You are on page 1of 9

Page 1

Câu cá mùa thu


Có nhà thơ đã từng viết rằng:
“Khi trời thu xanh ngắt
Khi khói thu xây thành
Khi gió thu se lạnh
Khi khí thu hiu hắt tiêu xơ.”
Khi những cảm xúc của mùa thu làm trở dậy những cảm xúc trong tâm hồn
của người nghệ sĩ, ta chợt nhận ra mùa thu đã đi vào trong thi ca như một đề
tài bất tận của muôn đời. Quay ngược bánh xe lịch sử, ta sẽ bắt gặp những
mùa thu tuyệt vời ngập tràn trong những trang thơ của biết bao thế hệ.
Không thể không nhắc đến “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến – một
bức tranh thu từng được Xuân Diệu nhận xét “là điển hình hơn cả cho mùa
thu của làng cảnh Việt Nam”.
Thơ gợi tình người mà người buồn thì thơ vui sao được? Bài thơ năm trong
chùm 3 bài thơ: thu vịnh, thu điếu và thu ẩm của NK. Bài thơ ra đời khi
Nguyễn Khuyến đã quá bất mãn với xã hội lúc bấy giờ mà lui về ở ẩn ở quê
nhà. Xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến cướp đi quyền tự chủ của nước
nhà, gieo rắc bao đau thương mất mát cho đất nước, con người Việt Nam.
Buồn vì thảm cảnh, bất hợp tác với thực dân Pháp, Nguyễn Khuyến thể hiện
khí tiết học ông ngư về quê câu cá. Bài thơ “Câu cá mùa thu” bước ra từ một
tâm sự, một nỗi niềm như thế để giãi bày với hồn thiêng sông núi quê hương
một tấm lòng yêu nước thiết tha, day dứt.
Đọc “Thu điếu”, ta bắt gặp một bức tranh thu đặc trưng của vùng chiêm
trũng Bắc Bộ, quê hương của nhà thơ:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.”
Hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả đó chính là “ao thu”. Và từ đây, mọi
cảnh vật trong bài thơ đều xoay quanh cái ao ấy, lấy cái ao làm điểm nhìn
nghệ thuật. Từ “lãnh lẽo” đặc tả khí lạnh của ao nước mùa thu, dường như
cái lạnh ấy đã thấm sâu vào da thịt của con người. Từ “trong veo” đã tuyệt

@TUYTNGANN ADMIN
Page 2

đối hóa độ trong của nước, đồng thời gợi ra sự thanh sạch, sự động của mặt
ao. Phải rồi, “ao thu lạnh lẽo” thì mọi loài cũng chỉ muốn lặn mình xuống
đáy, đâu muốn tung tăng bơi lội, nô đùa? Vì thế, làn nước “trong veo” tĩnh
lặng, là sự trong có hình có khối. Hơi thu man mác lạnh lẽo, trầm buồn từ
làn nước mùa thu “trong veo” đang lan tỏa thấm dần vào từng hơi gió.
Trên nền ao thu đã rất nhỏ bé là “Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Chỉ là
một chiếc thuyền thôi không hơn. Số từ “một” càng khiến chiếc thuyền câu
bơ vơ, đơn độc. “Bé tẻo teo” là rất nhỏ bé, âm điệu của vần thơ cũng gợi ra
sự tun hút của cảnh vật (trong veo, tẻo teo). Số từ chỉ số ít kết hợp với từ láy
“tẻo teo” khiến cho chiếc thuyền càng nhỏ bé hơn, như co lại thành một nét
chấm trên nền ao bé xíu và trong tận đáy.
Hai câu đề đã mở ra bức tranh ao thu và khí thu hết sức tinh tế. Từ đây ta
thấy được một cảnh thu thật tĩnh lặng với cảnh vật, sắc nước mùa thu, âm
vang như tiếng thu, hồn thu vọng về.
Hai câu thơ tiếp theo trong phần tài thực là những nét tài ba làm rõ thêm cái
hồn của cảnh thu:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.”
Điểm xuyết cho bức tranh thu xinh xắn là gợn “sóng biếc”, chiếc lá vàng.
Cảnh vận động một cách vô cùng khẽ khàng. Tác giả đã rất tinh tế khi chớp
được những biến động tinh vi của tạo vật. Đó là sự chuyển động “hơi gợn tí”
của sóng, là sự đưa nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá vàng, là sự mong manh uốn
lượn của hơi nước mờ ảo trên mặt ao.
Phép đối tài tình làm nổi bật một nét thu, tô đậm cái nhìn thấy và cái nghe
thấy. Ngòi bút của Nguyễn Khuyễn rất tinh tế trong dùng từ và cảm nhận,
lấy cái lăn tăn của sóng “hơi gợn tí” phối cảnh với độ bay xoay xoay “khẽ
đưa vèo” của chiếc lá thu. Chữ “vèo” là một nhãn tự mà sau này Tản Đà vừa
khâm phục, vừa tâm đắc. Ông thổ lộ một đời thơ mà có được một câu vừa ý:
“Vèo trông lá rụng đầy sân” (cảm thu, tiễn thu).
Cảnh được miêu tả trong hai cây thực dù là động nhưng vì động rất khẽ
khàng nên thưc chất chính là lấy động để tả cái tĩnh lặng của mùa thu trong
không gian của một chiếc ao quê nhà.

@TUYTNGANN ADMIN
Page 3

Không gian, cảnh vật trong hai câu luận không chỉ dừng lại ở bề mặt chiếc
ao mà còn mở rộng thêm chiều cao:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.”
Chiều cao đượcc cụ thể bằng sự “lơ lửng” của tầng mây và độ thăm thẳm
của da ngời xanh ngắt. Màu da trời mùa thu như có ám ảnh sâu đậm trong
tâm hồn Nguyễn Khuyến nên trong các bài thơ thu, ông thường nhắc tới:
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” (Thu vịnh) hay “Da trời ai nhuộm mà
xanh ngắt” (Thu ẩm). Bởi vậy, màu xanh ngắt của da trời không chỉ đơn
giản là một màu sắc khách quan đặc trưng của trời thu mà có lẽ còn chính là
tâm trạng còn nhiều ẩn ức, là chiều sâu tâm hồn đầy trăn trở của thi nhân.
Bầu trời xanh ngắt thăm thẳm, bao la, áng mây, tầng mây lơ lửng nhè nhẹ
trôi. Thoáng đãng, êm đềm, tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Không một bóng người
qua lại trên con đường đi về các ngõ xóm: “Ngõ trúc quanh co khách vắng
teo”. “Vắng teo” nghĩa là vô cùng vắng lặng, không một tiếng động nhỏ nào,
cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng. “Ngõ trúc” trong thơ Tam nguyên Yên
Đổ lúc nào cũng gợi tả một tình quê nhiều bâng khuâng, man mác:
“Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến đâu đây.”
“Ngõ trúc” và “tầng mây” cũng là một nét thu đẹp và thân thuộc của làng
quê. Thi sĩ như lặng ngắm và mơ màng đắm chìm vào cảnh vật. Chiều sâu
của không gian được cụ thể bằng độ quanh co uốn lượn của bờ trúc. Không
gian trong hai câu luận đậm đặc một màu xanh, màu xanh bao trùm cả trên
cao và chiều rộng. Cảnh vật thoáng đãng và yên tĩnh. Hai câu thơ gợi ra sự
trống vắng, nỗi cô đơn của lòng người.
Đến hai câu thơ kết thì bức tranh thu mới xuất hiện một đối tượng khác:
“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
Hình ảnh con người xuất hiện trực tiếp với tư thế ngồi bó gối, trong trạng
thái trầm tư mặc tưởng. Nhà thơ ngồi câu mà chẳng chú tâm đến việc câu,
bởi vậy mới giật mình trước tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”. Không gian

@TUYTNGANN ADMIN
Page 4

phải yên tĩnh lắm, tâm hồn nhà thơ phải trong trẻo lắm thì mới nghe rõ âm
thanh nhỏ nhẹ như vậy.
Từ “cá đâu” là cách hỏi vừa tạo nên sự mơ hồ trong không gian, vừa gợi ra
sự ngỡ ngàng của lòng người. Nhà thơ dường như mất cảm giác về không
gian thực tại mà chìm đắm trong không gian suy tưởng nên không thể xác
định rõ hướng gây ra tiếng động mặc dù đang ngồi trong một chiếc ao rất
nhỏ. Nhà thơ câu cá chẳng phải để bắt cá. Câu cá chỉ là cái cớ để tìm sự thư
thái trong tâm hồn. Trong lúc câu, thi nhân đã thâu tóm vào lòng những vẻ
đẹp tinh diệu của đường nét, màu sắc, hình khối, sự vận động tinh tế, trong
sáng của cảnh vật mùa thu. Người câu cá đang sống trong một tâm trạng cô
đơn và lặng lẽ buồn: Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao đáng
trọng.
Thật vậy, bài thơ “Câu cá mùa thu” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc
sắc của Nguyên Khuyến. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng
những gam màu đậm nhạt, những nét vẽ xa gần, tinh tế nhạy cảm. Nghệ
thuật gieo vần độc đáo, vần “eo” đi vào bài thơ rất tự nhiên thoải mái, để lại
ấn tượng khó quên cho người đọc, ẩm hưởng của những vần thơ như cuốn
hút chúng ta: “trong veo – bé tẻo teo – đưa vèo – chân bèo”. Thi sĩ Xuân
Diệu đã từng viết: “Cái thú vui của bài “Thu điếu” ở các điệu xanh, xanh ao,
xanh bờ, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một vùng đậm nhạt của chiếc lá
thu rơi…”
Bài thơ “Thu điếu” không những thể hiện được cái hồn của cảnh thu mà còn
đặc tả được nét mộc mạc giản dị của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ xưa.
Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Khuyến đã khơi gợi lòng người đọc
những xúc cảm chân thành, trong sáng, tha thiết vè cảnh sắc làng quê. Qua
đây, ta cũng hiểu thêm về tấm lòng nặng tình non nước và tài thơ Nôm độc
đáo của thi nhân.

@TUYTNGANN ADMIN
Page 5

Thương vợ
Nguyễn Khuyễn khi viết về Tú Xuơng đã dùng những vần thơ đầy cảm xúc:
“Kìa ai chín suối xương không nát
Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn.”
Đó là sự còn lại của một tài năng nghệ thuật, một tâm hồn, một nhân cách
lớn trong nền văn học trung đại nói riêng cũng như trong văn học Việt Nam
nói chung: Trần Tế Xương. Ông sống trong một xã hội nhố nhăng, khi mà
tất cả giá trị thiêng liêng đều bị mai một, tình người với người chỉ còn là thứ
tình cảm hời hợt bán mua. Thế nhưng, Tế Xương đã giữ lại cho mình tình
cảm cao quý nhất đó chính là tình yêu đối với người vợ. “Thương vợ” chính
là bài thơ trữ tình đằm thắm, thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, biết ơn, vừa là
lời tự thán, tự trách bản thân về trách nhiệm của người chồng.
Bài thơ được sáng tác vào khoảng năm 1896 – 1897, lúc nhà thơ 26 – 27
tuổi. Khi đó gia đình nhà Tú Xương trở nên túng bấn phải trông đợi vào sự
tần tảo của bà Tú. Với ngôn ngữ thơ Nôm bình dân, hình ảnh thơ gần gũi với
dân gian, bài thơ đã khắc họa thành công chân dung bà Tú vất vả, đảm đam,
giàu đức hi sinh và bộc lộ lòng yêu thương, trân trọng người vợ của nhà thơ.
Mở đầu tác phẩm, nhà thơ giới thiệu về hoàn cảnh và công việc mưu sinh
của bà Tú:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.”
Ngay từ câu thơ đầu, nhà thơ đã phóng bút khắc họa chân dung bà Tú chỉ
bằng vài nét vẽ đơn sơ với những từ ngữ hết sức bình dị, ông Tú đã khiến
người đọc hình dung được bà Tú một mình mang gánh nặng gia đình, xông
pha lặn lội nơi đầu sông, bến chợ. “Quanh năm” nghĩa là suốt bốn mùa
không được nghỉ, đấy là nói thời gian. Còn không gian là một “mom sông”-
một thẻo đất cheo leo nhô ra mặt nước. Ở cái mũi đất chênh vênh ấy, hình

@TUYTNGANN ADMIN
Page 6

ảnh bà Tú dường như càng nhỏ bé và cô đơn hơn, gợi hình ảnh người đàn bà
một mình xông pha nơi đầu ngọn nguồn, vất vả, tội nghiệp.
Câu thơ thứ hai nói đủ gánh nặng gia đình trên đôi vai gầy guộc của bà Tú.
Câu thơ đã vẽ ra hình ảnh bà Tú càng đáng thương, đáng quý, đáng nể trọng
bao nhiêu, thì nhà thơ càng tự họa mình tầm thường và vô tích sự bấy nhiêu.
Một nụ cười mỉa mai tự trào đã gài kín ở câu thớ thứ hai: “Nuôi đủ năm con
với một chồng”. Nhà thơ Xuân Diệu đã bình luận rất hay về câu thơ đếm
con, đếm chồng này của Tú Xương: “Thì ra chòng cũng là một thứ con còn
dại, phải nuôi. Đếm con, năm con, chứ ai lại đếm chồng, một chồng – tại vì
phải nuôi như con nên mới liệt ngang hàng mà đếm để nuôi đủ”. Hai chữ
“nuôi đủ” sóng sánh nhiều lớp nghĩa: là vừa đủ ăn no, mặc lành, cũng có thể
là đầy đủ ăn ngon mặc đẹp. Điều này cho thấy bà Tú là người đảm đang,
tháo vát, thương yêu chồng con, nhận tất cả những khó khăn, vất vả chu toàn
cho gia đình về cả vật chất lẫn tinh thần.
Như vậy, bà Tú nuôi con là có công, nuôi chồng là có ơn, Tú Xương đã thấu
cảm và hiểu được điều đó. Điều này cho thấy nhân cách cao đẹp cũng là một
tấm lòng tri ân, tri công với vợ của nhà thơ.
Thấu hiểu được những nỗi lo toan, vất vả của người vợ, Tú Xương đã mượn
hình ảnh của con cò trong ca dao để nói tiếp sự vất vả của bà Tú:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”
Hình ảnh con cò trong ca dao, dân ca được đưa vào thật đúng chỗ: “Con cò
lặn lội bờ sông”. Nếu ca dao sử dụng hình ảnh “con cò” thì Tú Xương lại
sáng tạo thành “thân cò”, thể hiện cái tính riêng, sự sáng tạo mang tính thời
đại trong phong cách thơ của mình, vừa đồng nhất thân phận của bà Tú nói
riêng và hình ảnh của người phụ nữ nói chung với hình ảnh mỏng manh, tội
nghiệp. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật đảo cấu trúc ngữ phá, đưa hai chữ “lặn
lội” lên đầu câu thơ, nhằm nhấn mạnh sự vất vả, cơ cực của bà Tú. Đó là
hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ, lặn lội đêm hôm để kiếm ăn và
nuôi chồng con. Hình ảnh “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” càng tô đậm
hình ảnh thui thủi mình của bà Tú – một mình bươn chải, một mình gánh
hết! Có chồng mà làm gì cũng chỉ một mình.
Hai câu thực đối nhau chan chát nhưng cả hai đều gợi ra nỗi vất vả của bà
Tú: một mình nơi quãng vắng đã khổ, mà còn bon chen nơi chợ búa, bến
@TUYTNGANN ADMIN
Page 7

sông đông đúc còn khổ hơn. Cực khổ và nguy hiểm nữa: “Con ơi nhớ lấy
câu này – Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua” – ông cha ta bao đời nay vẫn
khuyên con như thế, nhưng vì cơm áo gạo tiền, bà Tú vẫn phải dấn thân vào
chốn hiểm nguy đó. Nhưng cực khổ, vất vả đâu chỉ là chuyện xô đẩy, chen
chúc. Còn có chuyện “eo sèo” nữa chứ! “Eo sèo” là cãi vã để tranh hàng,
giành khách của nhau. Trong bài “Văn tế sống sợ”, ông Tú đã một lần nữa
gợi lên cái cơ cực này của bà Tú: “Đầu sông, bãi bến, đua tài buôn chín bán
mười”.
Ăn sâu trong hai câu thơ cho thấy tình cảm xót xa, tâm trạng lo lắng của ông
Tú trước sự cơ cực của vợ. Cho thấy sự trân trọng những hi sinh, vất vả của
tác giả đối với vợ của mình.
Đến với hai câu thơ tiếp theo, Tú Xương như nhập vai vào chủ thể trữ tình
nhằm mượn lời vợ để ngầm ca ngợi những hi sinh thầm lặng mà bà dành cho
chồng con:
“Một duyên, hai nợ, âu đành phận
Năm nắng, mười mưa dám quản công.”
Nếu hai câu thực là hình ảnh bà Tú trong quan hệ với đời, thì hai câu luận là
hình ảnh bà Tú trong quan hệ với chồng con. “Một duyên hai nợ âu đành
phận” – ông Tú đặt giùm cho bà Tú một lời độc thoại nội tâm như thế. “Một
duyên hai nợ”, chồng với con! Đúng là hai cái nợ đời, hai cái của nợ! Nhưng
thôi, một cái chép miệng: “Âu đành phận”, phận mình nó thế đành phải chịu
thôi! Không! Ông Tú hạ mình vì quá thương vợ nên viết ra thế thôi, chứ bà
Tú chắc không nghĩ vậy, ông tự thấy là bạc chứ bà Tú thương ông học hành
giỏi giang mà thi cử cứ trượt hoài.
Nhưng “Năm năm nắng, mười mưa dám quản công “thì hẳn là ông Tú nói
tấm lòng của vợ, bà Tú là người giàu đức hi sinh. Bà sẵn sàng vượt qua nắng
mưa, gian khổ, những nỗi khó khăn tăng cấp chồng chất, bà “dám quản
công”, tự nguyện lo toan, gánh vác mọi việc cho gia đình.
Vậy là, với sáu câu đầu, chân dung bà Tú đã hiện lên một cách hoàn chỉnh:
từ quan hệ lăn lộn với đời, đến quan hệ gia đình, từ con người của công việc
làm ăn, đảm đang tháo vát, chịu thương chịu khó, đến con người của đức độ,
thảo hiền, đầy tinh thần vị tha, giàu đức hi sinh cao quý.

@TUYTNGANN ADMIN
Page 8

Vì thương vợ, thương cho thân phận đời nữ nhi mà sắm vai trụ cột trong gia
đình, Tú Xương đã tự trách bản thân mình. Hai câu thơ cuối cùng vì thế
cũng giống như tiếng chửi vừa cay đắng vừa phẫn nộ cho những định kiến
khắt khe:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.”
Mạch cảm xúc của thi nhân dường như có sự biến đổi đột ngột. Tú Xương
không còn ẩn mình sau những dòng thơ để tán dương vợ mà đã xuất hiện thể
nói thay, để trách ông chồng, phận mình của bà Tú. “Cha mẹ thói đời ăn ở
bạc” là một cách nói rất phù hợp với phong cách thơ trào phúng. Đó là sự
giận đời vì cái xã hội thối nát lúc bấy giờ. Thêm vào đó, ít ai biết được rằng
đằng sau tiếng chửi đầy dứt khoát ấy lại là một bi kịch của con người chất
chứa bao nỗi đau xót. Tú Xương chửi cái “thói đời” cũng là tự chửi mình, tự
chửi một đấng nam nhi trên đường công danh mà không giúp được vợ, lại
thành một kẻ ăn bám.
Tú Xương coi mình là một người “hờ hững” trong trách nhiệm của một kẻ
làm cha, làm chồng. Vì giận mình ông nói thế thế thôi. Thực lòng ông đâu
có hờ hững với bà. Nếu ông hờ hững thì đã không có bài “Thương vợ” này.
Suy cho cùng, chính xã hội kia đã đẩy ông vào bước đường cùng
Hai câu thơ khép lại tác phẩm là lời tự rủa mình, rủa đời của Tú Xương
nhưng lại mang đậm ý nghĩa lên án xã hội sâu sắc, góp phần khẳng định tình
cảm của ông với vợ mình. Người ấy tuy “ăn lương vợ” nhưng rất chu đáo,
luôn dõi theo bà, đặc biệt luôm tỏ lòng biết ơn của mình đối với người phụ
nữ ông yêu thương. Thi phẩm kết thúc thật bất ngờ, vừa thấm đượm cái bi,
cái bất hạnh trong nỗi niềm riêng của tác giả, lại vừa dí dỏm, hài hước.
Bài thơ mang đậm màu sắc dân gian từ đề tài đến ngữ pháp. Sự kết hợp giữa
giai điêu trữ tình và trào phúng, thâm thúy một cách tự nhiên đã thể hiện rõ
cảm xúc chân hành, lời thơ giản dị mà sâu sắc. Tác giả đã sử dụng Tiếng
Việt một cách giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm, cả tám câu thơ không từ
nào cầu kì, khó hiểu, tất cả đều gần gũi quen thuộc như lời nói trong cuộc
sống hàng ngày. Tú Xương đã khắc họa thành công chân dung bà Tú một
cách hoàn chỉnh với nhân cách cao đẹp. Qua đó cũng cho thấy một tấm lòng
yêu thương trân quý, tri ân vợ của Tú Xương.

@TUYTNGANN ADMIN
Page 9

Như vậy, bài thơ “Thương vợ” là một thi phẩm mang đậm tính nhân văn sâu
sắc. Tú Xương đã thành công trong việc khắc họa một bức chân dung về
người phụ nữ VN lúc bấy giờ, vừa mộc mạc, vừa chất phác, vừa cứng rắn
mạnh mẽ. Vì vậy, quả thật Tú Xương chính là thi nhân viết thơ veeg vợ hay
và cảm động nhất. Ông đã để lại cho đời những áng văn chân thành, xúc
động và đầy giá trị.

TỰ TÌNH
Thơ là thư kí của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn thi sĩ. Nó phản ảnh
cuộc sống của con người, xã hội để qua đó người nghệ sĩ bộc bạch nỗi lòng
mình. Hay nói cách khác, mỗi bài thơ chính là tiếng hát của trái tim, được
thể hiện như một hình thức nghệ thuật cao quý, tinh vi. Trong những nhà thơ
tiêu biểu như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Xuân Diệu thì Hồ Xuân Hương nổi
lên như một hiện tượng văn học độc đáo. Bà đã đem tiếng lòng mình và
những người phụ nữ xưa vào thi ca để cất lên tiếng nói thương cảm cho thân
phận người phụ nữ. Bà đã để lại rất nhiều tác phẩm đắt giá cho nền văn học
Việt Nam, tiêu biểu trong đó là “Tự tình II”, bài thơ đã bộc lộ tâm trạng
buồn tủi và phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng trong tâm hồn của
người phụ nữ.

@TUYTNGANN ADMIN

You might also like