You are on page 1of 4

TIẾT 123 – 125:

VĂN BẢN: SANG THU (Hữu Thỉnh)


I. TÌM HỂU CHUNG:
1. Tác giả: Hữu Thỉnh
- Sinh năm 1942
- Quê: Vĩnh Phúc
- Ông hoạt động trong quân đội trong suốt thời kì kháng chiến chống Mỹ.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác: 1977, 2 năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc.
b. Xuất xứ: In trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”
c. Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Cảm xúc trước những tín hiệu đầu tiên của thiên nhiên lúc sang thu.
- Khổ 2: Cảm xúc về những chuyển biến của thiên nhiên lúc sang thu
- Khổ 3: Suy ngẫm lúc sang thu
d. Mạch cảm xúc:
- Từ cảm xúc trước thiên nhiên chuyển mình sang thu nâng lên thành những rung
động, suy ngẫm của nhà thơ trước cuộc đời.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
1. Khổ 1.
a. Tổng: Chủ đề: Cảm xúc trước những tín hiệu đầu tiên của thiên nhiên lúc sang
thu…
b. Phân tích:
- Hương ổi:
+ Với nhiều nhà thơ, mùa thu thường gắn với lá vàng, hoa cúc, rặng liễu buồn, …
nhưng với Hữu Thỉnh tín hiệu đầu tiên của mùa thu được nhà thơ cảm nhận bằng
xúc giác và khứu giác là hương ổi chín phả vào làn gió se lạnh. Đó là hương thơm
mộc mạc, thân thuộc của một làng quê Bắc Bộ. Hương thơm ấy giản dị đến mức
khiến người ta dễ lãng quên.
+ Phải là một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm, gắn bó sâu nặng với quê hương , Hữu
Thỉnh mới có thể cảm nhận được hương thơm giản dị ấy lúc giao mùa.
- Từ “phả”: (động từ)
+ Hương ổi chín lan tỏa trong gió được nhà thơ miêu tả bằng một từ rất gợi tả, gợi
cảm:“phả”. “Gió se” là làn gió nhè nhẹ, se se lạnh, gợi cảm giác lâng lâng, man
mác của mùa thu. Từ “phả” khiến hương ổi chín như sánh lại, luồn vào trong làn
gió se, làm thơm cả làn gió mới về, khiến nó trở nên ngọt ngào, ấm áp hơn. Ngược
lại, làn gió nhè nhẹ lúc chớm thu lại đưa hương ổi lan tỏa khắp không gian.
- Từ “bỗng”: Từ “Bỗng” đặt ở đầu bài thơ đã nhấn mạnh cảm giác bất ngờ, ngỡ
ngàng của thi sĩ khi nhận ra những tín hiệu đầu tiên của mùa thu.
- Sương (nhân hóa = chùng chình – từ láy):
+ Không chỉ có “hương ổi”, “gió se”, phút giao mùa còn có “Sương chùng chình
qua ngõ”. Từ láy “chùng chình” gợi tả sự chuyển động chậm rãi, nhẹ nhàng của làn
sương mỏng manh đang giăng mắc nơi đầu ngõ.
+ Không những thế, làn sương còn được nhân hóa như mang tâm trạng con người:
cũng lưu luyến ngập ngừng khi bước chân qua ngưỡng cửa của mùa thu.
→ Những tín hiệu đầu tiên của mùa thu đều rất mơ hồ, mong manh khó nắm bắt.
Nhưng bằng rất nhiều giác quan, nhà thơ đã miêu tả thật tinh tế những chuyển
động rất nhẹ nhàng, chậm rãi của thiên nhiên trong lúc giao mùa từ hạ sang thu.
Mùa thu chỉ vừa mới chớm thật nhẹ nhàng, êm dịu.
- Từ “Hình như”:
+ Có “hương ổi”, có “gió” và “sương” nhà thơ mới chợt nhận ra “Hình như thu đã
về”. Có lẽ chính tác giả cũng đang bối rối, không hiểu thu đã sang từ bao giờ. Từ
“hình như” không chỉ thể hiện sự ngỡ ngàng mà còn bộc lộ niềm xao xuyến, bâng
khuâng của tác giả trước giây phút sang thu đầy chất thơ của thiên nhiên, đất trời.
+ Có lẽ, đó cũng là cảm xúc bất ngờ, bối rối và bâng khuâng của nhà thơ khi nhận
ra tuổi trẻ đã qua, mình đã bắt đầu bước sang giai đoạn mới của cuộc đời, trưởng
thành hơn, chín chắn hơn.
c. Hợp: Tóm lại, …

2. Khổ 2:
a. Tổng: Chủ đề: Cảm xúc về chuyển biến của thiên nhiên lúc sang thu…
b. Phân tích:
b.1. 2 câu đầu
- Sông:
+ Nội dung: Dòng sông lúc sang thu êm đềm, lặng lẽ trôi. Sau bao nhiêu tháng
ngày hối hả, cuồn cuộn với những cơn mưa lũ, giờ đây dòng sông trở nên hiền hòa
hơn, thong thả hơn.
+ Nghệ thuật: (nhân hóa = từ láy “dềnh dàng”): Với từ láy “dềnh dàng” dòng sông
được nhân hóa như con người trong sự bình yên thanh thản.
- Chim :
+ ND: Trên trời những cánh chim vội vã bay đi.
+ NT nhân hóa: Từ láy “vội vã” cũng nhân hóa những cánh chim như những con
người cùng hối hả khẩn trương khi bước vào giai đoạn mới.
→ Nghệ thuật đối lập: Từ láy “dềnh dàng” và “vội vã” đã miêu tả thật tinh tế
những chuyển động đối lập của dòng sông và cánh chim để làm nổi bật những đặc
trưng của thiên nhiên lúc giao mùa: vừa êm đềm, lãng mạn, vừa hối hả, xôn xao.
Hai vẻ đẹp ấy không tách rời mà hòa quyện, đan xen vào nhau tạo nên nét quyến rũ
riêng của mùa thu.
b.2. 2 câu sau:
- Đám mây:
+ Tả thực: Có lẽ, trong bức tranh sang thu của Hữu Thỉnh, độc đáo và mới lạ là
hình ảnh “đám mây”: “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. Mây thu đã
in dấu trong thơ biết bao thi sĩ nhưng trong thơ Hữu Thỉnh là “đám mây mùa hạ”.
Sáng tạo độc đáo của nhà thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của bầu trời mùa thu
miền Bắc: trời vẫn trong xanh, vẫn nắng rực rỡ , thế nhưng hình như trong đám
mây vẫn còn vương lại sắc nắng vàng và hơi ấm của mùa hạ. Trong trí tưởng tượng
của nhà thơ, đám mây như dải lụa mềm mại nối giữa 2 mùa.
+ Nhân hóa: Đám mây được nhân hóa như con người, vẫn còn lưu luyến, vương
vấn mùa hạ nên mới “vắt nửa mình” chưa muốn sang hẳn mùa thu.
+ Ẩn dụ: Đám mây còn là hình ảnh tượng trưng cho con người khi bước sang mùa
thu của cuộc đời mình. Mây đã sang thu mà vẫn còn sắc hạ khác nào lòng người đã
sang thu mà vẫn còn nhiệt huyết cháy bỏng của tuổi trẻ.
c. Hợp: Tóm lại, …

3. Khổ 3
a. Tổng: Chủ đề: Những suy ngẫm của tác giả về thiên nhiên và cuộc đời lúc sang
thu…
b. Phân:
b.1. Suy ngẫm về thiên nhiên:
- Nắng, mưa, sấm, hàng cây: Mùa thu mang đến cho cảnh vật biết bao điều mới lạ,
vẫn còn nắng rực rỡ nhưng mưa đã xa dần, những hàng cây đứng tuổi không còn
giật mình trước những tiếng sấm nữa. Nắng, mưa, sấm vốn là những hình ảnh đặc
trưng của mùa hạ vẫn còn nhưng đã giảm đi những gay gắt, dữ dội để trở thành
dịu nhẹ êm đềm.
- Phó từ + ĐT + Nhân hóa: Nhà thơ Hữu Thỉnh thật tinh tế khi sử dụng các phó từ
“Vẫn”, “đã”, “cũng”, các động từ “còn”, “vơi”, “bớt”, đảo ngữ “vẫn còn”, “vơi
dần” kết hợp với phép nhân hóa “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”
để miêu tả sự chuyển biến của thiên nhiên lúc giao mùa: Mùa hạ đang nhạt dần, sắc
thu đậm nét hơn.
b.2. Suy ngẫm về cuộc đời, đất nước:
- Chuyển ý: Từ bức tranh thiên nhiên lúc sang thu, tác giả có những suy ngẫm sâu
sắc về cuộc đời con người và đất nước.
- Ẩn dụ: Những hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” trong 2 câu thơ cuối đã
giúp tác giả gửi gắm những triết lí ấy.
- Triết lí về đời người: “Sấm” tượng trưng cho những tác động bất thường của cuộc
đời. Còn “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người đã từng trải. Từ
đó tác giả suy ngẫm về cuộc đời con người. Con người khi đã bước vào mùa thu
của cuộc đời thì trở nên vững vàng, từng trải. Trước những tác động của ngoại
cảnh họ không còn cảm thấy bất ngờ, đột ngột nữa.
- Triết lí về đất nước: Hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi” vững vàng trước bão giông
còn khiến người đọc liên tưởng đến đất nước ta lúc bấy giờ . Dân tộc ta vừa bước
qua hai cuộc kháng chiến trường kì và nay bước vào thời kì xây dựng đất nước.
Trải qua nhiều gian khổ trong chiến tranh, dân tộc ta sẽ vững vàng hơn khi xây
dựng đất nước trong hòa bình.
c. Hợp: Tóm lại, với những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ….để lại nhiều suy ngẫm trong
lòng người đọc.
III. TỔNG KẾT:
1. Nội dung:
Bài thơ miêu tả những chuyến biến của thiên nhiên đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
2. Nghệ thuật:
- Cảm nhận tinh tế
- Nhiều hình ảnh giàu sức biểu cảm

You might also like