You are on page 1of 4

CÂU CÁ MÙA THU

Mùa thu là người bạn muôn đời của thi nhân. Nó trở thành cội nguồn cảm hứng để
nâng bước, chắp cánh cho tâm hồn rất nhiều người nghệ sĩ. Chúng ta từng biết đến
Hữu Thỉnh với “sang thu” gợi khoảnh khắc giao mùa dịu ngọt hay Lưu Trọng Lư
lại thảng thốt giật mình khi lắng nghe được tiếng gọi thu về qua “tiếng thu”. Ngược
dòng thời gian ta lại cùng trở về với 1 bức tranh thu ở đồng bằng bắc bộ qua trang
thơ Nguyễn Khuyến với thi phẩm “câu cá mùa thu”. Mượn vẻ đẹp của bức tranh
mùa thu, thi nhân như muốn trao gửi người đọc nỗi niềm tâm trạng mang nặng cảm
hứng thế sự của chính mình.
Nguyễn khuyến xuất thân từ gia đình Nho học nghèo ở Nam Định, gia đình có
truyền thống khoa bảng, khát vọng thành danh. Ông đỗ đầu 3 kì thi hương-hội-đình
nên được mệnh danh là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông là ng có cốt cách thanh cao, có
lòng yêu nước, thương dân, sáng tác của nguyễn khuyến gồm chữ hán và chữ nôm
viết về: gia đình, bạn bè, quê hương, phản ánh cuộc sống nông dân và phê phán
thực dân pkien.
“câu cá mùa thu” nằm trong chùm ba bài thơ thu của nguyễn khuyến “Thu Vịnh,
Thu Điếu, Thu ẩm”. Đây chính là món quà vô giá mà thiên nhiên tặng lại cho vườn
thơ thu Vnam. Có lẽ chùm thơ này được nhà thơ viết trong khoảng thời gian ông
cáo quan về quê ở ẩn, giữ lấy tâm hồn và nhân cách thanh cao.
Ở 2 câu đầu (2 câu đề), tác giả đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên mùa
thu tuyệt đẹp ở làng quê vùng đbang chiêm trũng Bắc Bộ:
“ Ao thu lạnh lẽo....tẻo teo”
Ko gian mùa thu được mở ra từ hình ảnh thân thuộc bình dị mà rất gần gũi với
người ở làng quê bắc bộ đó chính là chiếc ao thu. Đây chính là nơi để ng dân sinh
hoạt trong csong thường nhật và dường như gia đình nào cũng gắn với chiếc ao ấy.
NK đã quan sát và miêu tả rất tinh tế và chân thực đặc điểm tính chất của chiếc ao
thu. Nó đc đặt trong không khí lạnh lẽo chứ ko còn hơi se lạnh như tiết trời của
mùa thu, có lẽ bức tranh thi được thi nahan ghi lại vào thời điểm cuối mùa nên ta
cảm nhận đc cái lạnh lẽo của đầu đông sắp sang. Nhà thơ cho ta thấy đc tính chất
của mặt nước ao thu “trong veo” dường như có thể nhìn xuống tận đáy hồ. Trong
khung cảnh mùa thu với ao nước trong xanh, làn nước mát lạnh ấy là hình ảnh
chiếc thuyền câu của người thi sĩ nhỏ bé, lọt thỏm trong ko gian rộng lớn trở nên
“bé tẻo teo”. Qua từ láy “tẻo teo”, con thuyền dường như trông nhỏ hơn hẳn. Nư
vậy chỉ với 2 câu thơ đầu mà khung cảnh thiên nhiên, bức tranh thu ở làng quê yên
đổ đã được hiện hữu thật ấn tượng, trở nên đẹp đẽ và đầy sinh động.
Đến với 2 câu thực, ta nhận thấy khung cảnh mùa thu tiếp tục được thi nhân tô đậm
bằng hình ảnh thật gợi cảm và sinh động nhất:
“ sóng biếc....đưa vèo”
Thi nhân đã thành công với nt đối qua các cặp hình ảnh: “sóng biếc-lá vàng”, “hơi
gợn tí-khẽ đưa vèo”. Hình ảnh những con sóng với màu sắc xanh biếc như đc phản
chiếu bởi da trời càng làm đẹp thêm cho chiếc ao thu. Tuy nhiên những con sóng
ấy chỉ khẽ chuyển động rất nhẹ trên mặt nước “hơi gợn tí” làm cho bức tranh tuy
động nhưng vẫn tĩnh. ấn tượng nhất là hình ảnh “lá vàng trong gió”. Từ bao lâu
nay hình ảnh lá vàng đã trở thành thi liệu của mùa thu, đó là biểu tượng sắc đẹp
của thơ thu Vnam. Lá vàng trong bài thơ “tiếng thu”của Lưu Trọng Lư đã tái hiện
1 bức tranh ngập tràn sắc lá vàng gợi vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, thi vị mà đầy trữ
tình:
“Em ko nghe rừng thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Với hình ảnh lá vàng như biểu tượng cho thiên nhiên mùa thu ấy, NK đã góp phần
dệt nên 1 bức tranh thu mang nét đặc trưng nhất cho linh hồn mùa thu Vnam.
Đến với 2 câu luận, vẫn là bức tranh thu ở làng quê đó nhưng bầu trời thu lại mang
vẻ đẹp thanh bình:
“tầng mây.....vắng teo”
Đôi mắt của thi nhân ko chỉ quan sát ko gian nơi mặt nước ao thu tĩnh lặng mà
hướng lên bầu trời để ghi lại một hình ảnh tuyệt đẹp hòa trong sắc màu xanh ngắt
của da trời mùa thu. Hình ảnh bầu trời thu còn xuất hiện trong 2 bài thơ còn lại của
NK. Ngay câu thơ đầu của bài “thu vịnh”thi nhân đã vẽ:
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”
Còn ở “thu ẩm””thi nhân lại khắc họa bầu trời xanh bằng câu hỏi khắc khoải:
“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”
Tuy nhiên bằng thủ pháp nghệ thuật đối, NK đã cho ta thấy hình ảnh một gnox trúc
quanh co nhỏ bé. Đây là 1 nét đẹp rất đơn sơ bình dị mà thân quen ở làng quê. Thế
nhưng ngõ trúc này gieo vào ng đọc một nỗi cô đơn, trống trải bởi nó thiếu hẳn đi
hình bóng ng qua cụm từ “khách vắng teo”. Có lẽ trở về với làng quê, trở lại sau
chốn quang trường đầy bon chen ô hợp, NK khao khát đc hòa mình với thú điền
viên.
Với 2 câu thơ trên cta phần nào hiểu đc tâm tư sâu kín của NK, muốn trải lòng
mình ra với đời, với người.
Bài thơ khép lại bằng 2 câu thơ kết như chất chứa với đầy niềm tâm sự của thi
nhân:
“ Tựa gối ....chân bèo”
Tác giả lấy việc câu cá để thư thái về tâm hồn, để được gần hơn với thiên nhiên,
với con người ở làng quê. Thế nhưng tư thế ngồi của ông lại đầy sự bó buộc “Tựa
gối buông cần”. Tư thế ấy như gợi ên sự bất lực, bất mãn trc thời cuộc lúc bấy giờ.
NK đã từng khao khát đem hết tài năng ra để cống hiến giúp dân, giúp nước,
nhưng cuối cùng đành chọn lui về ở ẩn vì ko thể thỏa hiệp đc với triều đình phong
kiến và bọn thực dân Pháp.
“cá câu đớp động dưới chân bèo”
Âm thanh tuy rất nhỏ nhưng cũng đủ làm cho tác giả bừng tỉnh, giật mình quay trở
về với thực tại để rồi nhìn rõ hơn cái bức tranh tăm tối đau thương của đất nước.
Nỗi niềm tâm sự này của NK khiến cho bài thơ mang nặng cảm hứng thế sự.
Bài thơ phần nào cho ta đc 1 NK với tình yêu thiên nhiên tha thiết. Đồng thời tác
giả cũng kín đáo bày tỏ cho ng đọc 1 trái tim yêu nước, thương dân nhưng bất lực.
Với thể thơ thất ngôn bát cú ĐL, bút pháp NT đối, kết hợp tả cảnh ngụ tình, cách
gieo vần “eo”đã góp phần làm cho bài thơ trở nên ấn tượng hấp dẫn trong lòng ng
đọc.
Tuy chỉ là 1 bức tranh thu nhỏ về mùa thu làng quê vùng đồng bằng bắc bộ thế
nhưng NK đã cho ta nhận ra vẻ đẹp tiêu biểu điển hình trong cảnh sắc mùa thu nơi
đây. Qua đó thi nhân trao gửi tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế
với thi phẩm nói riêng và cả chùm thơ nói chung. Tác giả NK đẫ góp phần làm
phong phú, làm đẹp cho đề tài thơ Thu Vnam và những giá trị cao đẹp ấy mãi
trường tồn và đc lưu truyền theo thời gian.

You might also like