You are on page 1of 6

CÂU CÁ MÙA THU

Nhà triết gia Voltaire từng nói: “ Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là tâm hồn cao cả, đa cảm”.
Thật vậy. mỗi vần thơ tuy ngắn gọn  nhưng ai có khả năng kết tinh nhiều giọt ngọc của cuộc sống con
người, truyền đến thế giới cảm xúc của ta những giá trị bền vững của văn chương. Và có những bài thơ
đã ra đời cách chúng ta hàng trăm năm, nhưng vẫn còn nguyên sức sống mới, hiên ngang trường tồn
với quy luật băng hoại của thời gian. Vâng, tác phẩm “ Câu cá mùa thu “ hay còn được biết tới với tên
gọi “ Thu Điếu “ của nhà thơ Nguyễn Khuyến chính là một thi phẩm như vậy. Bài thơ là sự cảm nhận
tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ,qua đó cho ta thấy tình yêu
thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.

Xuân diệu từng hận xét: “ Nguyễn Khuyến là một nhà thơ của làng cảnh cảnh việt nam” , ông có
nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học trung đại đặc biệt ở mang mảng thơ Nôm, thơ về làng quê, thơ
trào trào phúng.  “ Câu cá mùa thu” là một bài thơ nằm trong chùm thơ ba bài thơ thu vô cùng đặc
sắc của NK được ra đời khi nhà thơ lui về ở ẩn trước những bức xúc với xhpk thối nát đương thời.
Bài thơ đã  mượn cảnh câu cá mùa thu để thể hiện niềm yêu thiên nhiên quê hương đất nước và
tâm sự ưu thời, mẫn thế của cụ Tam Nguyên.

Bài thơ được mở đầu bằng bức tranh phong cảnh mùa thu được tác giả miêu tả tinh tế với điểm nhìn
thay đổi từ gần đến cao xa, từ cao xa trở về gần: từ “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến
“tầng mây lơ lửng” rồi quay trở về với thuyền câu, ao thu.  Cách thay đổi điểm nhìn như vậy
làm bức tranh mùa thu toàn diện: từ một khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra sinh động theo
nhiều hướng, không gian thu trở nê khoáng đạt giúp người đọc đọc cảm nhận rõ ràng vẽ đẹp
của mùa thu
 
+ Hai câu đề: Quang cảnh mùa thu.
+ Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu.
+ Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê..
+ Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ.
Đến với 2 câu thơ đầu tiên, quang cảnh mùa thu ĐBBBđược Nguyễn Khuyến khắc họa bằng
những nét thanh sơ, trong trẻo và thật  bình dị:

                                             “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

 
1. Hai câu đề
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
- Khung cảnh: ao thu, chiếc thuyền câu → Hình ảnh bình dị, gần gũi với quê hương.
→ Không gian mùa thu không mở ra bát ngát mà thu hẹp lại trên một ao thu rồi đến một
chiếc thuyền câu đã bé lại càng bé hơn như muốn thu mình vào cảnh bé tẻo teo.
- Điểm nhìn đi từ cái nhìn bao quát đến cận cảnh: từ ao thu đến chiếc thuyền câu.
- Đường nét, sắc thái tinh tế của cảnh thu được bộc lộ qua các từ ngữ: lạnh lẽo,
veo,tẻo teo → Cảnh thu cảnh thu vắng, lạnh, có chút đìu hiu.
⇒ Cảnh thu hiện lên hết sức quen thuộc đối với làng quê Bắc Bộ Việt nhưng lại đìu hiu,
vắng, lạnh và cái lạnh dường như thấm cả không gian. Phải chăng cái lạnh của không
gian cũng là cái lạnh của lòng người

Hình ảnh ao thu của làng quê Việt Nam nhẹ nhàng bước vào trang thơ của Nguyễn khuyến. Nó mở ra
trước mắt người đọc hình ảnh một chiếc ao mùa thu đặc trưng của vùng chiêm trũng đất Bắc . Nhà
thơ dùng tính từ "trong veo" và "lạnh lẽo"  để miêu tả chiếc ao thu ấy, gợi nên sự dịu nhẹ thanh sơ
nhưng cũng hiu quạnh và man mác trầm buồn của cảnh thu xứ bắc.

Giữa khung cảnh của một ao thu rộng và lạnh lẽo ấy, lại xuất hiện một chiếc thuyền nhỏ. Số từ 1
chỉ sự ít ỏi. Cái rộng của chiếc ao thu đối lập với chiếc thuyền câu. Đã bé lại còn bé tẹo teo, cách
gieo vần eo khiến cho hình ảnh chiếc thuyền câu đã nhỏ bé, mỏng manh lại càng thêm cô đơn, tội
nghiệp.Hai câu thơ mở đầu đều được khép lại bằng vần “eo” khiến cho không gian câu cá dường như
co lại tĩnh lặng và sản xuất hồn thu đượm buồn

⇒ Cảnh thu hiện lên hết sức quen thuộc đối với làng quê Bắc Bộ Việt nhưng lại đìu hiu, vắng,
lạnh và cái lạnh dường như thấm cả không gian. Phải chăng cái lạnh của không gian cũng là cái
lạnh của lòng người

Đến với 2 câu tiếp theo, tác giả tiêp tục miêu tả cảnh thu qua những đường nét, chuyển động
nhẹ nhàng nhàng :
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

 
2. Hai câu thực
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
- Sắc màu: Màu xanh biếc của sóng nước và sắc vàng của lá hòa thành màu sắc kì diệu
của mùa thu.
- Đường nét: Gió thu thoáng nhẹ, sóng gợn nhẹ nhàng, lá bay khẽ khàng. → Tô đậm thêm
cái tĩnh lặng của mùa thu.
- Nghệ thuật: Lấy động tả tĩnh.
→ Phác họa mùa thu với màu sắc hài hòa, không gian tĩnh lặng với bao nhiêu cử động mà
vẫn im lìm, mỏng manh, nhỏ nhẹ. ⇒ Phải có sự hòa điệu với thiên nhiên nhà thơ mới cảm
nhận được những rung động mơ hồ của vạn vật, đât trời.
 

Câu thơ bắt đầu có sự chuyển động của vạn vật mùa thu. Dù sự dao động ấy chỉ là một chút nhẹ nhàng
khe khẽ . Nguyễn khuyến đã vẽ nên những hình ảnh sóng biếc chỉ “hơi gợn tí”,  còn lá vàng cũng chỉ
“khẽ đưa vèo”. Hai tính từ “hơi” và “khẽ” thể hiện sự chuyển động rất nhẹ nhàng , Phải là một tâm
hồn nhạy cảm tinh tế lắm, tác giả mới nhận ra được sự khe khẽ đó của thiên nhiên để mà thổi hồn vào
trong  cảnh vật.

Hình ảnh “sóng biếc: gợi cho người đọc màu sắc xanh trên mặt ao trong. Một màu xanh rất đẹp mắt
và đầy sống động. Không chỉ có “ sóng biếc ” mà “lá vàng” cũng được đưa vào trong thơ của Nguyễn
khuyến một cách rất tinh tế. Có thể nói, Lá vàng là màu sắc điểm nhấn cho bức tranh thu. , nó vừa là
Hình ảnh vừa là  màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam, Bởi thế mà hình ảnh lá vàng đã từng
bước rất nhiều vào trong những trang thơ mùa thu. Ví như Lưu Trọng lư từng viết: “ Con nai vàng ngơ
ngác đạp trên lá vàng khô” hay như nhà thơ Ngọc Tiến từng ngân nga “ Có phải em, lá vàng thu cuối /
Nuối tiếc buồn, lạnh bóng hoàng hôn” . Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu sinh thời cũng từng có cảm nghĩ về
chiếc lá vàng này: “ Cái thú vị của bài Thu điếu các ở điệu xanh, xanh ao,xanh bờ,xanh sóng,xanh
tre,xanh, trời,xanh bèo,có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.” 

Ở đây màu biết của sóng hòa hợp với sắc vàng của lá vẽ nên bức tranh quê thanh thoát,  đơn sơ mà
lộng lẫy, giản dị mà phản phức tình quê. Hai câu thơ thực đối nhau một cách nhẹ nhàng và chứa
đựng cả linh hồn của bức tranh Thu . Tất cả tạo nên một khung cảnh thơ mộng và bình dị Tác giả tã ít
mà gợi nhiều, lấy động tả tỉnh. Chỉ vài nét chấm phá nhưng cũng đủ làm bậc lên cái thần thái của
mùa thu trên đất bắc. 

Với  2 câu thơ tiêp theo, Cảnh thu được khắc họa đẹp nhưng tình lặng và đượm buồn, không
gian được mở rộng theo chìu cao và chìu sâu:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

3. Hai câu luận


Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
- Điểm nhìn mở ra cao rộng và sâu thẳm hơn: Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
trúc quanh co.
- Từ trời xanh ngắt: Mùa thu thêm lắng đọng, thêm tĩnh lặng hơn.
- Không gian: Tĩnh, vắng người, vắng tiếng, gần như tĩnh lặng tuyệt đối.
⇒ Cảnh thu đặc sắc với sắc xanh của bầu trời thu, nhưng không khí thu dường như
ngưng đọng lại trong khoảnh khắc, không người, không tiếng động...Phải chăng cảnh thu
đã được vẽ nên bởi bao vương mang cảm nhận, tâm trạng riêng của thi nhân?
Đến đây, không gian của bức tranh thu đã được mở rộng hơn cả về chiều cao và chiều
sâu. Hình ảnh “tầng mây lơ lửng” gợi ra cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc, vô cùng gần
gũi, yên bình và tĩnh lặng. Còn “trời xanh ngắt” lại khắc hoạ sắc xanh của mùa thu. Màu
xanh lại được tác giả tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát
mẻ nữa mà là sự xanh thuần một màu trên diện rộng. Đó là đặc trưng của mùa
thu,.một màu xanh rất riêng của vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ như Nguyễn Bính từng miêu tả

“ Thăm Thẳm trời xanh lộng đáy hồ “

Và dường như, Màu da trời của mùa thu ấy có ám ảnh sâu đậm trong tâm hồn Nguyễn Khuyến nên
trong các bài thơ thu, ta thường thấy ông nhắc đến “ Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” trong Thu ẩm, và
nay lại  là “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” trong Thu VỊnh.

Ngoài ra, hình ảnh làng quê mùa thu còn được gợi lên với “ngõ trúc quanh co” hiện lên
thật hoang vắng. Từ  láy quanh co cùng với  vắng teo thể hiện một con ngõ ngoằn ngoèo quanh co và
không một bóng khách. Ta bắt gặp bằng eo gợi lên sự nhỏ bé và có phần buồn tủi . cảnh vật cứ thế hiện
ra trong êm đềm thoáng một nỗi buồn riêng .Như vậy ở hai câu luận, tác giả tiếp tục miêu tả cảnh mùa
thu với vòm trời xanh biếc, không khí thu dường như ngưng đọng lại trong khoảnh khắc,không
người,không tiếng động, không gian mùa thu vừa thoáng đãng,bao la,tĩnh lặng và cũng rất  hiu hắt
buồn…
Cảnh thu đặc sắc với sắc xanh của bầu trời thu, nhưng không khí thu dường như ngưng đọng lại
trong khoảnh khắc, không người, không tiếng động...Phải chăng cảnh thu đã được vẽ nên bởi
bao vương mang cảm nhận, tâm trạng riêng của thi nhân?
 
 

4. Hai câu kết


Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
- Cái tôi trữ tình của nhà thơ – người câu cá xuất hiện cới trạng thái: tựa gối, buông cần. → Một sự chờ đợi mỏi mòn
trong vắng lặng mênh mông.
⇒ Tư thế chứa đựng bao tâm sự thầm kín của thi nhân trước thời thế.
- Tiếng cá đớp động dưới chân bèo. → Lấy động tả tĩnh.
⇒ Sự tĩnh lặng trong tâm hồn của thi nhân được gợi lên một cách sâu sắc và dường như tuyệt đối bởi không gì tĩnh
lặng đến mức nhà thơ có thể nghe được tiếng cá đớp mồi câu dưới chân bèo.
- Từ đâu có hai cách hiểu:
+ Phủ định;
+ Phiếm định hay nghi vấn.
→ Gợi nên sự mơ hồ của cảnh, tạo nên không khí ảo diệu của mùa thu và cho ta thấy được thái độ tĩnh tại trong tâm
hồn của thi nhân.
⇒ Bức tranh thu yên ả, vắng lặng và tĩnh lặng đến mức tuyệt đối. Phải chăng, thi nhân phải có một tâm hồn nhạy cảm
mới có thể có được những quan sát tinh tế trong mối giao hòa với thiên nhiên.
⇒ Thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương và thái độ không màng danh lợi nhưng vẫn ưu tư thời cuộc

 
Khép lại bài thơ, Nhà thơ trở về với hiện thực, vén lên bức màn để lộ một con người với niềm ưu tư day
dứt, là một tâm sự ẩn sau bức tranh thu . 

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo’.

Trong bài Thu ẩm, cụ tam nguyên từng mượn rượu để giải khuây, còn bây giờ lại mượn thú câu
cá để vơi bớt nỗi buồn. Nhan đề bài thơ là câu cá mùa thu, nhưng mãi đến câu cuối ta mới thấy người
đi câu xuất hiện. Con người trực tiếp xuất hiện với tư thế “ tựa gối “ nghĩa là thu mình lại với một
dáng vẻ suy tư, mang nặng tâm sự của thi nhân trước thời thế, Hành động “ buông cần “ là hành
động thả lỏng buông lơi, không quá chuyên tâm vào việc trước mắt. Không kêu ca buồn phiền về
việc không câu được cá, nhà thơ dường như mất cảm giác vào không gian thực tại mà đắm chìm vào
trong một không gian suy tưởng,mải miết thả Hồn mình vào trong cảnh  thu để mà tận hưởng nét đẹp
riêng mùa thu.Ông chỉ xem việc con cá như một thú vui để tâm hồn mình được thư thái nhưng thật ra
ông vẫn đang lo nghĩ về một việc gì đó, vẫn đang mang một nỗi buồn khó giải bày.Phải chăng đó chính
là nỗi buồn thời cuộc,  nỗi buồn mà đến cuối đời nhà thơ vẫn không nguôi ngoai được phần nào.

.kết thúc bài thơ cảnh vật mùa thu im lìm như bị đánh thức trước cái âm thanh "đau đớp động
dưới chân bèo".Cảnh vật ở trên được miêu tả là một bức tranh tĩnh lặng đến hoang vắng thì đến cuối
bài thơ nói như bắt đầu tiếp nhận cái sức sống,như sinh động hẳn lên, và phải chăm chú quan sát
lắm thì người đi câu mới nghe được những âm thanh nhỏ như tiếng cá đớp động dưới chân bèo như
vậy  Nhưng nó lại cũng khiến bài thơ im ắng vô cùng, ba tiếng "đâu nước đong" vang lên một tí rồi
không gian cũng lại chìm sâu vào tĩnh lặng dưới sự xuất hiện của phần eo .cách sử dụng nghệ thuật
dùng cái đầu để diên tả cái  tỉnh làm cho cảnh vật trong bài thơ càng vắng lặng hơn. nỗi buồn như
bao trùm cả một không gian rộng lớn và người đi câu vẫn đang nặng lòng với nỗi niềm trăn trở của
chính mình.

Hai câu thơ cuối đã gợi nên cái ấn tượng về sự tĩnh lặng của không gian. Chỉ một tiếng cá
đớp động dưới chân bèo mà thanh động cả thế giới thu nhỏ trong ao thu. Thi nhân không chú tâm đến
việc câu cá, ông say đắm, ngắm cảnh sắc mùa thu và chìm đắm trong sự suy tư riêng. Thủ pháp
dùng cái động, để nói cái tỉnh trong câu cuối một lần nữa đã phát huy triệt để hiệu quả nghệ thuật
của nó trong việc biểu hiện nỗi ưu hoài tĩnh lặng trong cõi lòng người câu cá trước tình cảnh dất nước
đầy dau thương . Qua đó thể hiện sự Ưu tư về vận nước, ưu tư về lẽ đời của một con người lòng yêu
nước sâu nặng

Tổng:  Bằng bút pháp lấy động tả tỉnh, các hình ảnh thơ dân dã bình dị mà giàu ức gợi kết hợp
với  cách gieo vần “eo” một cách tài tình đã giúp NK thành công khắc họa vẻ đẹp của bức tranh
mùa thu nơi đồng bằng bắc bộ. Qua đó, ta không khôngchir thấy được tình yêu sự hòa hợp với
thiên nhiên mà còn là tâm tâm sự ưu thời mẫn thế của nhà thơ!

Kết: Hemingway từng nói: “ Tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều có sự bất tử riêng bởi vì nó là
sản phẩm bền vững của lao động và  trí tuệ , rồi mai này các tranh tượng có bị tiêu tan, các tượng
đài có bị sụp đổ chỉ có những tác phẩm văn học chân chính mới có khả năng vượt qua sự băng hoại
của thời gian để tồn tại vĩnh viễn . Vâng, bài thơ Thu điếu của NK chính là một bài thơ như thế.
Thi phẩm không chỉ để lại ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp của bức tranh mùa thu nơi ĐBBB mà
còn thể hiện tình yêu tn, yêu thương đất nước và cả những tâm sự thời thế của nhà thơ.

You might also like