễn tả sự cực nhỏ của dao động, một bên gợi
sự cực nhẹ của âm thanh, cực nhanh của tốc độ. Hơn nữa, nghệ thuật lấy động tả tĩnh kết hợp với hiệp vần "eo"
đã phác họa một không gian thu nhỏ dần, khép kín. Tóm lại, với các từ ngữ giàu sức biểu cảm, phép đối, bút
pháp lấy động tả tĩnh, tác giả đã tô đậm thêm vẻ đẹp tĩnh lặng của mùa thu, đồng thời thể hiện tâm hồn nhạy cảm,
tinh tế và tình yêu thiên, gắn bó với quê hương của mình.
3. 2 câu tiếp (luận)
Bức tranh thu trong bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến được nới rộng lên một tầng cao mới, mở ra một
không gian mênh mông, khoáng đạt ở hai câu luận: "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt/ Ngõ trúc quanh co khách
vắng teo". Bầu trời xanh ngắt xưa nay vẫn là biểu tượng đẹp của mùa thu. Chiều cao được cụ thể bằng sự “lơ
lửng” của tầng mây và thăm thẳm của da trời xanh ngắt. Màu da trời mùa thu dường như ám ảnh sâu đậm trong
lòng Nguyễn Khuyến nên trong các bài thơ thu, ông thường nhắc tới: “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao” – Thu
vịnh. Bởi vậy, màu xanh ngắt của da trời không chỉ đơn thuần là một màu sắc mà có lẽ đó còn chính là tâm
trạng nhiều ẩn ức, là chiều sâu tâm hồn đầy trăn trở của thi nhân. Mở ra không gian riêng, cảm hứng Nguyễn
Khuyến trở về với khung cảnh làng quê quen thuộc, cũng vẫn hình ảnh cây tre, cây trúc cùng ngõ xóm quanh
co. Nếu như chiều cao được đo bằng trời thì chiều sâu ắt là độ “quanh co” uốn lượn của ngõ trúc. Từ “vắng teo”
cho thấy sự vắng lặng không một bóng người, không chút động tĩnh, âm thanh. Tóm lại, với các từ ngữ giàu sức
hình ảnh, cách gieo vần tinh tế, câu thơ đã gợi ra một không gian tĩnh lặng, trống vắng, cũng như tâm sự thời
thế của tác giả.

4. 2 câu cuối (kết)


Hai câu kết bài thơ "Thu điếu" đã thể hiện sâu sắc tình thu và tâm sự thời thế của tác giả Nguyễn Khuyến:
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được/ Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Trước hết, cụm từ "tựa gối buông
cần" gợi lên dáng ngồi thu mình gần như bất động. Tác giả như hoà nỗi cô đơn trống trải của lòng mình vào
cái cô tịch, trong trẻo mùa thu làng quê. Xuất hiện trực tiếp với tư thế tưởng nhàn nhưng thực chất nhân vật
trữ tình đang trầm tư mặc tưởng với bao tâm sự rối bời trước thời thế. Bức tranh thu càng trở nên tĩnh lặng
hơn bởi nghệ thuật lấy động tả tĩnh: "Cá đâu đớp động dưới chân bèo." Từ "đâu" có thể hiểu là đâu đây, đâu
đó, như chữ nghĩa thần tình diễn tả cái giật mình, thảng thốt, ngơ ngác kiếm tìm của người mất phương
hướng. Thi nhân đi câu mà dường như chẳng chú tâm đến việc câu, bởi vậy mới giật mình bởi âm thanh
tiếng cá. Ngoài ra, đó còn là tâm sự của một người luôn nặng trĩu suy tư về dân về nước, về trách nhiệm của
bản thân đối với quê hương đất nước. Qua ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, cách gieo vần "eo" độc đáo, bút
pháp lấy động tả tĩnh, ta thấy được tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ, cùng hình ảnh một nhà nho thanh
sạch lánh đời.

You might also like