You are on page 1of 6

THU VỊNH - NGUYỄN KHUYẾN

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Giới thiệu chung

Tác giả: Nguyễn Khuyến (1835-1909)

Tiểu sử:

hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng, xuất thân trong một nhà nho nghèo

là người tài năng, cốt cách thanh cao, tấm lòng yêu nước thương dân

Sự nghiệp sáng tác:

Phong cách st: vừa là nhà thơ trào phúng, vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng lão
Trang và triết lí phương Đông

Giá trị nhân đạo:

/ Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè

/ Bộc lộ tấm lòng yêu nước thương dân

Giá trị hiện thực:

/ Phản ánh cuộc sống khổ cực của những con người thuần hậu, chất phác

/ Châm biếm, đả kích thực dân xâm lược và tầng lớp thống trị

Vị trí: có nhiều đóng góp nổi bật mảng thơ Nôm, thơ trào phúng
Tác phẩm

Hoàn cảnh ra đời

Là bài thơ nằm trong chùm thơ 3 bài thơ Nôm viết về mùa thu Thơ Vịnh, Thơ Điếu, Thu
Ẩm

Đc sáng tác khi tác giả về quê ở ẩn

Thể thơ, bố cục

Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường Luật

Bố cục: 4 phần

Phần 1; Đề: (2 câu đầu): Giới thiệu khái quát cảnh thu

Phần 2 : Thực: (2 câu tiếp):Cảnh trăng nước của mùa thu

Phần 3:Luận: (2 câu tiếp):Cảnh hoa và tiếng chim (ngỗng) của mùa thu

Phần 4: Kết: (2 câu cuối): Cảm hứng và nỗi thẹn của nhà thơ

So sánh Thơ trung đại và Thơ hiện đại

Khác: Thi pháp khác nhau

Hình thức:

Thơ trung đại: - Niêm luật chặt chẽ, diễn đạt ước lệ

Qui luật nghiêm ngặt

Thơ hiện đại:

-Luật lệ đơn giản, diễn đạt phóng


, khoáng, tự do

- Phá bỏ tính qui phạm

Giống: Chung cảm hứng trước mùa thu thiên nhiên


II. ND bài thơ

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Đề: ( 2 câu đầu): Giới thiệu tổng quát cảnh mùa thu

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

- Ý chính:

Hình ảnh “Trời thu xanh ngắt...”: màu xanh quen thuộc của Nguyễn Khuyến khi tả mùa
thu, mở ra cả màu sắc và k gian. “mấy tầng cao”: vẽ được cái cao vút, thăm thẳm của
khung trời mùa thu. Hình ảnh “cần trúc lơ phơ” tạo nét động cho bức tranh thu, chú ý từ
láy“gợi tả vẻ thưa thớt. Gió hắt hiu”: diễn tả được cái se lạnh của gió mùa thu, là đặc
trưng mùa thu, gió nhẹ, k vội vàng.

=> Thể hiện cảm xúc, triết lí, suy ngẫm của tác giả

Cách giới thiệu rất khéo và rất đạt.

Nghệ thuật lấy điểm tả diện, lấy động tả tĩnh trong câu thứ hai thường thấy trong thơ cổ
điển, chấm phá hai nét phong cảnh đơn sơ, thanh thoát nhưng hoà điệu nhịp nhàng với
tâm hồn tác giả. Trong đó, mọi chi tiết, sắc màu, đường nét, cử động đều rất hài hoà.

-Viết bài: .Mở đầu là hình ảnh bầu trời mùa thu xanh ngắt và cao vời vợi. “Xanh
ngắt” là xanh thăm thẳm một màu; vừa mở ra một không gian rất rộng, rất cao.. Màu sắc
“xanh ngắt” vừa là màu đặc tả trời thu mà cũng là cái tình tha thiết của thi nhân đối với
mùa thu, đối với quê hương. Không gian mở ra thăm thẳm “mấy tầng cao” với một cần
trúc vươn lên trên nền trời thu “xanh ngắt”. Nét cong mềm của “cần trúc” vươn lên một
cách thanh cao, không ủy mị như rặng liễu đìu hiu buông xuống trong thơ mùa thu của
Xuân Diệu. Từ láy “lơ phơ” gợi tả vẻ thưa thớt của những lá trúc lay động bởi gió heo
may mùa thu. Từ láy "hắt hiu” gợi được đặc trưng gió thu, hay còn là sự rung động của
tâm hồn thi nhân trước . Gió hắt hiu là gió rất nhẹ, gió thổi không vội vàng cũng nhưng
cũng không lưu luyến, gợi lên chút cảm giác hững hờ. Đến cả gió thu cũng đậm chất thu,
phảng phất buồn như chứa chất tâm trạng bên trong. Tất cả dường như có một mối cảm
thông thầm lặng, sâu kín, tinh tế và khó nắm bắt. Giữa cái nền “xanh ngắt”, sự lay động
rất nhẹ của cần trúc càng làm tăng thêm cái sâu thẳm của bầu trời. Bầu trời lại như dồn
hết cái sâu lắng vào bên trong cần trúc. Đó là nét động và nét tĩnh của cảnh thu, cũng
chính là biệt tài trong dụng nghệ lấy động tả tĩnh của nhà thơ Nguyễn Khuyến.Nhà thơ
mới chỉ nói đến trời thu nhưng ta đã thấy cả hồn thu trong đó vậy

Thực ( 2 câu tiếp): Cảnh trăng nước của mùa thu

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào

Ý chính:
Nước biếc là màu đặc trưng của nước mùa thu (trong xanh). Lúc sáng sớm và chiều tối,
mặt ao hồ thường có sương, trông như “ tầng khói phủ” . Cảnh vật quen thuộc, bình dị trở
nên huyền ảo. => Màu sắc nhẹ nhàng, hòa hợp

“Song thưa”: Thanh cửa chắn. “để mặc: Phóng khoáng về tâm hồn. “Bóng trăng”: dát bạc,
mời gọi, lặng lẽ nhưng cũng mênh mông, gợi ra hình ảnh màu thu đẹp với trăng tròn,
sáng.

Hình ảnh Song thưa để mặc bóng trăng vào có sự tương phản giữa cái hữu hạn (song
thưa) và cái vô hạn (bóng trăng), do vậy mà tứ thơ rộng mở, mênh mông ý nghĩa.

Cảnh vật trong bốn câu thơ trên được nhà thơ miêu tả ở những thời điểm khác nhau trong
ngày, theo thời gian nhưng mối dây liên hệ giữa chúng lại là sự nhất quán trong cảm xúc
của tác giả. Cảnh đẹp, màu sắc dịu nhẹ, cho thấy sự hòa nhập của con người với thiên
nhiên. Nhà thơ như đang thả mình trong thiên nhiên với làn nước, với ánh trăng.

Viết bài:. Hai câu luận tiếp tục phác thảo rõ nét hơn cảnh sắc của mùa thu. Nước biếc là
màu nước đặc trưng của mùa thu khi khí trời bắt đầu se lạnh. “Biếc” ở đây chỉ sắc xanh
của nước: vừa xanh, vừa trong; còn gợi lên hình ảnh vừa tĩnh lặng vừa như sáng lấp lánh.
Mùa thu, vào sáng sớm và chiều tối, trên mặt ao, mặt hồ có một lớp sương mỏng trông
như khói phủ. Cảnh mặt nước khói sương bình thường ấy qua con mắt và tâm hồn thi sĩ
đã trở thành một dáng thu ngâm vịnh. Cách sử dụng “tầng khói phủ” cũng đem lại hiệu
ứng gợi hình, gợi cảm hơn hẳn. Không phải “làn” mà lại là “tầng”. Tầng khói phủ khác
làn khói phủ vì sương đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn, có chiều cao, độ sâu. Cách so
sánh này thấy sự rất độc đáo, rất thơ! Từ bầu trời nhìn xuống mặt nước, rồi lại từ mặt
ngước lên bầu trời. Tuy nhiên, khung cảnh thu càng làm nên thơ mộng khi được dát lên
mình màu trắng bạc của ánh trăng. Hình ảnh song thưa gợi ý thanh thoát, cởi mở. Bóng
trăng vào qua song thưa để ngỏ thì bóng trăng trở nên mênh mông hơn, lặng lẽ hơn. Nếu
ở câu trên là một trạng thái có chiều cao, có độ sâu thì ở câu này lại là một trạng thái mở
ra thành một bề rộng, dù bị giới hạn bởi khung cửa sổ song thưa mà vẫn mênh mông ở ý
nghĩa tinh thần và âm điệu tĩnh mịch và chất chứa suy tư. Cách nói của Nguyễn Khuyến
“để mặc” cho thấy cảnh của ông phóng khoáng, tâm hồn ông rộng mở.

Luận ( 2 câu tiếp): Cảnh hoa và tiếng chim (ngỗng) của mùa thu

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái


Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Kết ( 2 câu cuối): Cảm hứng và nỗi thẹn của nhà thơ

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

III. Đánh giá

ND

NT

GT tác phẩm

You might also like